Thủy hải sản

Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao

Ngày đăng: 2016-02-25 09:51:23


Trong thời gian qua, nhất là từ năm 2006 đến nay, phong trào nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến năng suất cao đạt kết quả khả quan, năng suất bình quân từ 500 – 700 kg/ha. Đặc biệt có những nơi đạt 1 tấn/ha. Để giúp bà con và các bạn tiếp thu, vận dụng có hiệu quả mô hình này chúng tôi xin giới thiệu về Quy trình Kỹ thuật “Nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao”.

 Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao

 

1. Thiết kế và chuẩn bị vuông nuôi tôm:

     1.1. Thiết kế vuông nuôi tôm:

     – Diện tích vuông nuôi: từ 1 đến 2 ha gồm:

          + Ao lắng: chiếm diện tích từ 10 đến 12% tổng diện tích ao nuôi.

          + Ao gièo: chiếm diện tích từ 3 đến 5% tổng diện tích ao nuôi.

          + Diện tích mương bao: chiếm từ 25 đến 30% diện tích ao nuôi, mương bao được thiết kế theo chiều rộng từ 4 đến 6m, độ nghập nước của mương nuôi từ 1 đến 1,2m.

          + Bờ bao quanh diện tích ao nuôi có bề mặt từ 3 đến 4m, bờ phải được nện giẻ, chống mọi và giáp sát từ ngoài mang dịch bệnh vào xâm hại.

          + Ao nuôi tôm phải có từ 1 đến 2 cống dùng để thoát và xổ nước, cống phải được thiết kế gần nguồn nước để lấy nước được dễ dàng.

     1.2. Chuẩn bị vuông nuôi tôm:

     – Để chuẩn bị cho một vụ thả tôm, khâu đầu tiên là sên vuông nhằm vét những lớp bùn lâu ngày ẩn chứa và nhiều loại khí thải độc hại nằm dưới đáy ao, có thể gây bệnh cho tôm nuôi sau này.

     – Tiến hành tháo rửa vuông nuôi từ 1 đến 2 lần để tẩy rửa đáy ao và xổ phèn.

     – Xả cạn nước sau đó bón vôi để điều chỉnh độ pH của đất với liều lượng như sau:

          + Độ pH của đất lớn hơn 6 thì lượng vôi CaCO3 phải bón từ 0,8 đến 1 tấn/ha và lượng vôi CaO phải bón từ 0,4 đến 0,5 tấn/ha.

          + Độ pH của đất từ 5 đến 6 thì lượng vôi CaCO3 phải bón với lượng từ 1,5 đến 2 tấn/ha, lượng vôi CaO phải bón từ 0,7 đến 1 tấn/ha.

          + Độ pH của đất dưới 5 thì lượng vôi CaCO3 phải bón từ 2 đến 3 tấn/ha và lượng vôi CaO phải bón từ 1 đến 1,5 tấn/ha.

     – Sau khi bón vôi xong thì phơi mặt trảng để đất nứt chân chim (nếu vùng đất có điều kiện).

     – Lấy nước từ ao lắng vào vuông nuôi, nước bơm vào phải qua túi lọc bằng vải Katê nhằm ngăn ngừa tôm, cá tạp, ba khía, ghẹm… vì đây là những vật chủ trung gian truyền bệnh cho tôm.

     – Thuốc cá: nên dùng một trong những loại thuốc diệt cá sau:

          + Dùng rể dây thuốc cá liều lượng từ 4 đến 5 gam/m3 nước.

          + Saponine dạng bột theo hướng dẩn của nhà sản xuất, nên lưu ý Saponine chỉ có hiệu quả khi sử dụng ở độ mặn trên 15 phần ngàn.

     – Diệt khuẩn nguồn nước bằng Iodine liều lượng theo hướng dẩn trên bao bì hoặc dùng một số loại thuốc diệt khuẩn khác nằm trong danh mục cho phép của Bô Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có bán trên thị trường.

     – Gây màu nước bằng cách bón phân NPK + URÊ theo tỉ lệ 7:3 liều lượng từ 2 đến 3 kg/1.000 m3 nước. Thời gian bón phân tốt nhất là vào lúc có nắng khoảng 9 đến 10 giờ sáng, khi bón phải hoà tan, tạt đều trên mặt vuông nuôi. Để gây màu nước một cách hiệu quả nhất, cần kiểm tra một số yếu tố môi trường trong vuông nuôi trước khi bón phân, độ pH của nước phải lớn hơn 7, độ kiềm phải lớn hơn 60 mg/lít.

     – Kiểm tra một số yếu tố môi trường trong vuông nuôi để tiến hành thả giống như sau:      

          + pH: 7.5 đến 8.5

          + Độ mặn từ 15 đến 250/00

          + Độ kiềm từ 80 đến 160 mg/lít.

          + Nhiệt độ từ 28 đến 310C.

          + Độ trong từ 25 đến 30 cm.

          + Màu nước phải là xanh vỏ đậu hoặc xanh nhạt.

     – Cấy men vi sinh: Sử dụng DEM liều lượng 1lít/2.000 m3.

     – Sau khi cấy men vi sinh được 2 ngày tiến hành thả giống.

Kỹ thuật nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao

     * Chọn giống và thả giống:

          Chọn giống:

          Có 4 phương pháp chọn giống:

               1. Phương pháp cảm quan:

               – Con giống kích cở phải đồng đều từ 1,2 cm trở lên.

               – Thân thon dài, đuôi xoè, lưng thẳng khi bơi.

               – Ruột tôm con phải đầy thức ăn liên tục.

              – Màu sắc tươi sáng, đồng màu

               – Phản xạ nhanh với tiếng động và ánh sáng.

               – Khuấy nhẹ dòng nước tôm bơi ngược dòng và không gom vào giửa thao.

               2. Phương pháp gây sốc bằng độ mặn:

              – Lấy một cái ly loại 1lít.

              – Cho nước ngọt vào nửa ly sau đó cho nước mặn ở bể tôm vào đầy ly, cho vào ly 50 con tôm giống, sau 45 phút đếm số tôm chết và yếu, nếu số tôm chết và yếu nhiều hơn 3 con thì bỏ.

               3. Phương pháp gây sốc cho tôm bằng Formol:

               – Dùng một thao nước, cho vào đó 10 lít nước bể ương và100 con tôm giống. Sục khí nhẹ, cho vào thau 3cc Formol, sau 45 phút nếu thấy số tôm chết và yếu từ 5 con trở lên thì loại bỏ.

               4. Phương pháp xét nghiệm tôm bằng mô học hoặc bằng PCR:

               – Để chọn được đàn tôm giống có chất lượng tốt, sạch bệnh người nuôi nên đem  mẫu đi xét nghiệm để đảm bảo tôm không bị đốm trắng, đầu vàng, MBV mới được thả nuôi.

          Thả giống:

               – Mật độ thả tôm từ 6 con đến 8 con/m2, tôm giống trong ao gièo hoặc khu gièo bằng lưới. Tôm giống nên được thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, không nên thả tôm vào ngày trời sắp mưa hoặc ngày có giông bão.

               – Trước khi thả tôm cần phải thuần độ mặn nếu độ mặn giữa bao tôm và vuông nuôi chênh lệch là 5‰.

               – Cách thả tôm: Mở bao tôm và dùng tay tạt nước vuông nuôi vào bao tôm từ 1 đến 3 phút, sau đó nghiêng bao tôm cho tôm ra từ từ.

               – Khi cho tôm ra vuông, nếu tôm có xu hướng bơi tản ra xung quanh và bơi ngay xuống đáy vuông, khi đập tay xuống nước tôm trốn ngay, chứng tỏ tôm đã thích nghi với môi trường. Ngược lại, khi cho ra tôm có xu hướng bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc búng mạnh lên khỏi mặt nước thì nên giử tôm lại để thuần.

              Thưa bà con và các bạn, môi trường là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nuôi, tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu những vấn đề cần quan tâm trong quản lý và chăm sóc tôm nuôi. Đặc biệt là yếu tố môi trường và quản lí sức khoẻ tôm nuôi.

 

2. Hướng dẫn cách quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm quảng canh:

     2.1. Quản lý các yếu tố môi trường:

     – Độ pH: Khoảng thích hợp của pH là từ 7.5 – 8.5, dao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị.

     – Oxy: thích hợp của oxy là lớn hoặc bằng 4 mg/lít.

     – Độ mặn: Khoảng thích hợp của độ mặn từ: 10 – 20%0

     – Độ kềm: Thích hợp từ 80 – 160 mg/lít.

     – Độ trong: thích hợp từ  25 – 30 cm.

     – Nhiệt độ: thích hợp từ 28 – 310C.

     – Khí độc: là các loại khí NH3, H2S.

     2.2. Quản lý sức khoẻ tôm:

     Quản lý sức khỏe tôm nuôi được tốt, bà con cần chú ý những vấn đề sau đây:

          + Màu sắc: Màu tươi sáng và hơi xanh lá cây là tôm khỏe. Tôm có màu sậm hơn, màu xanh nước biển là tôm không bình thường.

          + Phụ bộ: Phải đầy đủ, không thương tích, sạch sẽ.

          + Vỏ tôm: Phải trong sạch, không có đốm đen, trắng.

          + Mang: Phải sạch, trắng.

          + Ruột: Khi xem tôm ruột phải đầy thức ăn, liên tục.

          + Khi nhấc sàn kiểm tra thấy tôm nhảy, búng mạnh bơi lội nhanh và bơi thành đàn vào ban đêm là tôm khoẻ mạnh.

     – Bên cạnh công tác chăm sóc sức khỏe tôm nuôi, bà con và các bạn cũng phải nên chú ý đến việc cho tôm ăn bổ sung nhằm là cho tôm khỏe mạnh không bệnh tật.

     2.3. Quản lý cho ăn:

     – Đối với giai đoạn ương: Dùng các loại thức ăn công nghiệp hoặc tự chế biến… khi cho ăn thức ăn hòa nước tạt đều ao.

     – Liều lượng cho ăn: 100 – 200 g/10.000 con tôm/ngày.

     – Lượng thức ăn được chia làm 4 lần/ngày, cho ăn lúc 6 giờ, 10 giờ, 14 giờ, 20 giờ. Sau thời gian 7 – 10 ngày thì cho tôm ra ngoài vuông nuôi.

     Sau 2 tháng nuôi nếu mật độ tôm còn nhiều thì bổ sung thêm thức ăn từ 1 – 2 lần trong ngày (nên làm sàn cho ăn để dễ kiểm tra khoản 15 – 20 sàn/ha đặt khắp vuông nuôi). Liều lượng: 2 – 5% trọng lượng đàn tôm./.


Theo Chuyên để nuôi tôm / Đài Truyền Huyển Cà Mau





TIN TỨC KHÁC :