Thủy hải sản
Kỹ thuật nuôi cá tầm trong lồng
1. Đặc điểm cá tầm
Cá Tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Trứng cá tầm được coi là món ăn hoàng gia, được các chuyên gia ẩm thực thế giới đánh giá là loại đặc sản hàng đầu, ngoài việc sử dụng như một loại thực phẩm cao cấp, nó còn được dùng để chế biến các loại mỹ phẩm. Từ thời vua Edward II - Vương quốc Anh trong bộ luật Hoàng Gia, cá tầm còn được gọi là cá Hoàng Gia.
Đây là loại cá sống ở vùng nước lạnh. Trước đây, phần lớn Cá Tầm được đánh bắt chủ yếu thuộc vùng nước lợ, nước ngọt, nước lạnh có nhiệt độ 17- 260C ranh giới giữa CHLB Nga (cũ), IRAN, Rumani và Bulgari. Đến nay, nguồn cung cấp từ thiên nhiên này, đã gần như cạn kiệt trong khi nhu cầu của thị trường về Cá Tầm ngày càng tăng, do vậy cá tầm ngày càng trở nên có giá trị.
Cá Tầm được đưa về nuôi thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2006, cùng dòng cá nước lạnh, nhưng cá Tầm thích ứng ở nhiệt độ từ 22 – 250 C, ở một số vùng thấp như: Đại Từ, Võ Nhai (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên Quang), Cấm Sơn (Bắc Giang)… nơi có độ cao từ 80-100m so với mực nước biển cũng có thể nuôi loài cá này.
2. Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tầm
2.1. Chuẩn bị lồng nuôi
Cá tầm sống trong môi trường nước lạnh, sạch và ô xy hòa tan cao, tốt nhất trên 6 mg/lít. Nhiệt độ nước phù hợp cho sự tăng trưởng của cá tầm từ 18 – 270C. Cá tầm có thể sống được khi nhiệt độ cao hơn, nhưng khả năng tăng trưởng kém, nếu nhiệt độ cao kéo dài có thể gây chết hoặc phát triển dịch bệnh.
- Lồng nuôi cá có thể làm bằng gỗ hoặc khung lồng HDPE có diện tích 25m2
- Hồ chứa có nguồn phong phú, độ sâu trên 4m, trong sạch, độ đục >60cm, nhiệt độ 18-270C.
2.2. Chuẩn bị cá giống
- Từ 100-150gam/con thì thả với mật độ 3-5 con/m2, nếu cá giống nhỏ hơn có thể làm thêm lồng ương giống.
- Chọn những con cá giống khỏe mạnh, không bệnh tật
- Cá giống phải nhập từ nơi sản xuất có uy tín
2.3 Quản lý và chăm sóc
2.3.1 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
*Thức ăn:
- Thức ăn của cá tầm là các loại giun quế, cá nhỏ, tôm, tép. Ngoài ra, còn có cám công nghiệp (cám công nghiệp ngoại tốt với cá nuôi thương phẩm nhưng lại không tốt với cá bố mẹ do hàm lượng lipit quá cao).
- Thức ăn phải đảm bảo không bị ôi, mốc, nhiễm các loại nấm.
*Khẩu phần thức ăn
Cho cá ăn hợp lý cho phép tận dụng tiềm năng sinh trưởng của cá trong điều kiện giảm tới mức thấp nhất chi phí tiêu tốn thức ăn.
*Số lần cho ăn
Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau cần một chế độ cho ăn và kích cỡ thức ăn khác nhau, được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 2.3: Số lần cho ăn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá.
Khối lượng thân cá (g) |
Kích thước thức ăn (mm) |
Khẩu phần thức ăn (%) |
Số lần cho ăn (Lần/ngày) |
Thời điểm cho ăn (giờ) |
5 – 12 |
2,5 – 3,5 |
4,6 |
6 |
7, 9, 11, 13, 15,17 |
12 – 25 |
2,5 – 3,5 |
3,4 |
5 |
7, 9, 11, 14, 17 |
25 -40 |
2,5 – 3,5 |
2,7 |
4 |
7, 10.30, 14.30, 17 |
40 – 60 |
5 |
2,2 |
4 |
7, 10.30, 14.30, 17 |
60 – 100 |
5 |
2,0 |
4 |
7, 10.30, 14.30, 17 |
100 – 150 |
5 |
1,8 |
3 |
7, 10.30, 16 |
150 – 200 |
5 |
1,6 |
3 |
7, 10.30, 16 |
Trên 200 |
7 |
1,5 |
3 |
7, 16 |
*Kỹ thuật cho ăn
Cá hồi cá tầm thường ăn theo đàn vì vậy từ khi mới thả chúng ta nên tập cho cá thói quen này, nhằm kích thích khả năng bắt mồi. Bên cạnh đó chọn vị trí cho ăn hợp lý cũng rất quan trọng, nên chọn vị trí bên cạnh cống cấp nước về phía cống thoát để cho ăn vì trong quá trình ăn cá cần nhiều oxy hơn (oxy để tiêu hòa thức ăn, bắt mồi,…) và thức ăn thừa có thể di chuyển về cống thoát. Thời gian cho ăn nên kéo dài từ 5 -10 phút để tăng khả năng sử dụng thức ăn.
Những ngày mưa to nước đục nên giảm lượng thức ăn của mỗi lần cho ăn xuống còn một nửa so với bình thường hoặc ngừng cho ăn đến khi nước trong chở lại. Vì nước đục cá hầu như không bắt được mồi, như vậy có thể giảm được sự hao phí thức ăn.
2.4 Phòng và trị bệnh cho cá tầm
Chủ yếu bệnh của cá thường do vệ sinh không sạch cá thường hay bị nấm do vậy cần vệ sinh sạch bể và các dụng nuôi thường xuyên.
2.5 Thu hoạch
Kích thước cá tầm nuôi thương phẩm phụ thuộc vào yêu cầu thị trường. Không thu hoạch đồng loạt mà tiến hành thu tỉa bằng lưới, cá được vận chuyển bằng bao nilon, bao đựng nước đá và được bơm đầy oxy.
K.s Đường Viết Thu -Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Vĩnh Phúc
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó