Thủy hải sản
Quy trình kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển
Có nhiều phương pháp nuôi khác nhau như cọc bê tông, cọc gỗ, treo băng bè hoặc dây treo… Nuôi treo bằng phao hoặc bằng bè được sử dụng rộng rãi vì phù hợp ở những vùng có sóng gió, dễ di chuyển và thao tác.
Hướng dẫn cách nuôi chem chép đạt hiệu quả kinh tế cao
Chem chép (Vẹm vỏ xanh) là một loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ, sống phân bố rộng khắp ở các vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Chúng phân bố từ trên dưới tuyến hạ triều đến 20m nước, ở độ sâu 5 - 6m nước có mật độ tương đối cao. Chem chép có giá trị kinh tế, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, được nuôi phổ biến làm nguồn thực phẩm cho con người và những đối tượng nuôi khác. Trong tự nhiên, vẹm xanh thành thục quanh năm nhưng tập trung vào hai vụ chính là các tháng 1 - 5 và tháng 8 - 10. Tuyến sinh dục của vẹm tồn tại ở 3 hình thức: đực, cái và lưỡng tính. Khi vẹm thành thục, tuyến sinh dục của con đực màu trắng sữa, con cái màu đỏ cam.
Kỹ thuật nuôi chem chép ở vùng biển nhiều sóng gió
Chọn giống và kích thích phóng tinh, đẻ trứng
Vẹm được chọn cho đẻ là những cá thể khỏe mạnh, có kích thuớc từ 85 - 100mm, tức là vẹm đã trên 1 năm tuổi tính từ giai đoạn ấu trùng, đây là giai đoạn vẹm có tuyến sinh dục phát triển chín muồi. Nuôi từ 3 - 7 ngày, cho ăn các loài tảo đơn bào như: Chaetoceros sp, Nanochlopsis sp, Platymonas sp… và thường xuyên sục khí, thay 40 - 60% nước hàng ngày.
Sau khi làm vệ sinh vỏ, dội qua nước ngọt, nước biển và đem rải đều phơi nắng 20 - 30 phút, cho vào lồng treo trên bể đẻ đã chuẩn bị sẵn. Tiếp tục dùng vòi dội mạnh nước mặn đã được lọc sạch đã qua xử lý chlorine hoặc viên aquasep. Qua nhiều công đoạn, vẹm bố mẹ bị kích thích, trứng, tinh trùng được phóng ra và thụ tinh trong nước. Khi ngửi thấy mùi tanh, kiểm tra dưới kính hiển vi có trứng được thụ tinh thì vớt vẹm bố mẹ ra ngoài.
Ương ấu trùng nổi
Sau khi trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng chữ D (Veliger) sẽ được chuyển sang bể ương ấu trùng. Mật độ ấu trùng từ 2 - 3,5 con/ml. Thêm nước trong những ngày đầu và thay từ 25 - 30% nước từ ngày thứ 5 trở đi. Kiểm tra kích thước ấu trùng 2 ngày/lần. Giai đoạn ấu trùng chữ D cho ăn tảo đơn bào Nanochloropsis sp, Chaetoceros sp… lượng tảo cho ăn 5 - 10 ngàn tế bào/ml, ngày cho ăn 2 lần vào sáng và chiều mát. Từ giai đoạn tiền kỳ đỉnh vỏ về sau, ban đêm vào 21 - 22 giờ có thể cho ăn thêm men bánh mì. Thời gian này, độ mặn của nước phải đảm bảo từ 30 - 34%; sục khí 24/24 giờ để đảm bảo nhiệt độ 24 - 30oC.
Thu ấu trùng và phương pháp nuôi
Thả vật bám làm từ dây nylon, tấm nhựa, lưới… được vệ sinh sạch để ấu trùng bám khi ấu trùng có điểm mắt. Có thể thu được con giống cỡ 3 - 5mm sau khoảng 50 ngày kể từ khi đẻ. Môi trường sống của vẹm xanh rất thích hợp cácthủy vực kín, ít sóng gió và có dòng chảy lưu thông. Chất lượng nước giàu thức ăn tự nhiên, có độ mặn từ 20 - 30%; nhiệt độ 23 - 30oC; pH 7,5 - 8,5; oxy hòa tan 4 - 5mg/l.
Có nhiều phương pháp nuôi khác nhau như cọc bê tông, cọc gỗ, treo băng bè hoặc dây treo… Nuôi treo bằng phao hoặc bằng bè được sử dụng rộng rãi vì phù hợp ở những vùng có sóng gió, dễ di chuyển và thao tác. Sau 2 năm có thể thu hoạch vẹm thương phẩm với kích thước 10 - 15cm, khối lượng 80 - 120g
vietq
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó