Thủy hải sản
Hướng dẫn kỹ thuật ương cá Dĩa
Cá Dĩa được xem là một trong những loài cá cảnh tương đối khó nuôi, dễ bệnh cũng như kỹ thuật ương và nuôi dưỡng nhân tạo. Do đó cá Dĩa được xem là loài cá “cưng” và nhiều đòi hỏi đặc biệt trong việc ương cá Dĩa tách mẹ.
Cơ sở cung cấp cá đĩa
– Bước 1: Đặt vào bể cá bố mẹ 1 thanh PVC dầy 1,5 – 2” dài 14 – 16” để chúng đẻ trứng lên đó. Độ pH phải dưới 7 và nước trong suốt quá trình sinh sản này là nước mềm. Nó giúp cho trứng bám thật chắc.
- Bước 2: Chắc chắn rằng trứng phải được con đực thụ tinh, nếu không thì mọi nỗ lực đều vô hiệu.
- Bước 3: Đợi thêm 2 giờ sau khi cá kết thúc đẻ trứng.
- Bước 4: Dùng 1 bình thủy tinh khoảng 1 gallon (1gallon ≅ 3,8 lit), đổ đầy nước lấy từ bể có cá bố mẹ. Đặt thanh PVC có trứng vào trong bình (làm thật nhanh và nhẹ nhàng).
- Bước 5: Đặt bình thủy tinh này vào 1 bể nhỏ với dung tích khoảng 5 gallon được đổ đầy nước và có nhiệt độ là 29 độ C (yêu cầu cây sưởi khoảng 50W). Ngoài ra, lấy một cái hydrosponge (cá nhân tôi thì dùng máy lọc có gắn đầu mút) đặt vào bể và bật lên. Nó giúp cho bình được giữ ấm và nước trong bể chuyển động. Tôi luôn dùng máy lọc để làm cho nước trong cái bể 5 gallon kia chuyển động.
- Bước 6: Đặt cục sủi khí vào trong bình, vặn ở mức vừa phải để tạo luồng nước nhẹ nhàng trong bình (đừng vặn to quá kẻo bị bung trứng).
- Bước 7: Nhỏ vào 3 giọt methyl xanh, người khác thì khuyên nên cho nhiều hơn, nhưng tôi tin rằng nếu cho thêm sẽ làm cháy trứng mất (ung trứng), 3 giọt là quá đủ và cho phép bạn quan sát được trứng.
- Bước 8: Hãy chờ đợi. Chúng sẽ bắt đầu nở ra (nếu trứng đã được thụ tinh và các thông số của nước đạt yêu cầu) trong vòng 2 ngày (khoảng như vậy).
- Bước 9: Tiếp tục chờ, chúng sẽ bắt đầu bơi tự do trong khoảng 2 – 3 ngày (nhiều lắm là 3 ngày). Trong thời kỳ này chúng sẽ bu lại thành một bầy tụ lại 1 góc ở đáy bình và khi chúng đã khỏe và đã sẵn sàng thì sẽ tự tách ra.
- Bước 10: Ngay khi thấy chúng đã bơi tự do được rồi, hãy cho chúng ăn bữa đầu tiên. Dùng a.p.r. (a. p.r. là viết tắt của Artificial Plankton and Rotifers: các loài sinh vật phù du được cho nở nhân tạo) để cho ăn . Cho vào một lượng thức ăn có kích thước chỉ khoảng bằng gờ xoắn của cái ốc vít đồng hồ đeo tay của bạn.
- Bước 11: Khoảng 4 giờ sau, lấy bình ra khỏi bể 5 gals và đặt một cái khay nhựa (hộp nhựa) nhỏ cho nó nổi lơ lửng trong cái bể 5 gallon đó. Đặt cục sủi khí vào cái khay (nhưng trước tiên phải tắt nó đi đã). Lấy cái Baster để di chuyển cá bột sang cái khay nhỏ đó. Đổ gần đầy khay với nước lấy từ bình khoảng 75% và từ bể 5 gallon là 25% . Bật cục sủi nhỏ ở mức li ti ..li ti … đủ để giữ bề mặt của nước trong khay “vỡ nhẹ” ra. Giữ cho cả bể và khay được kín đáo để tránh bị lạnh/ bốc hơi…
- Bước 12: Cho vào một lượng nhỏ thức ăn giống như trên.
- Bước 13: Khoảng 4 giờ sau đó, dùng cái Baster để thay 50% nước . Tôi đổ nước từ Baster vào một cái khay nhỏ khác để đề phòng trường hợp hút phải một vài con cá bột (vì thế tôi không đổ mất chúng ra ngoài). Thay thế nước ở khay bằng nước ở bể (nước trong bể phải có cùng nhiệt độ như nước ở khay). Cho chúng ăn một lượng nhỏ thức ăn giống như trên.
- Bước 14: Từ 4 – 6 tiếng sau, thay 90% nước và thay đổi giống như cách thức ở trên. Cần lưu ý: dần dân nước trong bể 5 gallon bắt đầu thấp dần xuống. Tuyệt đối “không được” đổ thêm nước vào bể 5 gallon cho đến khi nước trong khay đã được thay ra và đổ đầy lại. Nếu bạn đổ nước vào bể 5 gallon trước khi đổ nước vào khay, nhiệt độ sẽ không còn chính xác giống như cũ và khi bạn đổ nước đầy khay rồi sau đó bạn sẽ thấy rằng lũ cá con của bạn bị sốc…chúng sẽ không thể phục hồi.
- Bước 15: Lặp lại việc thay 90% nước và cho ăn cứ đều đặn 4 – 6 tiếng một lần. (8 tiếng là nhiều nhất vì bạn có thể ngủ, trước đây đã có lần tôi để đến 10 tiếng, nhưng không khuyến khích điều này trừ phi bạn gặp phải trường hợp bất khả kháng).
- Bước 16: Sau khi chúng có thể bơi tự do được hơn 2 ngày, cho vào một lượng rất nhỏ (rất rất ít) ấu trùng tôm “vừa mới nở (b.b.s viết tắt của Baby Brine Shrimp: ấu trùng tôm) để cho ăn trong tất cả các lần ăn. Không nên dừng cho ăn a.p.r. tại thời điểm này. Tiếp tục thực hiện bước 15. A.p.r. giúp cho màu xám của cá căng lên, b.b.s. giúp cho màu hồng của cá căng lên.
- Bước 17: Tiếp tục cho ăn a.p.r. và b.b.s. trong vòng một tuần. Tất cả bụng cá sẽ là màu hồng vào cuối tuần.
- Bước 18: Khi tất cả bụng cá có màu hồng rồi thì không cho chúng ăn a.p.r. nữa và vẫn tiếp tục cho ăn b.b.s. Tiếp tục thực hiện lại bước 15.
- Bước 19: Một tuần sau đó bạn sẽ có nhiều cá bột với kích thước như cá thần tiên loại nhỏ. Hãy thả chúng vào bể 5gallon và cho chúng ăn ở đó từ giờ trở đi. Cần giữ bể sạch sẽ và chú ý sự thay đổi nhiệt độ của nước. Thay nước mỗi ngày một lần thì rất tốt.
Theo Hỗ trợ nông nghiệp
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó