Thủy hải sản
Nuôi Tôm Càng Xanh Thương Phẩm Trong Ao Đất
Bên cạnh tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh (TCX) đã và đang khẳng định được hiệu quả trong quá trình nuôi trồng; được nhiều người chọn nuôi, do ít rủi ro dịch bệnh và hiệu quả ổn định.
Cần tuân thủ kỹ thuật
Vị trí ao nuôi nên gần nguồn nước để dễ dàng thay và cấp nước khi cần thiết, vì thức ăn của TCX là động vật (cá, ốc, cua xay...) rất dễ làm hư, thối nước. Tiếp theo là bơm cạn ao, vét bùn đáy, vệ sinh xung quanh bờ ao, bón vôi với lượng 7 - 10 kg/m2, phơi nắng 3 - 4 ngày rồi lấy nước vào ao qua lưới lọc với độ sâu 0,8 - 1,2 m.
Sau thời gian lấy nước 7 - 10 ngày, lúc đó nước trong ao có màu xanh nõn chuối, chứng tỏ ao giàu dinh dưỡng, nhiều phiêu sinh vật thì tiến hành thả tôm giống. Mật độ thả 5 - 7 con/m2.
TCX có thể nuôi ghép với cá sặc rằn, cá mè trắng để tận dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao, đồng thời lọc nước ao nuôi, hạn chế nước ao nuôi quá quá xanh, dơ làm tôm nuôi bị đóng rong, thiếu ôxy. TCX có thể nuôi quanh năm, tốt nhất là từ tháng 4 - 12 hàng năm.
Do tôm có tập tính hoạt động mạnh về đêm nên cho ăn ngày 2 lần vào lúc 5 - 6 giờ và 15 - 20 giờ. Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 30 - 40%, hoặc thức ăn tự chế như cua, ốc, cá vụn, khoai mì, dừa khô... Tuy nhiên, trong quá trình cho ăn nên quan sát xem lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù hợp. Chú ý, nên bổ sung thêm Vitamin C và Premix để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.
Thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm, nhất là vào ban đêm, xem màu nước ao, để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, không nên cho ăn quá thừa dễ làm hư thối nước; khi phát hiện tôm bị bệnh phải điều trị ngay. Định kỳ thay nước để đảm bảo tốt cho tôm phát triển và lột xác nhanh lớn; Sau thời gian nuôi 2 - 3 tháng nên thu tỉa tôm cái vì lúc này tôm ôm trứng nuôi chậm lớn. Hằng ngày nên kiểm tra bờ ao, cống bọng, tránh tôm bị thất thoát.
Định kỳ diệt cá tạp, cá dữ 2 tháng/lần với Sapotech liều lượng 0,5 kg/100 m3 nước hoặc rễ cây thuốc cá 0,5 kg/100 m3 nước. Sau thời gian 6 - 8 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ thương phẩm 30 - 40 g/con thì tiến hành thu hoạch để bán.
Các bệnh thường gặp ở tôm càng xanh
Bệnh đóng rong ở tôm càng xanh:
Tôm bệnh khi môi trường nước xấu, thức ăn không đảm bảo số lượng, chất lượng, chế độ thay nước không tốt dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm, tảo phát triển nhiều, tôm bỏ ăn suy dinh dưỡng hay nền đất dơ bẩn. Khi tôm bệnh nhìn bên ngoài sẽ thấy lớp tảo, rong bám khắp mình tôm. Bị nhiễm bệnh nhiều tôm sẽ khó di chuyển và lột xác, trao đổi khí khó khăn và gây chết khi hàm lượng ôxy thấp.
Để phòng bệnh cần giữ môi trường nước ao nuôi tốt, tránh sự tích tụ nhiều chất hữu cơ ở lớp bùn đáy, cho tôm ăn các loại thức ăn đảm bảo chất lượng. Khi tôm bệnh dùng phèn xanh (CuSO4) 100 g/100 m3 nước hay formol với liều lượng 2 - 2,5 lít/100 m3 nước để xử lý tôm bệnh.
Bệnh đốm đen trên tôm càng xanh:
Do tôm bị sốc hay tổn thương do tác động bên ngoài làm tôm suy yếu, môi trường nước bên ngoài không tốt dẫn đến các vi khuẩn hay nấm (Vibrio, Pseudomonas) tấn công lên cơ thể tôm, dẫn đến xuất hiện những vết thương màu nâu hay đen, nổi thành gờ trên vỏ tôm hay các phụ bộ.
Khi tôm bệnh cần giữ môi trường ao nuôi tốt và tránh việc xáo trộn môi trường nuôi, khi tôm bị bệnh có thể dùng kháng sinh Pizomex 10 g/1 kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 3 ngày hay dùng các sản phẩm có hoạt chất Iodine phun xuống ao nuôi 2 - 3 ngày.
Các bệnh khác thường gặp ở tôm càng xanh:
Bệnh phồng mang do ký sinh, đen mang, đỏ đuôi, mềm vỏ... nếu gặp với tỷ lệ trên 10% đàn tôm nhiễm bệnh cần xử lý. Vệ sinh môi trường nước ao nuôi tốt, thay nước kịp thời. Dùng sản phẩm có hoạt chất Iodine phun đều khắp ao nuôi, đồng thời dùng các sản phẩm Premix trộn vào thức ăn nhằm giúp tôm tăng sức đề kháng và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Ở giai đoạn ấu trùng 18 - 35 ngày sau khi nở, TCX sống trong nước lợ, sang giai đoạn tôm bột đến tôm trưởng thành sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống và sinh trưởng bình thường trong nước có độ mặn dưới 10‰. TCX không tăng trưởng liên tục mà tăng trưởng sau mỗi lần lột xác.
Tôm đực sinh trưởng nhanh và cho trọng lượng lớn hơn tôm cái trong thời gian nuôi. TCX thích nghi nhiệt độ 18 - 380C, tốt nhất từ 26 - 310C; pH 6,5 - 8,5; tôm phát triển tốt trong môi trường có hàm lượng ôxy hòa tan từ 4 - 6 mg/l.
Từ khóa: kinh nghiệm nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất, mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm, kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao dất, hướng dẫn nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đát, mua bán nuôi tôm càng xanh, mua bán giống tôm càng xanh, cung cấp giống tôm càng xanh, thu mua tôm càng xanh, vựa tôm càng xanh, ao nuôi tôm càng xanh, trang trại sản xuất tôm càng xanh, cơ sở sản xuất tôm càng giống
Theo Báo Nông Nghiệp
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó