Thủy hải sản
Hướng dẫn cách chọn và nuôi cá cảnh theo phong thủy
Để có một bể cá cảnh đẹp và lạ thì đó không phải là một điều đơn giản, nó phụ thuộc và cách bài trí phù hợp của gia chủ. Chúng ta nên đặt bể cá ở nơi mà có ít ánh sáng trực tiếp ví dụ như của mặt trời, bóng điện chiếu vào.Nên đặt bể cá ở phía góc nhà, ngăn giữa các phòng trong nhà, và Không nên đặt ngay ngoài cửa ra vào, sát trần nhà, phong ngủ hay đối diện với bếp.
1. Khi đặt vị tri bể cá chúng ta phải để ý đến đường điện nơi đặt bể cá.
Ngoài việc phải đảm bảo an toàn, nên chuẩn bị ít nhất ba ổ cắm để cung cấp điện cho các thiết bị dùng cho bể với công suất nguồn từ 1000 – 3000W. Đối với bể treo tường hoặc âm tường, đường điện nên để chờ ở trên cùng và được nối với bộ công tắc bên dưới để dễ bật tắt khi cần thiết. Với bể âm tường, độ dày tối thiểu của hốc tường là 0,15m. Cả chiều rộng và chiều cao đều phải đủ khoảng hở để bạn có thể thoải mái thò tay trang trí bể cá hay vệ sinh chăm sóc bể. Với bể treo tường siêu mỏng, yêu cầu an toàn tối thiểu để treo bể là tường 10 (nếu xây bằng gạch đặc) và tường 20 (nếu xây bằng gạch lỗ).
2. Chọn cá theo bể
Chúng ta nên thả các loại cá có cá màu đỏ, hồng, cam vì những màu này thuộc hành hỏa, mộc sinh hỏa sẽ đem lại sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ.Nếu là người kinh doanh, nên thả tám con cá màu đỏ và một con cá màu đen. vì theo phương đông số 8 là may mắn, và cá đen màu đen tượn trưng cho sự an lành vì vậy cũng sẽ đem lại sự hài hòa cho bể cá.Nếu phòng khách rộng thì nuôi các loại cá lớn như Cá Rồng.
Tuyệt đối không được thả các loại cá to, cá ăn mồi và cá dữ trong cùng bể chơi cây thủy sinh hay bể chơi cá hiền, vì có thể sẽ xảy ra cảnh “cá lớn nuốt cá bé”.
3. Nuôi cá cảnh đúng cách
Nhiệt độ thích hợp trong bể cá là từ 25-30 độ. Khi trời lạnh thì bổ sung thêm máy sấy. Máy bơm nên hoạt động suốt 24h/ngày để tạo độ trong và duy trì tốt môi trường sống cho cá. Cứ 7 – 10 ngày thì thay nước một lần. Mỗi lần chỉ nên thay tối đa 1/4 lượng nước trong bể để duy trì môi trường sống ổn định cho cá.thời gian thay nước bẻ cá là từ 7 – 10 ngày tùy vào tình trạng nước bẩn nhanh hay chậm. Mỗi lần chúng ta chỉ nên thay tối đa 1/4 lượng nước trong bể để duy trì môi trường sống ổn định cho cá và giúp cá không bị “ngợp” với nước mới.
khi thay nước, nên hút nước ra nhanh nhưng khi cho nước vào bể thì bạn nên cho càng chậm càng tốt, giúp cá không bị động khi có luồng nước mới vào bể. Vệ sinh bể cá bằng khăn lau. Khi bể bị rêu, bạn cần làm sạch bể tại chỗ, giảm thời gian bật đèn và dùng thuốc diệt rêu đặc trị.
Khi cho cá ăn nên cho cá ăn một lượng thức ăn ít để cá ăn hết trong khoảng 5 phút và chỉ cho ăn 1 lần/ngày, việc này sẽ giúp cho nước bể cá không bị ô nhiễm do thức ăn thừa khi mà cá không ăn hết.
Những loại cá dưới đây tốt cho phong thủy của gia đình bạn
1. Cá chép
Cá chép tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm.
Đại diện cho sự sung túc và giàu sang. Theo truyền thuyết, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm. Dân gian thường ví việc khổ luyện học hành để cuối cùng có kết quả tốt đẹp giống như việc “cá chép vượt vũ môn hóa rồng”. Vì thế, bày tranh hoặc bể cá chép tại bàn học sẽ tốt cho việc học tập.
2. Cá rồng
Cá rồng
Đây là loài cá đặc biệt được ưa chuộng hiện nay trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam bởi kích thước to lớn và ý nhĩa của loài cá này sẽ manh lại sự may mắn, hạnh phúc và phú quý cho gia chủ. Tốt nhất là nuôi chú cá rồng trong bể kính cỡ lớn. Nếu không có điều kiện, thì có thể treo bức tranh cá rồng.
3. Cá chép Nhật (cá koi)
Cá chép nhật được nuôi ngoài ao nhỏ.
Giống cá này được ưa chuộng bởi có màu sắc đẹp và đa dạng: đen, đỏ, trắng…Loại cá này không nuôi trong bể kính mà thường được nuôi trong ao nhỏ kết hợp với tiểu cảnh, có tác dụng thư giãn và mang lại nhiều may mắn cho chủ nhân.
4. Cá La Hán
Cá la hán với đặc điểm có bướu lớn trên đầu
Loại này được người Trung Quốc rất ưa thích. Chúng có nhiều màu sắc. Các màu hồng điểm xuyết đốm màu xanh, đen tựa như các ký tự chữ Hán. Điểm đặc biệt là nó có bướu lớn ở trên đầu tựa như các vị La Hán.
Tag: mua bán cảnh giống, trang trai san xuat ca canh, cung cap ca canh giong, cung cấp cá cảnh giống, huong dan cach chon ca canh theo phong thuy, cách chọn cá cảnh giống
Theo lamsao
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó