Thủy hải sản
Hệ thống sục khí tạo oxy cho hồ nuôi thủy sản
Yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn một thiết bị sục khí cho nuôi trồng thuỷ sản là sử dụng được các ứng dụng để phân tán oxy . Oxy phân tán bao gồm cả lưu thông triệt để dưới bề mặt và oxy hoá tạo ra một môi trường đồng nhất nơi mà nhiệt độ và nồng độ oxy thống nhất trong toàn bộ ao.
Giới thiệu hệ thống sục khí tạo oxy cho hồ nuôi thủy sản
Máy sục khí hoạt động dựa trên nguyên lý tạo ra chân không và được điền đầy bằng không khí trên mặt nước thông qua trục quay và cánh quạt dưới một vận tốc 3000 vòng/phút, với bong bóng được khuếch tán vào nước. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy bong bóng từ Máy sục khí phát ra có đường kính nhỏ hơn 2.3 mm, nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phân tán và chuyển giao oxy , các bong bóng này vẫn tồn tại trong nước và có nhiều cơ hội để trở thành oxy hoà tan.
Tính năng kỹ thuật
Do thiết kế rất đơn giản, Máy sục khí được coi là ngành công nghiệp về độ bền, độ tin cậy và độ dẻo dai của nó. Những tính năng của Máy sục khí bao gồm:
Giúp tăng 15-25% lượng oxy trong ao nuôi.
Tiết kiệm năng lượng.
Vận chuyển nhẹ nhàng từ ao này sang ao khác.
Vật liệu chống ăn mòn với nước mặn.
Nước bôi trơn bạc trục- không bôi trơn nhân tạo cần thiết
Không hộp số.
Bề mặt gắn động cơ được bảo đảm không tiếp xúc với nước mặn trong ao.
Cánh quạt được sản xuất với công nghệ tiên tiến để duy trì sự hoạt động lâu dài nhằm tạo oxy tối đa trong ao.
Lồng cản không cho vật nuôi cuốn vào khi cánh quạt đang hoạt động.
Ít bảo trì, dễ dàng lắp đặt.
Dễ dàng điều chỉnh 1 góc độ phù hợp cho ao nông hay sâu.
Công dụng và lợi ích kinh tế của sản phẩm
Khi mật độ thả giống nuôi trở nên cao hơn, sinh khối trong ao cũng tăng lên gây ra mức oxy cần cung cấp là cao hơn . Oxy phân phối cho các lớp dưới cùng của ao, nó tạo ra môi trường nuôi dưỡng và phát triển lành mạnh sẽ dẫn đến kích thước, tỷ lệ sống của vật nuôi tăng lên. Máy sục khí cho phép tăng tối đa sự phân tán tạo điều kiện để Oxy hoà tan đồng đều trong các tầng nước trong toàn ao. Kiểm soát được các chất thải vật nuôi và thức ăn chăn nuôi dư thừa, giữ sạch đáy ao và giảm nguy cơ gây bệnh. Máy sục khí là thiết bị công nghệ tiên tiến nhất trên thị trường hiện nay , có khả năng để đạt được cả hai là trộn và oxy hoá trong một quá trình làm việc.
Máy sục khí có thể được điều chỉnh từ 30 đến 45 độ để tối ưu hoá phân tán oxy và đồng nhất trong ao, phù hợp cho tất cả các loài và độ sâu của mỗi ao.
Quá trình hấp thụ Oxy của nước trong môi trường tự nhiên, vào thời gian ban đêm mức độ
oxy hoà tan thấp hơn đáng kể so với ban ngày (do tăng quang hợp từ ánh sáng mặt trời). Khi sử dụng Máy sục khí bạn hãy yên tâm là không có trường hợp thiếu oxy khẩn cấp nào xảy ra
Lợi ích kinh tế khi dùng Máy sục khí:
Sự cần thiết của oxy trong ao nuôi.
Oxy (O2) Là nguyên liệu cho quá trình oxy hoá tạo năng lượng để cung cấp cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Tham gia vào các phản ứng biến dưỡng và nhiều phản ứng sinh hoá khác.
Là thành phần của các nhom phân tử cấu trúc chính trong các cơ tôm như các chất đạm (protein), chất bột đường (carbohydrate), mỡ (lipid)…
Có trong các hợp chất vô cơ quan trọng cấu tạo nên vỏ tôm.
Máy sục khí cung cấp đầy đủ oxy và toàn diện.
Với Máy sục khí luôn cung cấp đầy đủ Oxy từ 10 - 15% sau 30 phút hoạt động và 20 - 25% sau 80 phút hoạt động so với việc sử dụng các thiết bị sục khí thông thường.
Mức tiêu thụ điện năng thấp nhất.
Ngoài khả năng cung cấp oxy vượt trội, Máy sục khí có khả năng tiết kiệm điện năng từ 40 - 60% trong suốt vụ nuôi.
Bảo trì và thay thế: Chi phí bảo trì cũng như thay thế các linh kiện thấp nhất.
Phân tích hiệu quả khi sử dụng máy sục khí :
Để cấp đầy đủ dưỡng khí cho một ao nuôi nình thường chúng ta chọn máy sục khí bằng cánh quạt với động cơ có công suất 3.7 kw được đặt trên mặt nước và chi phí phải trả xong 1 vụ được ước tính như sau:
Bằng cách thay thế máy Quạt nước chạy bằng cánh quạt chúng ta dùng máy sục khí thì cho thấy hiệu quả tăng nhưng chi phí tiền điện giảm hơn 3 lần (đó là điều cam kết của chúng tôi)
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT :
Kê phao trên mặt phẳn cách mặt đất 1m, tiến hành lắp bulong mặt bích và động cơ, cân chỉnh mở rộng dưới góc (25-45 )
Gắn động cơ vào phao bằng 4 bulong kèm theo, điều chỉnh 30 đối với các ao nông. Nếu muốn oxy chuyển hoá cho các ao sâu hơn thì có thể điều chỉnh cho một góc độ dốc hơn.
Thiết lập các điểm giữ cố định phao
Kiểm tra toàn bộ hệ thống từ bulong , đai ốc, các điểm giữ cố định phao và dây điện phải được định vị chính xác và an toàn.
Bắt đầu di chuyển Máy sục khí đến vị trí chính xác trong ao.
Lắp đặt các vị trí neo giữ phao cố định (ít nhất 3 điểm) trước, sau cùng tiến hành đầu nối cáp điện với động cơ và cấp hộp điện điều
khiển cho động cơ.
Chú ý:
Đầu nối điện phải được người thợ thực hiện, nếu không có thể dẫn đến sự cố động cơ thì sản phẩm không được bảo hành.
Không được chạy động cơ mà cánh quạt để trên mặt nước vì lúc này nước là chất bôi trơn chính cho trục cánh quạt
Các bước phải tiến hành trình tự nếu không có thể xảy ra nguy hiểm chết người và nguy hại đến tài sản.
BẮT ĐẦU
Khi đóng điện Máy sục khí bắt đầu hoạt động, lực đẩy được tạo ra sẽ di chuyển Máy sục khí trong nước.
Khoảng cách di chuyển sẽ phụ thuộc sức căn và độ võng của dây neo phao.
Chú ý: Giữ khoảng cách an toàn khi Máy sục khí bắt đầu và đang hoạt động
KIỂM TRA
Sau khi Máy sục khí được neo giữ cố định, tất cả các mối nối điện, dây điện, các điểm bắt bulong, các điểm giữ phao phải được
kiểm tra kĩ cho lần hoạt động tiếp theo.
Theo Cty Nhập khẩu Phương Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó