Thủy hải sản
Quy trình kỹ thuật nuôi rạm trong ao đầm nước lợ
I.Kỹ thuật nuôi rạm
1. Lựa chọn địa điểm
Địa điểm nuôi thuộc vùng triều, vùng ngập mặn. Nơi có nguồn nước tốt, không bị ô nhiểm và ít ảnh hưởng bởi sóng gió. Độ mặn của nước dao động từ 5 – 15‰.
Chất đáy bùn cát tỷ lệ khoảng 60/40, không nên chọn nơi đất quá nhiều cát hay có độ pH thất thường, ảnh hưởng không tốt cho nuôi rạm.
Ao có bờ bao chắc, không dò rỉ. Yêu cầu ao nuôi phải có hai cống cấp và thoát nước được dễ dàng.
2. Chuẩn bị ao
Trước khi nuôi, ao cần được tháo cạn, tu sửa lại các bờ xung quanh, bịt các lỗ rò làm thất thoát nước trong khi nuôi. Với các ao cũ, tích tụ nhiều bùn cần vét sạch để hạn chế sự tác động của chất thải tích tụ gây bệnh. Sau khi tu sửa và nạo vét nền đáy tiến hành bón vôi để khử trùng, diệt tạp trong ao nuôi. Lượng vôi bón trong đầm tuỳ theo độ pH của nền đáy và loại vôi.
Vôi bón nên rải đều khắp ao, bao gồm cả bờ và đê bao. Tiến hành phơi ao từ 5-7 ngày.Tháo cạn với mức nước từ 10-15 cm và diệt các sinh vật gây hại cho rạm. Rửa đầm thêm 3-5 ngày nữa, rồi mới cấp nước gây màu.
Cấp nước gây màu: Cấp thêm nước trong ao mỗi lần từ 20 – 30 cm nước cho đến khi đạt mức nước cần thiết. Bón phân gây màu cho nước bằng phân Ure và phân khoáng tổng hợp NPK liên tiếp 3-5 ngày với khối lượng mỗi loại phân trên từ 0,5-1 kg/ngày. Sau 4-7 ngày, nước có màu xanh vỏ đỗ hoặc nâu thì tiến hành thả rạm giống vào nuôi.
3. Chọn giống
Chọn rạm giống cần dựa vào các tiêu chuẩn sau:
- Kích cỡ đồng đều.
- Phản xạ nhanh với tác động bên ngoài, định hướng nhanh, vận động linh hoạt;
- Rạm có màu sắc tươi tự nhiên, không có dấu hiệu lạ trên cơ thể, nguyên vẹn, cứng vỏ, không có dị tật, không có dấu hiệu của bệnh và không bị các sinh vật bám ở vỏ ngoài. Kích cỡ mai của Rạm từ 0,6 cm trở lên.
4. Vận chuyển giống
Có nhiều cách vận chuyển: đóng ôxy, dùng khay nhựa.
Hiện nay thông dụng nhất là dùng khay nhựa cỡ: 20 x 25cm.
Cho vào khay một lớp cát mịn, sạch 0,5cm.
Mỗi khay cho 500 con, vận chuyển trong 8-16giờ.
Không để rạm bị lật ngửa, các khay xếp chồng lên nhau cho vào thùng xốp, bao xác rắn vận chuyển.
5. Kỹ thuật thả giống
- Nếu độ mặn của aonuôi xấp xỉ độ mặn vùng thu mua thì không phải thuần dưỡng rạm nuôi, nếu độ mặn ở hai vùng này có sự chênh lệch trên 5‰ nhất thiết phải thuần dưỡng rạm giống.
- Mật độ thả: 20- 30con/m2.
6. Chăm sóc và quản lý rạm nuôi thương phẩm
- Thay nước aonuôi theo thủy triều: mỗi lần thay 20 - 30% lượng nước. Thường xuyên kiểm tra độ mặn.
- Thức ăn nuôi rạm thịt: Sử dụng bằng cá tạp, tép, moi hoặc thức ăn tự chế từ các loại: bột ngô, cám gạo, cá tạp, tép moi, .. xay nhỏ nấu chính sau đó tạo viên. Lượng thức ăn mỗi ngày 10% trọng lượng rạm, cho ăn 2 lần trong ngày tập trung vào sáng sớm, buổi chiều tối, trước khi cho ăn cần kiểm tra tình trạng rạm trong ao và khả năng sử dụng thức ăn lần trước, để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
7. Thu hoạch
Khi trọng lượng rạm đạt cỡ 18 gam/con trở lên có thể thu hoạch.
II. Phòng và trị một số bệnh thường gặp cho rạm nuôi
1. Bệnh đen mang
- Nguyên nhân: Mang rạm bị đen do sắc tố Melanin phát triển tại các mô của mang bị phá huỷ do các ký sinh trùng sán lá đơn chủ (xuất hiện nhiều sau khi thay nước có độ mặn thấp, nhất là sau các trận mưa lớn), nấm Fusarium spp, Vi khuẩn dạng sợi Vibrio spp, hay khi nồng độ các khí độc amoniac và sulfur hydro cao trong môi trường ao nuôi.
- Phòng trị:
+ Tắm cho Rạm bằng formol với nồng độ 16-30ml/m3 nước trong 15 – 20 phút có sục khi, thời gian điều trị 6-8 ngày hoặc tắm cho cua bằng dung dịch sulfat đồng với nồng độ 0,6g/m3 nước, mỗi lần tắm ngâm trong 6-8 phút, có sục khi. Thời gian điều trị 6-8 ngày.
+ Dùng vôi rải đều trên ao nuôi để diệt ký sinh trùng, vì khuẩn, nấm... Khi có dấu hiệu bệnh hay thời tiết mưa kéo dài, dùng thuốc kháng sinh như Nofloxacin, Nalidixic axit, Ciprofloxacin thường xuyên để phòng trị bệnh bằng cách trộn vào thức ăn hàng ngày với liều lượng từ 40-60g/kg thức ăn. Thời gian phòng bệnh thường 6-8 ngày.
2. Bệnh đốm trắng - vàng trên vỏ
- Nguyên nhân: Phân biệt rõ nguyên nhân do bệnh gây ra hay chỉ là các dấu hiệu của việc no nước trước khi lột. Nếu Rạm có đốm trắng vàng nhưng vẫn biểu hiện khoẻ mạnh, vận động và cảm giác bắt mồi nhanh thì không đáng lo ngạido đó là các biểu hiện sinh lý trước khi lột xác. Màu sắc này, có thể do trong nước giàu Cavà Mghay vôi bột bám là bình thường. Các đốm trắng này sẽ hết sau khi lột xác.
Trong trường hợp Rạm nhiễm bệnh đốm trắng – vàng thực sự do các vi khuẩn, vi sinh vật... hay do nước lâu ngày không thay và bị ô nhiễm nặng
Phòng trị bệnh:
+ Sử dụng thức ăn tươi và cho ăn đầy đủ, thức ăn thừa phải dọn sạch.
+ Trộn thêm một số chất kháng sinh Norfloxacin, Nalidixic axit, Ciprofloxacin... và các vitamin A, C, E, B6, B12... bổ sung vào thức ăn hàng ngày để tăng tính chống chịu cho rạm.
Theo Trung tâm khuyến nông Hải Phòng
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó