Thủy hải sản
Quy trình làm khô cá
1. Xử lý nguyên liệu cá sau khi thu hoạch
Cá sau khi thu nhận cần được phân loại theo khối lượng và chất lượng. Cá có trọng lượng trên 5kg/con thì chặt đầu đánh vẩy, cắt vây, mổ bụng, loại bỏ nội tạng, cắt thành khúc 15cm; cá dầy mình thì lọc lấy 2 lườn, bỏ xương sống. Cá có trọng lượng trên 0.5kh/con thì mổ lưng dọc theo xương sống, mổ đôi đầu, bỏ nội tạng. Cá mình dẹt như cá chim, cá khế, thì mổ một đường dọc xương sống, bỏ nội tạng. Sau khi xử lý thì rửa sạch, để ráo (có thể dùng dung dịch khử mùi tanh của cá: nước 40%, dấm ăn 0,3%, nước gừng 1%).
2. Kỹ thuật ướp muối cho cá
Với cá khô mặn thì tỷ lệ muối từ 20-22% trọng lượng cá tươi ban đầu. Thời gian ướp khoảng 1 giờ. Nếu ướp khô thì dùng muối xát vào cá sau đó xếp vào dụng cụ, cứ một lớp cá một lớp muối, càng lên trên lớp muối càng dầy hơn. Trên cùng phủ một lớp muối mỏng và gài vỉ nén đá cho cá chìm xuống. Nếu ướp ướt thì pha muối thành dung dịch bão hòa, rồi lấy 20 lít nước muối bão hòa và 16g muối khô cho 100 kg cá (cá đem trộn với muối rồi xếp vào dụng cụ có chứa nước muối bão hòa). Gài vỉ nén chặt, ướp khoảng 1-2 giờ.
3. Phương pháp khử muối cho cá khô
Trước khi phơi cần phải khử muối để giảm độ mặn của cá. Để khử muối người ta ngâm cá vào nước lã (tỷ lệ nước khoảng 50 đến 60% cá) 10-15 phút, sau đó vớt cá ra để ráo.
4. Xếp cá lên sàng
Trước khi phơi cần dùng khăn sạch miết vào vết cắt vết mổ cho mặt cắt mịn, nhẵn. Ban đầu úp bụng xuống dưới sau đó lật lại. Thời gian 2 đến 3 ngày thì lại ủ 1 ngày sau đó lại phơi tiếp 2-3 ngày nữa.
5. Cách sấy khô cá
Thời gian sấy 2-3 ngày ở nhiệt độ 45-50oC. Trong quá trình sấy phải luôn luôn đảo trộn.
6. Hướng dẫn cách bao gói để bảo quản
Sau khi sấy khô, để nguội rồi phân loại và cho vào túi polyetylen rồi hàn kín. Trọng lượng bao gói tùy thuộc vào mục đích sử dụng, thông thường mỗi túi nặng 10-15kg, sau đó xếp vào sọt, mỗi sọt 30kg. Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Gầm kho và 4 góc kho đặt vôi khô để chống ẩm. Những ngày nắng to mở kho cho thoáng khí và thường xuyên kiểm tra để quyết định thời gian bảo quản. Nếu đảm bảo được các điều kiện trên thì thời gian bảo quản khoảng 75 ngày. Yêu cầu chất lượng cảm quan: màu tự nhiên, mùi thơm không khét, vị ngọt, không đắng chát, thịt dai không mục nát.
Nếu muốn sản xuất cá khô nhạt (cá cơm, cá ve…) thì không qua các bước (2), (3).
Nếu muốn sản xuất cá khô ướp gia vị thì ướp muối 10% sau khi ướp thì rửa bằng dung dịch gừng rồi ướp gia vị với tỷ lệ sau: muối 0.3%; ớt 0.2%; nước mắm 0.2%; tỏi khô 0.5%; đường cát 0.5%; rượu trắng 1%. Thời gian ướp 2-3 giờ, thời gian phơi 2-3 ngày, sau đó sấy ở nhiệt độ 45-50oC. Nếu muốn sản xuất cá khô ăn ngay thì phơi 4-6 giờ rồi đem sấy ở nhiệt độ 50-65oC.
Theo Khoa học nhà nông
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó