Thủy hải sản
Nuôi tôm Hùm trên cạn
Thoạt nghe, ai cũng thấy lạ vì từ trước đến nay nói đến chuyện nuôi tôm hùm, mọi người Việt Nam đều nghĩ đến những lồng, bè tôm lênh đênh trên biển. Nhưng công nghệ nuôi tôm hùm trên bờ, trong bể xi măng đã phát triển ở nhiều nước như Úc, Mỹ, Singapore, Nhật Bản... Và nay, PV NNVN đã được “mục sở thị” mô hình hết sức mới mẻ này tại trại nuôi tôm sú post của ông Hồ Mòn – Phú Thịnh – Cam Phú – Cam Ranh - Khánh Hoà.
Giá tôm hùm thương phẩm ngày một tăng, những ngày này giá tôm hùm loại 1 đã leo lên ngất ngưởng 1,4 triệu đồng/kg. Ông Hồ Mòn tỏ ra rất tin tưởng vào mô hình mình đang trực tiếp thực hiện, nhẩm tính: Giá tôm thương phẩm rất cao nên giá tôm giống, tôm tuyển còn tăng cao nữa. Tính đến thời điểm này, tôm trong bể đã có thể xuất bán dạng tôm tuyển với giá khoảng 350.000-400.000đồng/con.
Ông dẫn chúng tôi vào tham quan mô hình nuôi tôm hùm trong trại ương nuôi tôm post cũ. Có tổng cộng 6 bể được sử dụng để thả nuôi 200 tôm hùm cỡ từ 20-30g/con (tôm bò cạp). Sau 3 tháng nuôi trong bể, với chế độ chăm sóc khá đặc biệt, đàn tôm đã đạt trọng lượng trên 200g/con và tỷ lệ hao hụt lý tưởng, dưới 10%.
Như để chứng minh, ông dùng cây vợt dài vớt lên một con tôm cho chúng tôi xem và cho biết thêm, tôm hùm nuôi trong bể cho các kết quả đáng kinh ngạc như: Chỉ trong 2 tuần tôm giống 30g tăng lên 50g và đạt trọng lượng 90 – 100g trong vòng 1 tháng.
Theo tài liệu từ nước nuôi tôm hùm trên cạn phát triển như Singapore thì để tôm đạt được trọng lượng 300g chỉ mất khoảng thời gian 4-6 tháng. Điều đáng lưu ý là hiện nay, kích cỡ tôm hùm 300 gam vẫn được thị trường chấp nhận với giá dao động 30 – 40 USD/kg (khoảng 700 – 800 ngàn đồng/kg).
Vì nuôi trong thời gian ngắn nên sẽ hạn chế nhiều rủi ro, thời gian thu hoạch nhanh, hơn nữa lại có thể thực hiện từ 2 – 3 vụ/năm. Những người nuôi tôm hùm trong bể nếu không thể bán dạng tôm tuyển cho những hộ nuôi lồng vẫn có thể sản xuất tôm hùm dạng công nghiệp và bán tôm kích cỡ nhỏ, ngắn ngày và quay vòng để tăng thu nhập.
Khó có thể so sánh hiệu quả kinh tế của tôm hùm nuôi bể với tôm hùm bông nuôi lồng. Nhưng nếu so sánh cả về thời gian nuôi và giá thương phẩm đối với giống tôm ghì đang được các ngư dân lựa chọn thả nuôi trên lồng hiện nay thì phương pháp nuôi tôm hùm trên cạn khá ưu việt.
Cụ thể, tôm ghì đang được ngư dân đang nuôi theo phương pháp truyền thống phải nuôi từ 10 -12 tháng, tôm đạt trọng lượng khoảng 500 – 700g, giá bán khoảng 500.000 – 700.000 đồng/kg. Còn tôm nuôi hùm trong bể, chỉ 4-6 tháng đã cho thu hoạch với giá tương đương.
Điều đáng lưu ý là phương pháp nuôi này quá mới mẻ đòi hỏi người nuôi đầu tư thiết bị và áp dụng nghiêm ngặt kỹ thuật nuôi mới có kết quả khả quan. Tôm nuôi trên cạn cần được nuôi trong môi trường nước bảo đảm sạch. Bể nuôi tôm trong nhà được xây dựng kiên cố và phân thành từng ngăn nhỏ nuôi tôm post, tôm giống phù hợp, phải có thiết bị tạo được dòng nước chảy tuần hoàn và khép kín. Có thể thả vào bể những ống nhựa lớn, cắt nhỏ thả xuống đáy bể để làm chỗ, hang trú ẩn cho tôm.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Thuý, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3 cho biết: Phương pháp nuôi tôm trên cạn là một phương pháp nuôi khá tiên tiến. Theo các nghiên cứu của vị “tiến sỹ tôm hùm” này thì thông thường giai đoạn từ tôm giống (tôm trắng, tôm bò cạp) đến tôm tuyển (100- 200g) tỷ lệ chết của tôm giống lên tới 60 – 70%, thậm chí có lúc tới 80%.
Nếu phương pháp nuôi cạn này được áp dụng thành công, tỷ lệ chết của tôm giống chỉ còn dưới 20% thì không những có hiệu quả thuyết phục về kinh tế mà còn rất có ý nghĩa về môi trường, về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
“Cơ quan đầu não” của hệ thống lưu thông nước tuần hoàn trong bể nuôi tôm hùm là hai chiếc máy lọc chất bã và máy tuần hoàn nước. Ông Hồ Mòn cho biết, hai hệ thống máy gồm 4 chiếc máy lọc nước đặt trong trại của ông có giá khoảng 60 – 70 triệu đồng. Chúng được vận hành 24/24 giờ mỗi ngày.
Sau khi nước biển được bơm trực tiếp vào bể lắng, ở mỗi bể chứa 5m3 nước, bỏ vào bể 50ml dung dịch PH Stabilize, 24 giờ sau bỏ thêm 50ml dung dịch Conditioner để xử lý nước được trong, sạch khuẩn. Và mỗi lần thay nước, cho thêm 2cc dung dịch Mangrove để xử lý phòng bệnh nấm trên tôm. Chế độ ăn của tôm nuôi trên cạn cũng được “chăm chút” hơn so với tôm hùm nuôi lồng.
Tôm được cho ăn 3lần/ngày; thức ăn yêu cầu tươi sống, nếu là các loại sò, chỉ lấy ruột và bỏ vỏ, các loại cá cũng cần cắt bỏ đầu, vây nhằm hạn chế tối đã chất thải của thức ăn trong đáy bể. Trong trường hợp nhìn thấy thức ăn thừa hoặc chất thải thức ăn cần dùng máy hút xi phông để lấy ra khỏi bể.
Hiện nay mô hình nuôi tôm hùm trong bể mà ông Hồ Mòn đang thực hiện là một mô hình mẫu được đầu tư và quản lý kỹ thuật từ Công ty Esibiz (Singapore). Được biết, mô hình này đã được Công ty Esbiz nghiên cứu thành công trong vòng 5 năm và đã phát triển thành công công nghệ nuôi tôm hùm trong bể xi măng tại nhiều nước châu Á. Và mô hình tại trại của ông Hồ Mòn là mô hình đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay.
Nguồn: Nông Nghiệp Việt Nam, 26/12/2008
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó