Thủy hải sản
Hướng dẫn cách thiết lập bể ương và thiết bị trong trại sản xuất tôm giống
Để sản xuất tôm giống chất lượng và đảm bảo năng suất, việc thiết lập bể ương nuôi và các trang thiết bị là yêu cầu quan trọng hàng đầu giúp hoạt động của trại giống vận hành hữu hiệu.
Thiết lập bể ương
Tùy thuộc vào quy mô, công suất của trại sản xuất tôm giống để có những yêu cầu thiết kế xây dựng và vị trí trại cho phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều loại thiết kế mô hình trại sản xuất tôm giống với nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau như composite, bê tông, gạch… Khi bắt đầu xây dựng trại, người nuôi cũng phải lựa chọn được địa điểm xây dựng phù hợp và đảm bảo được các yêu cầu theo quy định của nhà nước.
Trong đó, yếu tố quan trọng ban đầu được quan tâm là hệ thống cung cấp nước biển. Sử dụng nước biển cho sản xuất giống phải có độ mặn không dưới 28‰ và không bị biến động lớn trong năm. Nguồn nước sạch, không có màu, mùi, vị khác thường. Các chỉ tiêu lý, hóa học khác của nguồn nước phải theo đúng quy định. Hệ thống cung cấp nước biển gồm có ba phần chính là: đưa nước biển từ trại vào, sử dụng các thiết bị lọc nước và bể chứa nước biển đã lọc.
Hiện, một số cơ sở sản xuất tôm giống như Công ty Nam Miền Trung sử dụng tàu chở nước biển xa bờ nhằm hạn chế chi phí sử dụng hóa chất và tránh nguồn nước ô nhiễm, tuy nhiên các trại sản xuất chủ yếu vẫn lấy nước mặn trực tiếp từ biển vào trại sản xuất vì vậy cần chú ý một số vấn đề sau: Vị trí lấy nước phải nằm thấp hơn mực nước ròng thấp nhất, ở độ sâu ít nhất 2 m dưới mặt nước biển tại thời điểm nước ròng và phải cao hơn đáy biển 3 m; Điểm tiếp nhận nước biển được giữ yên tĩnh tại vị trí cố định và được bao che bởi lưới lọc kim loại để ngăn ngừa các động vật, các vật thể xâm nhập. Nước đưa vào phải được lọc kỹ để loại bỏ vật thải, rác… Tùy thuộc vào số lượng và các chất cần loại bỏ mà trại có thể sử dụng các phương pháp lọc khác nhau: lọc bằng túi; lọc bằng bình lọc áp suất; lọc bằng bể… trước khi đưa vào các hệ thống bể ương của cơ sở.
Bể lắng, lọc nước trong trại sản xuất tôm giống - Ảnh: Nam Anh
Trong trại sản xuất tôm giống, ngoài khu nhà làm việc, phòng thí nghiệm, phòng máy, kho thì trại cần có nhiều bể được sử dụng cho các mục đích khác nhau phục vụ cho sản xuất giống: bể lắng; bể xử lý, cấp nước; bể nuôi tôm bố mẹ; bể cho đẻ; bể nuôi tảo; bể ấp trứng; bể nuôi ấu trùng; bể nuôi Artemia và bể ương tôm. Yêu cầu chung đối với các loại bể trên là đáy bể phải thấp về phía thoát nước, đáy và xung quanh thành bể cần được láng nhẵn.
Bể lắng, lọc nước: Hai loại bể này nên có thể tích lớn và được đặt ở vị trí cao giúp cho việc chứa nước và dẫn nước đến các bể nuôi khác được thuận tiện. Bể lắng cần được xây dựng gần bể lọc, kề sát và liên tục với bể xử lý nước. Bể phải có mái che, có dạng hình khối vuông hoặc chữ nhật. Bể phải có dung tích cần thiết để chứa được lượng nước cung cấp cho hoạt động của trại nuôi.
Bể nuôi tôm bố mẹ: Phải được đặt trong nhà để tránh ánh nắng trực tiếp, có cửa sổ được bố trí thích hợp để phân bố ánh sáng đều, tránh mưa ảnh hưởng đến tôm. Bể có dạng hình tròn để tạo dòng nước chuyển động liên tục quanh bể và nhằm hạn chế tôm bị tổn thương trong quá trình dùng vợt để kiểm tra. Chiều cao của bể thường 1 - 1,2 m; nền phải được láng xi măng, dễ thoát nước và vệ sinh, khử trùng; bể phải có dung tích phù hợp với số lượng tôm cho đẻ. Trong mỗi bể đều lắp đặt các ống thoát nước để kiểm soát mực nước trong bể.
Bể ấp trứng và nuôi ấu trùng tôm: Phải đặt trong nhà. Đối với bể ấp trứng cần được che kín ánh sáng đến khi trứng nở và thường có hình tròn hoặc hình vuông; bể nuôi ấu trùng cần tránh ánh sáng mạnh gây hại đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng, đặc biệt là trong giai đoạn Nauplius, protozoa. Thông thường, bể nuôi ấu trùng có số lượng 2 - 4 bể, dung tích khoảng 5 m3/bể, mỗi bể có một ống thoát nước để kiểm soát mực nước và dễ dàng trong thu hoạch ấu trùng.
Bể nuôi tảo: Phải đảm bảo vệ sinh và vô trùng, tránh tạp nhiễm ảnh hưởng đến chất lượng của tảo. Nhà lưu giữ giống tảo được trang bị điều hòa nhiệt độ, đèn neon, thiết bị sục khí. Bể nuôi được đặt ngoài trời và có lắp đặt máy sục khí; trại sản xuất thường có 3 - 4 bể nuôi tảo, có kích thước 1,5x1,5x1,4 m.
Bể nuôi Artemia: Phải được bao che; nhà bao che có cửa sổ được bố trí hợp lý để phân bố ánh sáng đều; chiều cao bể thường 1,1 - 1,2 m; bể có dạng hình nón, phần đáy trong suốt, để khi Artemia nở có thể tách ra khỏi vỏ; bể có thể tích 0,2 - 1 m3; Nền nhà chứa bể ương ấu trùng Artemia phải được láng bằng xi măng, dễ thoát nước, dễ vệ sinh và khử trùng.
Bể ương tôm: Đặt ngoài trời dựa theo ánh sáng tự nhiên để tôm phát triển, tuy nhiên bề mặt phải được phủ lưới và che chắn cẩn thận để tránh các tác nhân gây hại cho tôm. Bể có độ sâu khoảng 0,6 - 1 m, diện tích phụ thuộc vào lượng tôm ương trong bể.
Bể xử lý nước thải: Xây ngầm và thiết kế theo nguyên tắc lưu lượng nước thoát nhanh, không bị ứ đọng trong quá trình sản xuất và cách xa khu sản xuất ít nhất 15 m; trước khi thải nước trực tiếp ra môi trường ngoài, nước được lắng cặn và khử trùng, phải có dung tích không nhỏ hơn 25% tổng dung tích của các loại bể nuôi tôm bố mẹ và ương ấu trùng (thường có dung tích 5x3x1,2 m). Xử lý nước thải phải đảm bảo thu gom được nước từ mọi nguồn cần thải và không gây ô nhiễm cho sản xuất. Nước thải phải được xử lý đúng theo yêu cầu quy định.
Thiết bị trong trại
Để hoạt động của trại sản xuất tôm giống được hiệu quả và đảm bảo, cơ sở cần phải được trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ gồm: máy bơm nước có công suất 15 - 20 m3/h hoặc 2 - 3 m3/h; ống dẫn nước; van các loại; hệ thống điện hoàn chỉnh, máy phát điện dự phòng công suất 3 kW/h; máy thổi khí hoặc nén khí 0,5 - 1 HP, ống dẫn khí; lưới các loại đủ kích cỡ mắt lưới 10 - 20, 125, 220, 300, 500 µm; máy rửa bể; máy xay làm thức ăn cho ấu trùng; các dụng cụ đo lường, điều tiết môi trường như máy đo lường khí, máy đó độ chua của nước, máy đo độ mặn, pH, nhiệt kế, kính hiển vi, các dụng cụ đo nitrat, Chlorine, độ cứng của nước…; các dụng cụ khác như cân, bình ôxy, thau, xô, ca, ly thủy tinh, ống PVC…
Cần lưu ý, trang thiết bị, dụng cụ sử dụng cho cơ sở sản xuất tôm giống phải được chế tạo bằng vật liệu không rỉ sét, không gây độc hại, dễ vệ sinh và khử trùng. Dụng cụ chuyên dùng phải được sử dụng riêng cho từng mục đích sử dụng, từng loại bể và từng khu nhà sản xuất.
Yếu tố tôm giống có vai trò quan trọng mang lại thành công cho mỗi vụ nuôi, để có được nguồn giống chất lượng, khâu chuẩn bị cho việc thả giống hết sức cần thiết và cần được đầu tư đồng bộ. |
Theo Hoàng Yến / Thủy Sản Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó