Thủy hải sản
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi Ốc lác Pila polita
Ốc lác có tên khoa học là Pila polita, tùy theo từng địa phương mà ốc lác còn được gọi là ốc nhồi, ốc đồng, ốc bươu đen. Trước đây, trong tự nhiên ốc lác rất nhiều, cứ sau mùa nước người dân thu gom ốc mỗi khi rút nước để sạ lúa. Nhưng từ khi xuất hiện ốc bươu vàng thì lượng ốc lác còn sống trong môi trường tự nhiên rất ít do bị cạnh tranh. Để chủ động về nguồn giống và cung cấp cho thị trường, nhiều người dân đã chủ động nuôi ốc lác, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mấy năm vừa qua, anh Năm Chia ở TP. Cần Thơ nuôi ốc lác trong mùa lũ đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trên 3 công ruộng (3.000 m2) anh thường bắt đầu nuôi vào tháng 7 khi mực nước trên sông bắt đầu dâng cao. Sau mùa lũ anh thu được 1.200 - 1.300 kg ốc, bán với giá 13.000 - 15.000 đ/kg. Trừ chi phí anh còn lãi khoảng 15 triệu đồng.
I. Hình thái và tập tính của Ốc lác Pila polita :
- Ốc lác là loài ốc cỡ lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hay nâu đen, mặt trong hơi tím. Số vòng xoắn 5,5 - 6, các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắn nông. Lỗ miệng vỏ hẹp dài, tháp ốc vuốt nhọn, dài vỏ bóng. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm tới 5/6 chiều cao vỏ. Các vòng xoắn trên nhỏ, vuốt nhọn dài. Lỗ miệng vỏ hẹp, dài, chiều rộng bằng nửa chiều cao. Vành miệng sắc, không lộn trái, lớp sứ bờ trụ dày. Lỗ rốn dạng rãnh hẹp dài. Nắp miệng dài, tâm ở khoảng giữa, gần cạnh trong. Vỏ ốc có lớp canxi ở phía trong và lớp vỏ sừng màu xanh đen hay ánh vàng ở phía ngoài.
- Trong ao nuôi, ốc thường nổi lên mặt nước để thở, khi có tiếng động liền thu mình lại vào vỏ và lặn xuống sâu. Mùa nóng hay mùa lạnh, ốc hay nổi lên mặt nước, ốc lác vừa có mang vừa có phổi nên chịu được khô, buổi sáng ốc thường ở gần bờ ao, ruộng, trưa rút xuống sâu và ra xa bờ hơn.
- Ốc lác là loài ăn tạp, có phổ thức ăn đa dạng, chúng ăn lá của thực vật bậc cao, rêu bám trên đá, thực vật phù du, và cả mùn bã hữu cơ, phân trâu, bò. Ngoài ra, ốc lác còn ăn cả những thức ăn nhân tạo như bột cám gạo, bột đậu tương, bột ngô,…
II. Kỹ thuật nuôi ốc lác:
- Ở ĐBSCL, nuôi ốc lác thích hợp nhất là vào mùa lũ, vì vào mùa này chất lượng nước rất tốt, phù sa nhiều, nguồn thức ăn tự nhiên cho ốc rất phong phú.
1. Chuẩn bị ao nuôi Ốc lác Pila polita :
- Ốc lác có thể nuôi trong ruộng, trong ao hay ở mương, mực nước sâu từ 0,8 - 1 m. Tốt nhất là nuôi trong ruộng có bờ bao cao hơn đỉnh lũ khoảng 0,5 m. Có điều kiện có thể nuôi ốc chung với các loài cá vì chúng không cạnh tranh thức ăn của nhau. Ruộng hoặc ao nuôi cần trồng thêm các loài thực vật thủy sinh như rau nhút, bông súng, rong để tăng độ mát và độ bám của ốc trong môi trường nước.
- Nước nuôi cần phải sạch, không bị nhiễm độc nông dược, giàu chất hữu cơ, nước có lưu thông nhẹ càng tốt. Trường hợp ruộng nuôi không có bờ cao thì dùng lưới cước bao quanh.
2. Hướng dẫn cách nuôi Ốc lác Pila polita :
- Trước khi thả ốc cần bón phân chuồng với lượng 2kg/m2, bón xong đợi đến khi có bọt nước nổi lên mới thả ốc giống. Mật độ thả 100 - 120 con/m2, ốc cỡ lớn hơn thả 80 con/m2.
- Hàng ngày cho ốc ăn cám gạo, bắp, khoai, rau xanh, thịt hến, cá, khi cho ăn nên rắc đều trên phần nông của ao. Có thể cho ốc ăn thức ăn hỗn hợp như bột bắp, cám gạo nấu với bột cá. Lượng thức ăn hàng ngày bằng 10% trọng lượng ốc dưới ao. Cho ăn mỗi ngày 1 lần vào giờ nhất định. ốc lớn, tăng dần lượng thức ăn.
- Có thể đặt sàn ăn ở nơi ốc tập trung nhiều nhằm theo dõi khả năng ăn của ốc để điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Khi nước lớn có nhiều thức ăn tự nhiên thì giảm bớt lượng thức ăn hàng ngày.
3. Phương pháp nhân giống Ốc lác Pila polita :
- Cho ốc đẻ ở ao đất, đáy có bùn mềm, nhiều mùn hữu cơ, mực nước trung bình 0,5m và tốt nhất là nước có dòng chảy nhẹ. Ao được bón lót bằng phân chuồng, phân gà, phân trâu, bò trộn lẫn với rơm rạ băm nhỏ (tỷ lệ 1/3). Bón phân cho ao nuôi trước khi thả ốc bố mẹ 3 ngày. Mật độ thả 15 - 20 con/m2 ao, tỷ lệ ốc đực - cái 1/1. Nên thả ốc vào ao trước mùa sinh sản của ốc. Sau 10 - 15 ngày kể từ ngày thả ốc bố mẹ, có thể bắt ốc con để nuôi riêng.
- Ốc giống có thể bắt ngoài tự nhiên về nuôi, bắt ốc nhẹ nhàng, tránh ốc bể vỏ, chết.
4. Thu hoạch Ốc lác Pila polita :
- Theo dõi tốc độlớn của ốc để thu hoạch sau khi nuôi vài tháng, khi ốc đạt kích cỡ 3 - 4 cm. Thu ốc lớn để lại ốc nhỏ nuôi tiếp trong mùa nước. Vào cuối mùa nước, thu toàn bộ; chọn ốc bố mẹ để nuôi năm sau.
- Nơi có nhiều phù sa bồi lắng nên thu hoạch vào mùa khô, thời điểm này là lúc ốc có chất lượng tốt nhất.
Theo KS.Phương Thanh (Trại cá giống Trà Nóc)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó