Thủy hải sản
Kỹ thuật khai thác ghẹ bằng lồng bẫy
Nghề khai thác ghẹ bằng lồng bẫy đã hình thành, phát triển hàng chục năm nay, mang lại thu nhập khá cho ngư dân. Đây là nghề khai thác có chọn lọc, không gây tổn hại đến môi trường và nguồn lợi thủy sản.
Hướng dẫn kỹ thuật thiết kế lồng
Lồng bẫy ghẹ được thiết kế có nhiều hình dạng khác nhau: hình trụ, hình tròn và hình elip. Khung được làm bằng sắt, tre hoặc mây và bên ngoài được bao bởi lưới PE hoặc sợi inox. Hình dạng hom lồng và số cửa hom được bố trí tùy theo từng kiểu lồng.
Lồng bẫy hình trụ: Có đường kính 550 - 600 mm, chiều cao 200 - 250 mm, khung làm bằng thép tròn, đường kính 4 - 8 mm, bên ngoài bọc một lớp nhựa. Mặt trên và mặt dưới hình tròn, thành lồng có 6 thanh, chia lồng thành 6 khoảng bằng nhau, xung quanh lồng được bọc lưới hoặc sợi đan inox. Lồng được bố trí 3 cửa hom ở thành lồng. Trong lồng có hộp đựng mồi và được treo tại sợi dây nối từ 2 thanh nằm ngang của mặt trên và mặt dưới. Khi khai thác các lồng được liên kết với nhau bằng một sợi dây chính, khoảng cách mỗi lồng 20 - 25 m.
Lồng bẫy hình hộp chữ nhật: Khung chính được làm bằng sắt, đường kính 3 mm, khung xung quanh được làm bằng sắt, đường kính 2 mm. Lồng có chiều cao 250 mm, dài 500 mm, rộng 400 mm. Lồng được thiết kế 1 cửa hom. Hom được làm bằng lưới, hình phễu. Trên mặt lồng có cửa đẩy để lấy sản phẩm và có thể mở ra đóng vào.
Có thể thiết kế lồng bẫy bằng sắt có đường kính 3 mm, chiều dài 550 mm, cao 200 mm, mở ra và gập vào dễ dàng, cấu tạo 2 cửa hom, toàn bộ lồng được bao bởi lưới PE.
Lồng bẫy hình trụ, elip: Lồng bẫy gồm khung, các hom, cửa bẫy ghẹ và túi đựng mồi. Khung được làm từ vòng sắt bọc nhựa, đường kính 4 mm và 3 thanh nhựa bọc lưới PE. Hai thanh phía dưới liên kết cố định với 2 vòng sắt, thanh trên chỉ liên kết một đầu còn đầu kia có thể mở ra lắp vào giúp cho việc sếp lồng thuận lợi. Mỗi lồng gồm có 3 hom, hom chính ở đầu trên của lồng và 2 hom cửa phụ ở thành lồng. Cửa lấy ghẹ là phần bọc lồng được kéo dài có dây buộc.
Ngoài ra, lồng bẫy ghẹ còn được thiết kế hình dạng nửa elip, hình cầu. Khung được làm bằng sắt, đường kính 3 mm, bên ngoài bọc lưới PE.
Trang bị và kỹ thuật khai thác
Tàu thuyền sử dụng để khai thác nghề lồng bẫy ghẹ có công suất 33 - 300 CV. Sử dụng máy tời để thu dây giềng chính. Số lượng người phụ thuộc vào số lượng người trên tàu và cỡ tàu, thường 200 - 1.000 chiếc. Mồi dùng để đánh bắt ghẹ là các loại cám có mùi thơm, cá nhỏ và được bỏ vào trong hộp.
Phương pháp khai thác: Lồng được chở ra ngư trường, chuẩn bị hộp mồi để bỏ vào lồng, sau đó xếp lồng vào vị trí thao tác.
Thả lồng: Quá trình thả lồng được tiến hành từ lúc chuẩn bị lồng đến khi thả hết lồng xuống nước. Trong khi thả, đồng thời liên kết các lồng với dây giềng chính, lồng được thả tuần tự cho đến hết. Số người thao tác trên tàu thường là 7 người, hoạt động thao tác như sau: Người thứ 1, 2: chuẩn bị lồng và đặt lồng trên băng chuyền. Người thứ 3, chuyển lồng đến vị trí người số 4, người này xếp dây liên kết vào để người thứ 5 đẩy lồng xuống nước theo máng trượt. Người tiếp theo chuẩn bị dây đầu khuyết cho người còn lại, người này liên kết móc kẹp vào vòng khuyết của dây giềng chính.
Thu lồng: Quá trình thu lồng sử dụng tời kéo dây giềng chính. Trong quá trình thu lồng lấy ghẹ đồng thời thay mồi để chuẩn bị mẻ sau. Khi đó, 1 người điều chỉnh ròng rọc hướng vào và tháp dây kẹp lồng, một người tháo dây rút giềng và ghỡ ghẹ, 2 người lấy hộp mồi cũ thay cho hộp mồi mới. Người tiếp theo thắt dây rút miệng và móc vào thành lồng. Những người còn lại xếp lồng theo thứ tự trên boong thao tác, đứng tời giây giềng chính, xếp đầu khuyết vào cọc sắt.
Ghẹ sau khi được lấy ra khỏi lồng, buộc ghẹ nhanh, thả vào thùng nhựa bảo quản tạm thời để phân loại ghẹ sau đó đưa ghẹ vào hầm thông thủy bảo quản chính thức.
Khắc phục sự cố thường gặp khi khai thác ghẹ bằng lồng bẫy
Dây phao cờ bị quấn vào chân vịt: Khi sự cố xảy ra, thuyền trưởng phải dừng tàu, các thủy thủ gỡ dây phao cờ ra khỏi chân vịt tàu. Để khắc phục tình trạng này, khi thu phao cờ các thủy thủ phải phối hợp chặt chẽ với nhau; thuyền trưởng điều động tàu di chuyển chậm đến bên trái của phao cờ; thủy thủ làm nhiệm vụ thu phao cờ phải chính xác trong thao tác ném móc để thu phao cờ.
Lồng bị quấn với nhau khi thả: Khi gặp sự cố này, thuyền trưởng nhanh chóng dừng tàu và thủy thủ làm nhiệm vụ thả lồng phải buông dây chính để các lồng bị quấn với nhau tự rơi xuống biển, nhanh chóng gỡ các lồng còn bị quấn trên boong (nếu vẫn còn) và tiếp tục thả lồng. Các lồng còn bị quấn sẽ được gỡ trong quá trình thu lồng. Để khắc phục tình trạng này, các thủy thủ làm nhiệm vụ thả lồng phải luôn tập trung trong thao tác lấy lồng ra khỏi vị trị để thả, lấy lồng theo đúng thứ tự đã được sắp xếp.
Thủy Sản Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó