Thủy hải sản
Một số biện pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng giống tôm thẻ chân trắng
Vài năm gần đây do thị trường tiêu thụ khó khăn nên diện tích nuôi tôm sú ở Bình Thuận đã thu hẹp dần nhường chỗ cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển. Với những lợi thế so với tôm sú như: thời gian nuôi ngắn, giá thành sản xuất thấp, dễ tiêu thụ…nên tôm chân trắng đang được đa số người nuôi tôm ở Bình Thuận lựa chọn làm đối tượng nuôi chủ yếu. Tuy nhiên, thời gian qua việc nuôi tôm chân trắng cũng bộc lộ nhiều bất cập, dịch bệnh xảy ra ngày càng nhiều, nhiều hộ nuôi bị thua lỗ do lựa chọn con giống không đảm bảo chất lượng. Ở Bình Thuận đã có một số cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng. Để khẳng định thương hiệu và uy tín của mình, các cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng nên quan tâm đến việc cải tiến qui trình kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng giống tôm chân trắng qua một số biện pháp sau:
1. Chọn và nuôi vỗ tôm thẻ chân trắng bố mẹ:
Hiện nay tôm thẻ chân trắng bố mẹ được nhập vào Việt nam từ 3 nguồn: Hawaii (Mỹ), Thái Lan và Trung Quốc. Qua thực tế sản xuất của các Trại tôm giống và người nuôi tôm cho thấy tôm giống được sản xuất từ đàn tôm bố mẹ có xuất xứ từ Hawaii và Thái lan có tốc độ sinh trưởng nhanh, sau 90 ngày nuôi có thể đạt cỡ 55-70 con/kg. Trong khi đó tôm giống được sản xuất từ đàn tôm bố mẹ có xuất xứ từ Trung Quốc chỉ tăng trưởng nhanh trong 2 tháng đầu sau đó tốc độ tăng trưởng chậm nếu nuôi tốt chỉ đạt cỡ 100con/kg sau 90 ngày nuôi. Do đó mặc dù giá tôm chân trắng bố mẹ có xuất xứ từ Hawaii và Thái Lan khá cao (cao hơn so với tôm từ Trung Quốc 2-3 lần), các cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng nên chọn mua tôm chân trắng có xuất xứ từ Hawaii hoặc Thái Lan nhằm đảm bảo chất lượng tôm giống sản xuất ra.
Chọn tôm bố mẹ có màu sắc tự nhiên, tươi sáng, không bị xây sát. Trọng lượng tôm đực từ 40-60gam, tôm cái từ 50-80gam. Tuổi tôm mẹ tính từ ngày postlavae xuất là từ 9-12 tháng tuổi.
Trong nuôi vỗ tôm chân trắng bố mẹ cần chú ý công trình nuôi vỗ được xây dựng riêng biệt và được thiết kế theo kiểu cách âm. Bên trong nhà nuôi vỗ cần bố trí hệ thống điều hoà nhiệt độ nhằm đảm bảo cho nhiệt độ trong bể luôn ổn định ở mức 28oC, vì ở nhiêt độ 28oC là nhiệt độ tối ưu cho việc thành thục tôm bố mẹ để tạo ra ấu trùng có chất lượng tốt.
Trong quản lý chăm sóc tôm bố mẹ cần chú ý khi vận chuyển tôm bố mẹ từ xa về nên nuôi dưỡng một thời gian khoảng 10 ngày rồi mới thực hiện biện pháp cắt mắt cho tôm thành thục sinh sản. Thức ăn thích hợp để tôm chân trắng bố mẹ thành thục tốt là dời sống (là động vật giun nhiều tơ sống ven biển), hầu và mực tươi với lượng cho ăn mỗi ngày từ 15-18% trọng lượng tôm trong bể và chia làm 4 lần. Điều kiện môi trường nuôi vỗ tôm bố mẹ: Độ mặn từ 30-34‰, nhiệt độ từ 27-29oC, pH từ 7,5-8, oxy hoà tan từ 5-7mg/lít. Tránh gây sốc đột ngột về môi trường cho tôm bố mẹ nhất là khi chuyển từ nơi khác đến.
2. Xử lý ương giống ấu trùng Nauplius:
Mật độ ương ấu trùng từ 100-120 con/lít, nếu ương thưa hơn dễ làm dư thừa thức ăn nếu quá dày sẽ khó quản lý, chăm sóc làm giảm chất lượng giống. Ấu trùng trước khi đưa vào thả nuôi cần được cân bằng các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, nồng độ muối…giữa bể ương và bể ấp trứng. Việc cân bằng nhiệt độ bằng cách ngâm bao đựng ấu trùng vào bể ương cho đến khi nhiệt độ trong bao và bể bằng nhau. Nên xử lý ấu trùng Nauplius trước khi thả vào bể nuôi bằng các dung dịch: Povidine 5ppm hoặc Baycox (2,5%) 2ppm trong thời gian 30 giây. Trước khi thả Nauplius vào bể cần xử lý nước bể ương bằng EDTA 10g/m3. Sau đó dùng các chế phẩm sinh học cho vào bể như: Apac-PR 1g/m3, sau 2giờ cho Apac ER 1g/m3. Sau 3 giờ xử lý men vi sinh có thể thả ấu trùng Nauplius vào bể ương.
3. Sử dụng thức ăn có chất lượng cao (thức ăn tổng hợp, tảo tươi…) để ương nuôi ấu trùng
Sử dụng thức ăn tổng hợp có chất lượng cao dùng trong ương nuôi ấu trùng tôm như: Fripark, Lansy, Apo, Flakes.
Tảo là thức ăn thích hợp cho ấu trùng ở các giai đoạn Zoae và Mysis. Trước đây các cơ sở sản xuất giống đều nuôi cấy tảo tươi để dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm tảo dạng sấy khô rất tiện sử dụng và tiết kiệm công lao động, do đó đa số cơ sở sản xuất giống đã chọn tảo khô làm thức ăn thay thế tảo tươi. Tuy nhiên tảo khô trong quá trình chế biến, sấy khô đã mất đi nhiều chất dinh dưỡng có giá trị cần thiết cho ấu trùng. Trong khi đó, ở tảo tươi sống ngoài giá trị dinh dưỡng cao và còn nguyên vẹn, tảo tươi sống còn góp phần cải thiện tốt chất lượng nước trong bể ấu trùng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tôm giống. Hiện nay còn rất ít cơ sở sản xuất giống còn duy trì nuôi cấy tảo tươi làm thức ăn để nâng cao chất lượng tôm giống điển hình như công ty Việt Úc. Thành phần tảo nuôi cấy sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng tôm là tảo khuê gồm các giống như: Skeletonema, Chaetoceros. Khi nuôi cấy tảo làm thức ăn cho ấu trùng tôm cần có phòng lưu giữ và nhân giống tảo, hệ thống bể nuôi sinh khối. Nguồn cung cấp tảo giống từ các Viện Nghiên cứu như viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III, Trường Đại học Nha Trang…đã nghiên cứu lưu giữ nhiều giống tảo biển có bán rộng rãi. Môi trường nuôi cấy sinh khối tảo biển phổ biến hiện nay là môi trường F/2 (Guillard, 1975) gồm các chất đa lượng và vi lượng như sau: Nitrat (KNO3) 89,6ml/lít, Phosphat (KH2PO4) 5,6mg/lít, Silicat (Na2SiO3.9H2O) 15-30mg/lít), Na2EDTA 4,36mg/lit, Sắt (FeCl3.6H2O) 3,15mg/lít, Kẽm (ZnSO4.7H2O) 0,022mg/lít, Đồng (CuSO4.5H2O) 0,01mg/lít, coban (CoCl2.6H2O) 0,01mg/lít, Mangan (MnCl2.4H2O) 0,18mg/lít, Molypden (Na2MoO4.2H2O) 0,0006mg/lít, vitamin B1 0,1mg/lít, vitamin H 0,0005mg/lít, vitamin B12 0,005mg/lít. Mật độ tảo tươi cho ăn trong bể ương ấu trùng là 5000 tế bào/ml.
4. Tuân thủ nghiêm ngặt điều kiện vệ sinh, hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh
Khu vực sản xuất cần vệ sinh sạch sẽ, công nhân và mọi người vào khu vực sản xuất phải mang ủng và lội qua dung dịch sát trùng trước khi vào nhà sản xuất.
Xử lý kỹ nguồn nước đưa vào nuôi bằng một trong các hoá chất: Chlorine 50-70ppm, thuốc tím 5-10ppm. Sau khi xử lý nước trong bể lắng được bơm lên bể chứa và lọc, trong quá trình bơm nước cấp cho các bể ương có thể kết hợp xử lý khử trùng một lần nữa bằng tia cực tím.
Tôm bố mẹ mới được vận chuyển về trại cần phải vệ sinh bằng cách tắm tôm bố mẹ bằng một trong các loại hoá chất chuyên dùng để diệt mầm bệnh và tránh lây lan cho ấu trùng như: dung dịch Anolyte 10lít/m3 nước, Formol 25-30ppm, thuốc tím 2-3ppm. Thời gian xử lý từ 15-30 phút có sục khí.
Trong quá trình ương ấu trùng có thể sử dụng dung dịch Anolyte vào buổi sáng để phòng bệnh với các giai đoạn và nồng độ tương ứng: giai đoạn Zoea 2: 200ml/m3, giai đoạn Mysis 2: 400ml/m3, giai đoạn Postlarvae 2: 500ml/m3. Sau 24 giờ sử dụng chế phẩm sinh học cho vào bể.
Hết đợt sản xuất cần khử trùng toàn bộ khu vực sản xuất, bể chứa, bể ương và bể nuôi tôm bố mẹ bằng dung dịch Clorine 500ppm.
Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, chỉ sử dụng khi có bệnh và chỉ sử dụng các loại thuốc được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép.
Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bình Thuận
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó