Thủy hải sản
Quy trình khai thác giống tôm hùm
Nguồn tôm hùm giống ở nước ta đáp ứng cho nhu cầu nuôi hoàn toàn từ đánh bắt tự ngoài nhiên, nhiều năm nay đã có nhiều công trình nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo tôm hùm giống nhưng đến nay chưa đưa ra kết quả chính thức. Để giúp ngư dân khai thác tôm hùm giống bảo đảm số lượng và chất lượng con giống, chúng tôi xin giới thiệu quy trình khai thác giống tôm hùm như sau:
Có nhiều phương pháp khai thác, mỗi phương pháp khai thác liên quan đến một loại hình khai thác, vận chuyển và lưu giữ giống riêng biệt.
1. Mùa vụ khai thác chính:
Từ tháng 1 đến tháng 4 trong năm.
2. Khai thác bằng lưới:
- Ngư trường: vùng cửa vịnh hoặc đầm, nơi tương đối sóng gió, độ sâu khoảng 10 – 15m.
- Ngư cụ khai thác:
+ Lưới trủ, mắt lưới có kích cỡ 5mm (2a = 5mm), độ dài lưới dao động khoảng 100 – 150 m, độ cao là 4 – 6 m.
+ Sử dụng ánh sáng đèn nê-on có cường độ khoảng 1000-2000W
+ Thời gian khai thác: 20 giờ đến 5 giờ ngày hôm sau
+Thời gian thả lưới: 4 – 5 giờ/ lần
+ Kích cỡ con giống được khai thác: kích thước chiều dài phần giáp đầu ngực (CL) 7- 8 mm/con.
- Dụng cụ và cách lưu giữ giống trên thuyền: thùng nhựa tròn có thể tích 4 lít, khoảng 100 – 150 con/thùng. Chạy máy sục khí bằng bình ắc-qui trong suốt thời gian trên thuyền khoảng 5 - 12 giờ.
- Lưu giữ giống trước khi vận chuyển đến vùng nuôi: thùng xốp có kích thước 30 x 50 x 25 cm, dưới đáy rải một lớp cát mỏng 5 – 7 mm và nước biển sạch. Mật độ lưu giữ khoảng 200 – 300 con/thùng, có sục khí liên tục. Thời gian lưu chỉ khoảng 2 – 3 giờ.
3. Khai thác bằng bẫy
- Ngư trường: vùng cửa vịnh hoặc đầm, nơi tương đối sóng gió, độ sâu khoảng 1 – 2 m.
- Ngư cụ khai thác:
+ Có thể sử dụng các loại bẫy: bẫy được làm bằng lưới có chiều dài 60 cm và đường kính khoảng 40cm; hoặc bẫy được làm bằng san hô tảng có trọng lượng khoảng 2 - 5 kg, các lỗ trên bề mặt được khoan cách nhau khoảng 10 – 15 cm, kích thước mỗi lỗ từ 2 – 2,5 cm; hoặc bẫy được làm bằng những gỗ cây cũng được khoan lỗ cách nhau khoảng 10 – 15 cm, kích thước mỗi lỗ từ 2 – 2,5 cm.
+ Độ sâu đặt bẫy: 4 - 5 m
+ Thời gian đặt bẫy: trong suốt mùa khai thác
+ Thời gian nhấc bẫy: 4 – 8 giờ sáng hàng ngày
+ Kích cỡ con giống được khai thác: kích thước chiều dài phần giáp đầu ngực (CL) 7,5-10 mm/con.
- Dụng cụ và cách lưu giữ giống trên thuyền: thùng nhựa tròn có thể tích 4 lít, khoảng 100 – 150 con/thùng. Chạy máy sục khí bằng bình ắc-qui trong suốt thời gian trên thuyền khoảng 5 - 12 giờ.
- Lưu giữ giống trước khi vận chuyển đến vùng nuôi: thùng xốp có kích thước 30 x 50 x 25 cm, dưới đáy rải một lớp cát mỏng 5 – 7 mm và nước biển sạch. Mật độ lưu giữ khoảng 200 – 300 con/thùng, có sục khí liên tục. Thời gian lưu chỉ khoảng 2 – 3 giờ.
4. Khai thác bằng lặn bắt
- Ngư trường: các vùng rạn nông gần bờ, độ sâu chỉ khoảng 0,5 – 3 m.
- Ngư cụ khai thác: Vợt lưới, bình lặn và thuyền.
Kích cỡ con giống được khai thác: kích thước chiều dài phần giáp đầu ngực (CL) 12 - 15 mm/con.
- Dụng cụ và cách lưu giữ giống trên thuyền: thùng nhựa tròn có thể tích 4 lít, khoảng 10 – 15 con/thùng. Chạy máy sục khí bằng bình ắc-qui trong suốt thời gian trên thuyền khoảng 5 - 12 giờ.
Lưu giữ giống trước khi vận chuyển đến vùng nuôi: thùng xốp có kích thước 30 x 50 x 25 cm, dưới đáy rải một lớp cát mỏng 5 – 7 mm và nước biển sạch. Mật độ lưu giữ khoảng 200 – 300 con/thùng, có sục khí liên tục. Thời gian lưu chỉ khoảng 2 – 3 giờ.
5. Kỹ thuật vận chuyển tôm hùm giống
* Phương pháp vận chuyển khô:
Kích cỡ con giống: 30 – 100 g/con, được giữ độ ẩm của nước biển bằng rong hoặc bằng khăn vải dày
Dụng cụ vận chuyển: thùng xốp có kích thước 30 x 40 x 25 cm; hoặc 60 x 70 x 45 cm.
Mật độ vận chuyển: 150 – 300 con/thùng xốp.
Thời gian vận chuyển: khoảng 3 – 7 giờ bằng xe máy hoặc xe ô tô.
Nhiệt độ vận chuyển: 21 - 22 độ C, được giữ bằng đá cây lạnh trong các hộp nhựa hoặc túi ni-lon kín.
Tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt 90 – 95 %.
* Phương pháp vận chuyển nước:
Kích cỡ con giống: 0,25 – 1 g/con.
Dụng cụ vận chuyển:
Thùng xốp có kích thước 30 x 50 x 25 cm hoặc 45 x 60 x 35 cm.
Đáy thùng được phủ một lớp rong câu tươi hoặc một lớp cát dày 0,5 – 1 cm.
Đổ nước biển sạch vào thùng xốp cao ngập cát hoặc rong khoảng 5 – 7 cm. Sục khí trong suốt thời gian vận chuyển
Mật độ vận chuyển: 300 – 400 con/thùng nhỏ hoặc 700 – 1000 con/thùng lớn.
Thời gian vận chuyển: khoảng 5 – 15 giờ bằng xe máy hoặc xe ô tô.
Nhiệt độ vận chuyển: 21 - 22 độC, được giữ bằng đá cây lạnh trong các hộp nhựa hoặc túi ni-lon kín.
Tỷ lệ sống trong vận chuyển đạt 90 – 95%.
Viện Nghiên cứu NTTS III
Từ khóa: khai thác giống tôm hùm, cách khai thác giống tôm hùm, hướng dẫn khai thác giống tôm hùm, khai thác giống tôm hùm sao cho đúng?
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó