Thủy hải sản
Thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản (Phần 1)
1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NUÔI THỨC ĂN TỰ NHIÊN
Thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loài động vật thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi một số loại thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các đối tượng chủ yếu đang được quan tâm nghiên cứu như : Vi tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia, trùng chỉ.
Nghề nuôi giáp xác, cá biển và nhuyễn thể đang ngày càng phát triển mạnh, vì thế, nhu cầu con giống đang ngày gia tăng và cần được giải quyết. Trong sản xuất giống, thức ăn và kỹ thuật cho ăn khi ương ấu trùng là vấn đề rất quan trọng. Ngày nay, mặc dù có nhiều kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất thức ăn nhân tạo cho ấu trùng, nhưng những thức ăn tươi sống như tảo, luân trùng, giáp xác râu ngành, Artemia.. . vẫn được xem là thức ăn vô cùng quan trọng và có tiềm năng rất lớn trong sản xuất giống. Việc nuôi và sử dụng các sinh vật làm thức ăn này đã có một lịch sử lâu đời ở nhiều nước và ngày nay đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
1.1. Nuôi vi tảo
Đối với tảo, hai loài Isochrisys galbana và Pyramimonas grossii đầu tiên được Bruce báo cáo là đã phân lập và nuôi đơn chúng dùng làm thức ăn trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là dùng cho nuôi ấu trùng trai, hầu. Tiếp theo đó, là kết quả nuôi thành công tảo khuê cho nhiều loài động vật không xương sống khác nhau của Allen và Nelson, 1910. Đến năm 1941, khi Matsue tìm ra phương pháp phân lập và nuôi cấy tảo thuần loài Skeletonema costatum thì loài tảo này đã được Hudinaga dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm Penaeus japonicus và đã nâng tỉ lệ sống của ấu trùng đến giai đoạn Megalope lên 30%, thay vì 1% so với các kết quả trước đây (Liao, 1983). Phương pháp nuôi tảo khuê cho ấu trùng tôm của Hudinaga được gọi là “phương pháp nuôi cùng bể” và sau đó phương pháp này được Loosanoff áp dụng trong ương nuôi ấu trùng hai mảnh vỏ.
Từ những năm 1940, người ta rất quan tâm đến nuôi sinh khối tảo, không phải chỉ dùng cho nghề nuôi thủy sản mà còn vì nhiều mục đích khác, như: cải tạo đất, lọc nước thải, nguồn thực phẩm cho con người hay thức ăn tươi sống. Beijerinck đã nghiên cứu nuôi tảo Chlorella vulgaris lần đầu tiên trong ống nghiệm và đĩa petri. Nhiều nghiên cứu tiếp theo được tiến hành và cho đến năm 1948-1950, một công trình đầu tiên chuyển phương pháp nuôi cấy trong phòng thí nghiệm ra qui mô sản xuất lớn đã được thực hiện bởi nhà khoa học Litter, của Cambridge (Soeder, 1986). Tuy nhiên, về sau nuôi đại trà tảo Chlorella phát triển chủ yếu là ở Đông Nam Châu Á, đặc biệt là ở Nhật, Trung Quốc, Đài Loan (Richmon, 1986). Ví dụ: Ở Đài Loan, nuôi sản xuất tảo được hình thành vào năm 1964, đến năm 1977, đã có 30 trại sản xuất với công suất 200 tấn/tháng, sản xuất khoảng 1.000 tấn/năm. Các loài tảo khác như Dunadiella, Scenedesmus, Spirulina... cũng được nghiên cứu và phổ biến ra qui mô sản xuất. Số liệu thống kê cho thấy, tổng sản lượng hàng năm của tảo Spirulina trên thế giới là 850 tấn, trong đó, Mexicô đóng góp 300 tấn, Đài Loan: 300 tấn, Hoa Kỳ: 90 tấn, Thái Lan 60 tấn, Nhật Bản :40 tấn và Israel: 30 tấn (Richmon, 1986).
Để phục vụ cho mục đích nuôi thủy sản, nhiều loài tảo khác cũng được nghiên cứu nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm hoặc ở qui mô sản xuất. Wendy và Kevan, 1991, đã tổng kết: ở Hoa kỳ, các loài Thalasiossira pseudomonas, Skeletonema, Chaaaetoceros calcitrans, Chaetoceros mulleri, Nannochloropsis ocula, Cchlorella minutissima... được nuôi để làm thức ăn cho luân trùng, ấu trùng hai mảnh vỏ, ấu trùng tôm và cá theo phương pháp từng đợt hoặc bán liên tục trong những bể composite 2.000-25.000 lít. Ở Washington, năng suất tảo loài Thalasiossira pseudomonas có thể đạt 720 kg khô/24.000 tấn/8 tháng ; còn ở Hawaii, năng suất loài Nanochlopsis đạt khoảng 2,2 triệu lít/năm.
Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu nuôi tảo từ những năm 1940. Nhưng mãi đến 1980, chỉ có hai loài Phaeodactylum triconutum và Tetraselmis subcordiformis là đối tượng nuôi dùng trong ương ấu trùng tôm. Về sau, có nhiều loài đã được phân lập để nuôi cấy. Song, những loài nuôi chính bao gồm Isochrisys galbana, Pavlova viridi, Chaetoceros muelleri, Phaeodactylum triconutum, Tetraselmis dùng cho ấu trùng tôm Penaeus chinensis và Argopecten. Chúng được nuôi bằng phương pháp thu từng đợt. Năng suất nuôi của Isochrisys galbana có thể đạt4,8 x 1015 tế bào/năm.
Ở Đài Loan, các đối tượng nuôi chính là Nannochloropsis oculata, Tetraselmis, Chlorella sp., dùng cho ương nuôi ấu trùng họ tôm he (Penaeus), loài Isochrysis galbana trong ương nghêu... Riêng loài Skeletonema costatum, sản lượng nuôi có thể đạt tới 9.000 tấn/năm.
Nuôi tảo ở Nhật cũng rất quan trọng với nhiều đối tượng nuôi và bằng phương pháp thu từng đợt hoặc bán liên tục: Chaetoceros sp., Penaeus japonicus và Metapenaues ensis, Isochrysis sp. và Pavlova lutheri dùng cho hai mảnh vỏ, Tetraselmis sp., Nanochloropsis oculata, Chlammydomonas sp. cho luâu trùng Brachionus plicatilis.
Nuôi tảo khuê cũng rất phổ biến ở Thái Lan, nhất là loài Skeletonema costatum và Chaetoceros calcitrans dùng cho ấu trùng tôm. Bể nuôi thường là bể fiberglass có thể tích 1.000 lít hay bể ximăng 4.000 lít. Ước đoán năng suất đạt được khoảng 3 x 1012 tb/tháng.
1.2. Nuôi luân trùng
Bên cạnh tảo phiêu sinh, luân trùng (hay còn gọi là trùng bánh xe), loài Brachinus plicatilis cũng đóng vai trò quan trọng trong nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt chúng là thức ăn cho ấu trùng của cá biển. Ở nhiều nước như Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, nuôi luân trùng đã trở thành nghề nuôi thương phẩm. Quá trình nuôi luân trùng của những nước này mang nét đặc trưng riêng của mỗi quốc gia.
Hình 11.1: Cấu tạo và vòng đời của luân trùng
Ở Nhật, Brachionus plicatilis lần đầu tiên được Katashi (1995) nghiên cứu và phát hiện như một loại thức ăn lý tưởng cho ấu trùng cá biển Ayu (Plecoglossus altivelia). Năm 1964, trại Yashima bắt đầu nuôi sinh khối Brachionus plicatilis, sau đó, năm 1965, chúng được dùng rộng rãi cho loài cá Pagrus major và là thức ăn có giá trị cao. Hiện nay, nuôi sản xuất Brachionus plicatilis dòng S và L là mục tiêu của nghề nuôi cá Pagrus major, Japanese flounder, Japanese sweet fish.. .Với qui mô sản xuất lớn, nuôi luân trùng ở Trung Tâm Nuôi Cá có thể 4-8 triệu con/ngày.
Năng suất trung bình 30 con/ml/ngày.
Ở Hoa Kỳ, Theilaccker và McMaster đã công bố lần đầu tiên kết quả nghiên cứu về Brachionus plicatilis là một thức ăn tuyệt vời cho ấu trùng cá biển vào năm 1971 (Wendy và Kenvan, 1991). Tuy nhiên, nuôi luân trùng đến nay vẫn ở qui mô thí nghiệm, chủ yếu phục vụ cho ương nuôi các loài Mullet, cá măng, Pacific threatfin và mahimah, Red drum, cá chẽm trắng và California halibut. Sản lượng nuôi mỗ ngày thường đạt 100-500 triệu con, năng suất trung bình 25,7-75 cá thể/ml/ngày.
Tại Trung Quốc, hầu hết các nghiên cứu về luân trùng Brachionus plicatilis làm thức ăn cho ấu trùng cá biển được tiến hành từ năm 1980. Đến nay, nuôi luân trùng với qui mô lớn là mục tiêu của nghề nuôi cá chẽm. Năng suất bình quân là 10 cá thể/ml/ngày (Chen, 1991).
Nuôi luân trùng ở Đài Loan đã trở thành nghề nuôi thương phẩm phục vụ cho việc sản xuất của 11 loài cá biển. Sản lượng trung bình ước đoán khoảng 1 tỉ cá thể/ngày với năng suất là 12 cá thể/ml/ngày (Liao, 1991).
Sản xuất luân trùng ở Thái Lan cũng được Kong Keo báo cáo năm 1991, với sản lượng 166 triệu con/ngày và năng suất là 30 cá thể/ml/ngày. Luân trùng đực dùng làm thức ăn cho đối tượng nuôi thủy sản chính như: cá chẽm, cá mú, tôm càng xanh.
1.3. Nuôi Artemia
Ngoài các loài tảo và luân trùng kể trên, trong nuôi trồng thủy sản còn sử dụng Artemia như một nguồn thức ăn tự nhiên đặc biệt quan trọng. Mặc dù Artemia được biết đến hàng thế kỷ nay, song vai trò quan trọng của nó đối với nghề nuôi thủy sản đặc biệt là trong ương nuôi ấu trùng tôm cá chỉ được biết rõ từ những năm 1930 do Seale (1933) và Rollefen (1939) công bố. Từì đó, Artemia được sử dụng mạnh mẽ trong nghề nuôi trồng thủy sản.
Hình 11.2. Cấu tạo Artemia
Những năm 1950, Artemia được cung cấp thương mại đầu tiên bởi hai nguồn ở Hoa Kỳ là Vịnh San Francisco (California) và Hồ nước mặn lớn (Great Salt Lake0 (ở Utah). Lúc này, Artemia được bán cho nuôi cá cảnh với giá rất thấp (<10USD/kg). Song, đến đầu những năm 1960, với việc nghiên cứu sản xuất giống cá và giáp xác bắt đầu phát triển, thị trường Artemia đã có nhiều cơ hội lớn để mở rộng. Các dòng Artemia San Francisco, Great Salt Lake, và Chaplin Lake (Canada) là những dòng Artemia đầu tiên cho nghiên cứu và sản xuất giống thủy sản.
Trong khi việc nghiên cứu và sản xuất giống ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, năng suất Artemia từ các hồ lại giảm, thế nhập khẩu tăng cao đã làm tăng cao giá Artemia trong những năm giữa 1970 (50-100USD/kg).
Do thiếu Artemia, giá thành cao, nhu cầu mở rộng trại sản xuất thủy sản lại lớn, đôi lúc, nhười ta có ý định không dùng Artemia và nghiên cứu sử dụng loại thức ăn khác cho nuôi thủy sản.
Tuy nhiên, với những nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng đầu tiên ở Đại Học Ghen (Bỉ) đầu những năm 1970 đã cho biết rằng sự thiếu hụt trứng Artemia chỉ là vấn đề tạm thời (Sorgeloos, 1976). Điều này cho được khẳng định khi việc sản xuất trứng bào xác Artemia được bắt đầu với một số nguồn mới kể cả những nước thế giới thứ ba. Điều này được thực hiện với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, kể cả tư nhân. Năm 1980, tình hình sản xuất Artemia trở nên thay đổi rõ rệt. Các sản phẩm mới xuất hiện từ Argentina, Australia, Brazil, Colombia, Trung Quốc, Pháp, Thái Lan. Tổng lượng Cyst tiêu thụ bởi các trại giống lúc ấy là 60 tấn.
Mặc dù do tình hình thời tiết thất thường, sản lượng Artemia đôi lúc dao động lớn, nhưng dần dần cũng được ổn định. Những năm 1980, trứng Artmiea được tiêu thụ hàng năm lên đến vài ba trăm tấn do sự mở rộng của các hoạt động trại giống. Mặc dù nhu cầu Artemia đã được đáp ứng phần lớn, song, cần phải tăng cường sản xuất với nhiều nguồn để có thể đáp ứng nhu cầu cao hơn trong thời gian tới. Mặc dù đã có nhiều nguồn Artemia, song, nguồn trứng San Francisco chiếm đến 70% sản lượng.
Tuy trứng Artemia thu từ tự nhiên chiếm phần lớn sản lượng, song, việc nuôi Artemia thủ công trên ruộng muối cũng có ý nghĩa lớn ở các nước Đông Nam Á (Việt Nam) và Châu Mỹ la Tinh để đáp ứng cho nhu cầu phát triển ở địa phương.
Hiện nay, sản lượng trứng Artemia trên thế giới hàng năm khoảng 2000 tấn khô. Nguồn trứng thu từ hồ tự nhiên (Great Salt Lake) đang là nguồn chủ yếu.
Thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản (Phần 2)
Theo Khoa Thủy Sản - Đại Học Cân Thơ
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó