Thủy hải sản

Giới thiệu cua Huỳnh Đế

Ngày đăng: 2016-01-18 11:25:56


Giới thiệu sơ lược thông tin về Cua Huỳnh Đế

1. Phân loại cua Huỳnh Đế

– Ngành: Arthropoda
– Lớp: Malacostraca
– Bộ: Decapoda
– Họ: Raninidae
– Giống: Ranina
– Loài:Ranina ranina Linnaeus, 1758
– Tên gọi:
+ Tên Tiếng Anh: Red frog crab
+ Tên Tiếng Việt: Cua huỳnh đế
+ Tên khác: Spanner crab
 
giới thiệu cua huỳnh đế, kỹ thuật nuôi cua huỳnh đế
 

2. Đặc điểm sinh học và phân bố cu cua Huỳnh Đế

a) Đặc điểm sinh học cua Huỳnh Đế

Cua huỳnh đế to bằng bàn tay xòe, mình khum tròn, nhìn giống con bọ khổng lồ hay có con hình dáng như loài rùa, đầu cua hơi chúi xuống, có màu đỏ hồng, mai hình vuông, càng và que ngắn, đầu cua dài và có nhiều râu. Cua Huỳnh đế có những con ở vùng biển nước sâu nặng hơn 1 ký.
 
giới thiệu cua huỳnh đế, kỹ thuật nuôi cua huỳnh đế
 
Cua có bộ áo giáp dày và cứng có màu vàng rực như hoàng bào hay chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao. Thịt cua huỳnh đế thơm ngon, bổ dưỡng, thớ thịt cua săn chắc, trắng muốt nhô và độ đạm cao.
 

b) Phân bố của cua Huỳnh Đế

Cua phân bố nhiều ở vùng biển phía Đông Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cua Huỳnh đế xuất hiện nhiều ở vùng biển sạch, có đáy cát vàng và nguồn nước trong xanh như các vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), Tuy Phong (Bình Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Đây là một loài hải sản có giá trị kinh tế cao và được làm nguyên liệu chế biến thành những món đặc sản.
 

c) Tập tính của cua Huỳnh Đế

Cua Huỳnh đế chỉ rộ nhất vào mùa xuân, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch ở Việt Nam. Thông thường những tháng mùa xuân, biển trở ngọn gió nồm, rất êm nên khuyến khích loại cua sinh sản và đi tìm thức ăn.
 

3. Hiện trạng của cua Huỳnh Đế

 
Cua huỳnh đế là đặc sản từ vùng biển Quảng Ngãi đến Bình Định. Loài cua này trước đây dùng để tiếng cống cho các vị vua ở Việt Nam vì tương truyền họ ăn thấy ngon, tốt cho sức khỏe. Cua huỳnh đế có thể chế biến các món như rang me, rang muối, nướng… nhưng ngon nhất và đơn giản trong chế biến vẫn là món hấp ăn với muối tiêu ớt xanh hoặc luộc lấy thịt phi hành, gia vị rồi nấu cháo. So với các loại hải sản khác, cua Huỳnh đế khẳng định đẳng cấp về chất lượng mà lâu nay được ví ngang với cá tuyết đen, cá hồi đỏ…
 
Về khai thác ở Việt Nam, khoảng cuối đông đến tháng tư năm sau, khi gió xuân về là lúc ngư dân vào mùa đánh bắt cua huỳnh đế. Giã cào, lưới đánh đằm… là những phương tiện đánh bắt cua thường thấy. Ngư dân miền Trung Việt Nam có thể đánh bắt bằng lưới giã cào, nhưng để có được những chú cua với số lượng nhiều, chắc thịt thì phải dùng một dụng cụ gọi là rập. Rập để bẫy cua huỳnh đế có hình dạng như chiếc nón, được gắn mồi tươi ở chính giữa. Mỗi thuyền ra khơi thường trang bị từ 200 – 300 cái rập, khi thả mỗi cái cách nhau chừng 5m. Cua rúc vào đó ăn mồi và sập bẫy trong các rập.
 
 
 
Tag: quy trình kỹ thuật nuôi cua huỳnh đế thương phẩm, cách nuôi cua huỳnh đế, kinh nghiệm nuôi cua huỳnh đế, cơ sơ sản xuất cua huỳnh đế, cơ sở cung cấp giống cua huỳnh đế, cung cấp con giống cua huỳnh đế, mô hình nuôi cua huỳnh đế thương phẩm, kỹ thuât nuôi cua huỳnh đế trong lồng nuôi, cua huỳnh đế đẹp, giá cua huỳnh đế, bán cua huỳnh đế giống, trại sản xuất cua huỳnh đế giống


Theo Kỹ thuật nuôi trồng





TIN TỨC KHÁC :