Thủy hải sản
Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI CÁ NUÔI PHỔ BIẾN
1. Cá trắm cỏ
Kĩ thuật nuôi cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ thích sống trong môi trường nước sạch, sống chủ yếu ở tầng giữa và tầng nước dưới trong ao. Có thể sống được trong môi trường nước lợ độ mặn đến 9‰.
Cá trưởng thành ăn thức ăn chủ yếu là thực vật, gồm các loại: Cỏ các loại ở trên cạn và dưới nước, rong. Các loại lá cây như: lá chuối, lá sắn, lá ngô…
Ngoài ra cá có thể ăn các loại thức ăn tinh như: Các loại bột như: bột sắn, bột ngô, bột cám… Các loại hạt, củ, lúa, ngô, khoai, sắn và thức ăn viên tổng hợp.
Cá có kích cỡ từ 2 - 3cm trở lên có thể ăn bèo tấm, bèo cám. Cá từ 8 - 10cm trở lên có thể ăn rong cỏ trực tiếp.
Cá trắm cỏ có khả năng tăng trọng khá nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1,5 - 2kg/con. Cá trắm cỏ không đẻ tự nhiên trong ao mà chỉ đẻ trong điều kiện nhân tạo. Cá trắm cỏ thường được chọn làm đối tượng nuôi chính.
2. Cá chép
Kỹ thuật cho cá chép đẻ tự nhiên trong ao
Kỹ thuật nuôi thịt cá chép
Giống cá chép V1
Kỹ thuật nuôi cá chép năng suất cao
Cá chép thích sống ở tầng đáy và tầng giữa. thức ăn chính là các loài động vật đáy gồm: các loại giun, các loại ốc, giáp xác, côn trùng…
Cá chép còn ăn thức ăn tinh như: bột sắn, bột ngô, cám, thóc, ngô,…và thức ăn tổng hợp. Cá chép tăng trọng tương đối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1kg/con. Cá chép vẫn thường được sử dụng để làm đối tượng nuôi ghép với cá khác ở trong ao.
3. Cá mè trắng
Hồ nuôi Cá mè vinh thương phẩm cần hệ thống quạt oxy như thế nào
Cá mè trắng thích sống ở vùng nước tĩnh, cá sống chủ yếu ở tầng mặt và tầng giữa. Thức ăn của cá mè trắng là sinh vật phù du mà thực vật phù du là chủ yếu (chiếm 60 - 70%). Cá mè trắng có khả năng tăng trọng tương đối nhanh, nuôi 1 năm có thể đạt 1 - 1,5kg/con.
Cá mè trắng không sinh sản tự nhiên trong ao nuôi mà phải cho đẻ nhân tạo để lấy giống.
4. Cá mè hoa
Cá mè hoa thích sống ở tầng nước mặt và tầng giữa. thức ăn là sinh vật phù du nhưng ngược lại với cá mè trắng, cá mè hoa ăn chủ yếu là động vật phù du (chiếm 60 - 70%).
Khả năng tăng trọng của cá mè hoa nhanh hơn cá mè trắng, nuôi trong ao 1 năm tuổi có thể đạt 1 - 2kg/con nếu thức ăn đầy đủ. Cá không sinh sản tự nhiên trong ao nuôi mà chỉ sinh sản nhân tạo.
Do phổ thức ăn của cá mè hoa hẹp nên không sử dụng làm đối tượng nuôi chính mà chỉ ghép với các loại cá khác.
5. Cá rô phi
Môi trường sống của cá rô phi
Kỹ thuật nuôi cá rô phi năng suất cao
Nuôi Ghép Cá Rô Phi Với Các Loài Cá Khác?
Các Loại Giống Cá Rô Phi Nuôi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nuôi Cá Rô Phi Nào Tốt Hơn?
Kỹ thuật nuôi ghép cá Rô phi với tôm chân trắng Nam Mỹ
Những Đặc Điểm Sinh Sản Của Cá Rô Phi Vằn
Nghiên cứu các bệnh nguy hiểm thường gặp ở cá Rô phi nuôi thâm canh
Phát hiện và phòng trị một số bệnh trên cá rô phi thương phẩm
Ứng dụng công nghệ biofloc trong nuôi thâm canh cá rô phi thương phẩm
Cá rô phi là loại cá dễ nuôi và phổ biến, cá sống được trong môi trường nước ngọt và nước mặn.
Cá rô phi là loài cá ăn tạp, thức ăn của chúng là thực vật, mùn bã hữu cơ, sinh vật phù du, côn trùng… Cá còn ăn thức ăn tinh như: các loại bột, thức ăn viên…
Khả năng sinh sản: cá rô phi rất mắn đẻ, nuôi trong ao cá đẻ tự nhiên nhiều lần trong năm, ảnh hưởng đến quy cỡ thương phẩm. Cá rô phi nuôi 1 năm có thể đạt 1kg/con. Nhưng do mắn đẻ, giao phối gần dần dần giống bị thoái hóa nên chậm lớn.
Cá rô phi có thể sử dụng làm đối tượng nuôi chính và có khả năng thâm canh với năng suất cao.
6. Cá chim trắng
Kỹ thuật nuôi cá Chim trắng nước ngọt
Cá chim trắng thích hợp trong môi trường nước ngọt nhưng chúng có thể sống bình thường ở độ mặn từ 5 - 10%0.
Cá chim trắng sống ở tầng giữa và tầng đáy, cá thường bơi thành từng đàn trong ao. Cá chim trắng ăn tạp, phổ thức ăn rất rộng. Thức ăn của cá là thực vật các loại, hạt ngũ cốc, mùn bã hữu cơ, động vật các loại như: giun, ốc, hến, cá tạp… và thức ăn viên. Cá nuôi 6 - 7 tháng có thể đạt trọng lượng 1,5 - 2kg/con. Cá chim trắng có thể sinh sản tự nhiên trong ao được.
Cá chim trắng có thể sử dụng làm đối tượng nuôi đơn hoặc nuôi ghép ở trong ao (nếu nuôi ghép không được quá 20%).
7. Cá trê
Kỹ Thuật Nuôi Cá Trê Lai
Kỹ thuật nuôi cá trê trong ao đất
Cá trê sống ở tầng đáy, lúc còn nhỏ ăn động vật phù du, lúc lớn ăn các loại giun, côn trung, tôm cá tạp, xác bã động vật thối rữa và các chất bột ngũ cốc.
Cá trê sống được trong môi trường khắc nghiệt, nước bẩn, thiếu oxy, pH thấp (môi trường xấu mà các loài cá khác không sống được). Cá nuôi trong ao nếu chất lượng giống tốt và chăm sóc tốt thì có thể tăng trưởng 100 – 150g/con/tháng.
PHẦN II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ AO NƯỚC TĨNH
1. Tiêu chuẩn ao nuôi cá nước tĩnh
Ao nuôi cá nên có diện tích từ 100m2 trở lên, nên làm theo hình chữ nhật hoặc hình vuông, độ sâu tốt nhất từ 1 - 1,5 m nước, ao có 1 lớp mùn dày từ 15 - 25 cm. Mặt ao phải thoáng, bờ ao không bị rò rỉ và cao hơn mực nước từ 0,4 - 0,5 m, có cống cấp nước và tháo nước thuận tiện, gần nguồn nước sạch để có thể chủ động cấp và thay được nước, có đăng cống chắc chắn để giữ nước và phòng cá đi.
Với những ao hồ nằm ở vị trí có khả năng bị ngập lụt thì cần tính toán thời gian thả nuôi để tránh lụt.
Nên chọn ao nuôi ở những vùng đất đáy ao là đất thịt, thịt pha sét hoặc bùn cát, không bị chua phèn hay nhiễm mặn.
2. Dọn ao nuôi cá nước tĩnh
- Nếu là ao cũ thì tát hoặc tháo cạn, dọn sạch cỏ, tu sữa bờ, đăng cống, vét bùn bớt bùn đáy nếu lượng bùn quá nhiều (chỉ để lại 10 - 15 cm). Sau đó phơi nắng từ 5 - 7 ngày.
- Nếu là ao mới đào thì cần tháo rửa đáy ao bằng cách cho nước vào ngập ao, ngâm từ 1 - 2 ngày rồi tháo nước ra, làm như vậy từ 3 - 4 lần.
Bón vôi khắp đáy ao để diệt cá tạp và các mầm bệnh bằng cách rải đều từ 7 - 10 kg/100m2 đáy ao. Mục đích của việc bón vôi là giảm độ chua phèn của ao nuôi, giữ cho độ pH trong ao được ổn định. Ngoài ra vôi còn có khả năng diệt trừ cá dữ, địch hại, mầm bệnh. Nên bón vôi vào những ngày nắng để tăng hiệu quả của vôi. Vôi cần được rải đều trong ao và nên tập trung vào những vùng nước đọng có mạch nước rỉ màu nâu đỏ nhiều hơn. Có thể bón vôi quanh bờ ao để hạn chế phèn rỉ xuống ao nuôi.
Sau khi tẩy vôi 3 ngày, bón lót bằng cách rải đều khắp ao từ 20 - 30 kg phân chuồng đã ủ hoai và 50 kg lá xanh cho 100m2 đáy ao. Lá xanh cần bó thành từng bó nhỏ 5 - 7 kg dìm ở góc ao. Lấy nước vào ao ngập 0,3 - 0,4 m, ngâm 5 - 7 ngày, vớt hết bã xác phân xanh, lấy nước tiếp vào ao đạt độ sâu 1 - 1,5m. Nước lấy vào ao cần phải lọc bằng đăng hoặc lưới để đề phòng cá dữ, cá tạp xâm nhập. Sau 3 - 4 ngày quan sát thấy nước có màu xanh lục hay nâu vàng là được.
Nếu nước chưa lên màu có thể bổ sung thêm phân vô cơ gồm các loại: urê, lân, NPK. Có thể bón urê : lân với tỷ lệ 2 : 1, hoặc NPK, liều lượng bón khoảng 0,2 kg/100m2. Chú ý: phân phải được hoà tan vào nước riêng rẽ từng loại rồi tạt đều xuống ao chứ không bón nguyên hạt,
Mục đích của việc bón phân nhằm tăng cường các chất dinh dưỡng, tạo thức ăn tự nhiên cho cá để sau khi thả là cá có sẵn thức ăn tự nhiên, cá sẽ ít hao hụt và chóng lớn.
3. Chọn và thả cá giống
3.1. Chọn giống
Con giống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả nuôi sau này, vì vậy cần phải chọn giống tốt.
- Chất lượng giống tốt: cá khoẻ mạnh, bơi lội hoạt bát, phản ứng nhanh với tiếng động, không xây xát, không dị hình, không mầm bệnh, đồng đều kích cỡ.
- Kích cỡ giống: cá giống phải đảm bảo kích cỡ để khi nuôi đỡ bị hao hụt.
+ Cá mè, cá trắm: 12 - 15 cm.
+ Cá chép, rô phi, chim trắng, trê vàng lai: 6 - 8cm.
3.2. Thả giống
Tuỳ theo điều kiện ao nuôi, khả năng giải quyết thức ăn, phân bón, nguồn cá giống và nhu cầu tiêu thụ mà có thể chọn chủng loại cá gì làm đối tượng nuôi chính.
+ Nếu nuôi cá trắm cỏ là chính: thì thả cá trắm cỏ 50%, các cá khác như mè trắng, mè hoa, chép, rô phi, chim trắng, trê vàng lai… 50%
Nên thả nuôi với mật độ: 0,7 - 1,5 con/m2 là thích hợp.
4. Chăm sóc ao nuôi cá ngọt
Chăm sóc cá trong ao nuôi cần đạt được 2 mục tiêu là cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của cá để rút ngắn thời gian nuôi, tăng cỡ cá hương phẩm đồng thời giảm đầu tư chi phí thức ăn, hạ giá thành cá thương phẩm. Phương pháp chủ yếu để cung cấp dinh dưỡng cho cá là bón phân và cung cấp thức ăn trực tiếp cho cá.
4.1. Bón phân
Người nuôi cá cần lưu ý, chỉ một số ít các loài cá sử dụng phân chuồng làm thức ăn trực tiếp, phần lớn lượng phân bón được phân huỷ để phát triển cơ sở thức ăn tự nhiên. Do vậy, nên ủ kỹ phân hữu cơ trước khi bón xuống ao.
4.2. Bổ sung thức ăn trực tiếp
Đối với các ao nuôi cá tăng sản thức ăn tự nhiên trong ao không đủ đáp ứng cho nhu cầu của cá, người nuôi cá cần phải cung cấp thêm các loại thức ăn trực tiếp.
Cho cá ăn ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn như sau:
- Thức ăn tinh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 2 - 3% trọng lượng cá (Ví dụ: Ước tính nếu tổng trọng lượng đàn cá trong ao đạt 100kg thì cho ăn 2 - 3 kg thức ăn tinh/ngày)
- Thức ăn xanh: cho ăn hàng ngày với liều lượng từ 25 - 35% trọng lượng cá.
Nên cho cá ăn vào những thời gian và địa điểm cố định. Như vậy sẽ hạn chế thức ăn thừa lẫn vào bùn, tránh lãng phí thức ăn, tránh ô nhiễm môi trường và dễ dàng thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho cá.
5. Quản lý ao nuôi cá ngọt
Để quản lý tốt ao nuôi cá tăng sản, người nuôi cá phải thăm ao hàng ngày để phát hiện các sự cố như sụt lở bờ, địch hại, ô nhiễm môi trường, bệnh cá... Hàng tháng phải kiểm tra tốc độ lớn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của cá. Kịp thời thay nước, bổ sung nước, xử lý bệnh tật… khi phát hiện các sự cố về môi trường.
6. Thu hoạch
Sau một thời gian nuôi, có thể thu tỉa bớt những con đạt kích cỡ thương phẩm. Sau 8 - 9 tháng nuôi tháo cạn ao để thu hoạch.
PHẦN III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Do sống ở môi trường nước nên khi động vật thuỷ sản bị bệnh thì tốc độ lây lan lớn do môi trường nước đa vi khuẩn từ cá này sang cá khác, từ vùng này sang vùng khác. Khó phát hiện khi bệnh mới bùng phát, khi phát hiện được thì bệnh đã nặng rồi nên biện pháp phòng trị ít mang lại hiệu quả.
Việc dùng thuốc để trị bệnh trong thuỷ sản rất khó khăn: Không xác định được nồng độ thuốc chính xác, vì ta không thể tính được thể tích nước chính xác có trong ao. Dẫn đến dùng thuốc với nồng độ thấp dưới mức tiêu diệt thì lại thúc đẩy tác nhân gây bệnh phát triển, dùng thuốc với nồng độ cao trên mức tiêu diệt thì lãng phí và ảnh hưởng đến sức khoẻ của cá. Một số thuốc trị bệnh thường phải trộn vào thức ăn, nhưng khi cá bị bệnh chúng thường bỏ ăn, nên dù có sử dụng thuốc tốt thì hiệu quả cũng không cao.
Do vậy phòng bệnh tổng hợp là một trong những biện pháp đang được quan tâm. Phòng bệnh tổng hợp nhằm những mục đích sau:
- Nâng cao chất lượng môi trường nước và ao nuôi.
- Tránh và tiêu diệt mầm bệnh.
- Tăng sức đề kháng cho vật nuôi.
Một số biện pháp phòng bệnh như sau:
- Ao hồ phải được chuẩn bị tốt, bảo đảm đúng theo yêu cầu kỹ thuật nuôi và phải có điều kiện thay nước thường xuyên khi cần.
- Cá giống chọn mua về phải khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều, nên tắm cho cá trong dung dịch nước muối ăn 2 - 3% (200 - 300g/10 lít nước) trong 3 - 5 phút trước khi thả cá.
- Không nuôi cá với mật mật độ dày và không để nước ao bị thối bẩn.
- Theo dõi việc cho ăn và điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ, tránh dư thừa. Không sử dụng các thức ăn đã bị kém phẩm chất, ôi hỏng hoặc bị nhiễm nấm mốc.
- Theo dõi hoạt động bơi lội và tập tính ăn của cá để sớm phát hiện bệnh.
- Định kỳ 7ngày/lần dùng 3 - 4 kg vôi nông nghiệp/100m2 ao hoà tan trong nước và tạt đều trong ao, tại các điểm cho ăn treo các túi vôi (1 - 2 kg vôi nông nghiệp/túi) để phòng bệnh cho cá.
1. Bệnh xuất huyết ở cá:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
Cá yếu, bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang xuất huyết. Cá bị bệnh nặng bơi quay tròn trên mặt nước, không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to.
b. Trị bệnh:
- Bón vôi CaCO3 (vôi nông nghiệp), CaMg(CO3)2 (vôi Dolomite), tuỳ theo pH của môi trường, liều lượng bón 3 - 4kg/100m2, mỗi tháng bón từ 2 - 4 lần.
- Bổ sung Vitamin C thường xuyên cho cá với liều 20 - 30mg/kg thức ăn/ngày.
2. Bệnh viêm ruột ở cá:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
Hiện tượng điển hình là ruột trương to, chứa đầy hơi, lỗ hậu môn bị xuất huyết và sưng to.
b. Nguyên nhân:
Môi trường nước bị ô nhiễm và thức ăn không đảm bảo chất lượng như bị ôi thiu, ẩm, mốc, quá hạn sử dụng…
c. Trị bệnh:
Cải thiện môi trường nước (thay nước, đánh vôi với liều lượng 3 - 4 kg/100m2). Bổ sung thêm vitamin C 5 - 10g/kg thức ăn để tăng cường sức đề kháng và chóng lành bệnh.
3. Bệnh trùng bánh xe:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
Khi mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu trắng đục. Da cá chuyển sang màu xám, cá ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước một số con tách đàn bơi quanh ao. Khi bị bệnh nặng thì các tơ mang bị phá huỷ khiến cá bị ngạt thở, cá bơi lội lung tung không định hướng. Sau đó lật bụng máy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.
b. Trị bệnh:
Dùng nước muối 2 - 3% (200 - 300g/10 lít nước) tắm cho cá bị bệnh trong thời gian 5 - 15 phút, bó từng bó từ 7 – 10 kg lá xoan (cây sầu đâu) bỏ xuống các góc ao khi nào thấy lá rụng hết thì vớt xác lên, nên thay nước mới cho ao để cải thiện môi trường nuôi.
4. Bệnh nấm thuỷ my:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
Khi cá bị bệnh trên thân, vây có những chỗ màu trắng xám trên đó có những sợi nhỏ tua mềm mại. Sau vài ngày phát triển thành búi trắng, để trong nước quan sát rõ hơn để trên cạn.
b. Trị bệnh:
Dùng thuốc tím KMnO4 20mg/lít nước tắm cho cá từ 15 - 30 phút. Dùng nước muối 3% (300mg/10 lít nuớc) tắm cho cá trong thời gian 20 - 30 phút, bó từng bó từ 7 – 10 kg lá xoan (cây sầu đâu) bỏ xuống các góc ao khi nào thấy lá rụng hết thì vớt xác lên.
5. Bệnh trùng quả dưa:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
Da, mang, vây của cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường (người dân nuôi cá còn gọi là “bệnh vẩy nhớt”. Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá bơi tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước (trồng cây chuối).
b. Phòng trị bệnh:
Dùng Formalin với nồng độ 200 - 250ml/m3nước tắm cho cá thời gian 20 - 30 phút hoặc phun xuống ao nồng độ 20 - 25 ml/m3 nước, mỗi tuần phun 2 lần.
6. Bệnh rận cá:
a. Dấu hiệu bệnh lý:
Rận cá thường ký sinh ở vây mang cá, dùng cơ quan miệng, các gai xếp ngược ở mặt bụng cào rách da cá làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy bệnh này cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến cá chết hàng loạt. Mặt khác rận cá còn dùng tuyến độc qua ống miệng tiết độc phá hoại. Cá bị rận cá ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.
b. Phòng trị bệnh:
Dùng KmnO4 nồng độ 3 – 5g/m3 nước phun xuống ao hoặc Chlorine phun xuống ao nồng độ 1g/m3 nước. Dùng Formalin phun xuống ao nồng độ 20 – 25ml/m3 nước, bó từng bó từ 7 – 10 kg lá xoan (cây sầu đâu) bỏ xuống các góc ao khi nào thấy lá rụng hết thì vớt xác lên.
TTKNKNQT
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó