Thủy hải sản

Thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản (Phần 2)

Ngày đăng: 2016-03-16 08:49:16


2. VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ LOÀI THỨC ĂN TỰ NHIÊN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

 

2.1. Vi tảo

Đến nay, có khoảng trên 40 loài tảo đã được phân lập, nuôi cấy và sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng các loài thủy sản. Tùy thuộc vào chất lượng và tính có sẵn của các loài tảo  mà việc sử dụng chúng cho các đối tượng thủy sản cũng khác nhau giữa các nơi trên thế giới. Tuy nhiên, có một số loài tảo quan trọng được nuôi và sử dụng phổ biến trên thế giới như ở bảng dưới đây.

           

Về phương thức sử dụng tảo, chúng thường được cho ăn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sinh vật trung gian khác, ở dạng tươi sống hay chế biến, thuần chủng hay hỗn hợp nhiều loài. Mặc dù người ta thường áp dụng phương pháp cho đối tượng nuôi thủy sản ăn chỉ một loài tảo  nào đó, nhưng Liao (1983) cho rằng: không có loài tảo đơn độc nào lại tốt nhất về mọi phương diện cho việc nuôi và sử dụng chúng làm thức ăn cho ấu trùng tôm he. Tầm quan trọng của tảo chính là từ giá trị dinh dưỡng của chúng.

           

Bảng 11.1:  Lớp và giống tảo nuôi dùng làm thức ăn cho các đối tượng thủy sản (Pauw và Person, 1991):

Lớp Giống Đối tượng cho ăn
Bacilariophyceae

Skeletonema

PL, BL, BP
  Thalassiosira PL, BL, BP
  Phaeodactylum PL, BL, BP, ML, BS
  Chaetoceros PL, BL, BP, BS
  Cyclindrotheca PL
  Bellerochea BP
  Actinocysclus BP
  Nitzchia BS
  Cyclotella BS
Haptophyceae Isochrysis PL, BL, BP, ML, BS
  Pseudoisochrysis BL, BP, ML
  Dicrateria BP
  Cricospaera BP
  Coccolithus BP
Chrysophyceae Monochrysis BL, BP, BS, MR
Prasinophycease Tetraselmis PL, BL, BP, AL, BS
  Pyramimonas BL, BP
Cyptophyceae Chroomonas BP
  Cryptomonas BP
  Rhodomonas BL
Xanthophyceae Olisthodiscus BP
Chlorophyceae Carteria BP
  Dunadiella BP, BS, MR
  Chlamydomonas BL, BP, FZ, MR, BS
  Chlorococcum BP
  Chlorella BL, ML, BS, MR, FZ
  Scenedesmus FZ, MR, BS
  Nannochloris BP, MR, SC
  Brachiomonas BP
Cyanophyceae Spirulina PL, BP, BS, MR

PL, Ấu trừng tôm biển                                              AL, Ấu trùng bào ngư

BL, Ấu trùng nhuyễn thể                                         MR, Luân trùng nước mặn

ML, Ấu trùng tôm nước ngọt                                   BS, Artemia

BP, Hậu ấu trùng nhuyễn thể                                 SC, Copepod nước mặn

                                                                                FZ, Động vật phù du nước ngọt

Tuy nhiên, người ta chú ý đến giá trị dinh dưỡng của tảo không chỉ riêng thành phần protein mà còn là thành phần acid béo, yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được đối với ấu trùng của các loài hải sản. Trong nhiều trường hợp, tảo được báo cáo không phải là thành phần thiết yếu  trong khẩu phần ăn của các loài sinh vật biển, nhưng thực tế, chúng có thể là nhân tố thúc đẩy sinh trưởng của đối tượng nuôi hoặc có tác dụng như một vi khuẩn lọc nước (Fujimura và Okamoto, 1972; Barnabe, 1976; Cohen, Finkel và Sussman, 1976; Maddox và Sandifer, 1977; Malecha, 1983 -trích dẫn của Pauv và Persoone, 1991).          

2.1.1. Chlorella

Chlorella được biết đến nhiều bởi vai trò quan trọng của nó về dinh dưỡng cũng như là nhân tố môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Việc dùng Chlorella vào trong sản xuất đó là phương pháp nước xanh được áp dụng rộng rãi trong sản xuất giống tôm càng, một số loài cá và hai mảnh vỏ.

           

Khi ương ấu trùng tôm càng xanh, Cohen (1976) thấy rằng: sự hiện diện của thực vật phiêu sinh có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của ấu trùng tôm thông qua việc loại bỏ NH3 và một số chất độc khác. Hơn nữa, Joshep (1977) cũng ghi nhận: sự bổ sung tảo sẽ làm cho môi trường nước trở nên giàu dinh dưỡng, cung cấp những hợp chất vi lượng mà thức ăn ban đầu và thức ăn bổ sung không có.

Chlorella cũng được chú ý nhiều trong sản xuất giống cua (Scylla serrata).  Mặc dù một số công trình nghiên cứu thu được tỉ lệ sống của cua chỉ ở mức giới hạn (như thí nghiệm của Ong Kah Sin (1976) và Heasmen (1983), ương ấu trùng cua chỉ dùng Artemia; hoặc thí nghiệm của Chen và Jeng  (1980) có bổ sung Chlorella nhưng không có tác dụng), song, Chlorella vẫn được dùng rộng rãi trong ương ấu trùng cua. Brick (1974) đạt được tỉ lệ sống của cua cao nhất bằng cách thêm Chlorella vào môi trường ương. Hơn nữa, ở Đài Loan, Nhật Bản, ấu trùng cua cũng được ương trong môi trường có bổ sung Chlorella (Cowan, 1983; Chen, 1991).

Liao (1991) báo cáo rằng: Ở Đài Loan khi ương ấu trùng cá măng, người ta bổ sung Chlorella vào bể với mật độ: 50-350 x 104 tế bào/lít để duy trì chất lượng nước và quần thể luân trùng-thức ăn chính của ấu trùng tôm, mặc dù tôm có ăn trực tiếp tảo hay không chưa được chứng minh. Trong ương ấu trùng cá  Grey mullet, Chlorella cũng được thêm vào bể ấu trùng trong những ngày đầu tiên với mật độ 500-700 x 103 tế bào/ml.

Ngoài ra, Chlorella còn là thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi luân trùng và động vật phiêu sinh khác. Bên cạnh những loài Chlorella biển, loài Chlorella nước ngọt, Chlorella vulgairs, cũng được thử nghiệm thành công làm thức ăn cho luân trùng (Hirayama và ctv., 1988). Yamasaki và ctv. (1989) cũng chỉ ra rằng: hai dạng đông lạnh của tảo Nannochloropsis sp. (loài tảo Chlorella biển) đều cho kết quả tương tự nhau về tốc độ tăng trưởng của quần thể luân trùng khi cho ăn hai dạng tảo trên. Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng và sức sinh sản trung bình của  luân trùng cao nhất khi cho ăn Chlorella, tiếp theo là loài Isochrysis galbana (Nagata và Whyte, 1992). Mật độ quần thể, sản lượng và tốc độ sinh trưởng của luân trùng cũng tăng lên theo sự gia tăng mật độ tảo ban đầu, đạt đến 40 x 106 tế bào /ml (James và ctv., 1986). Với hàm lượng HUFA cao, Chlorella không chỉ là thức ăn quan trọng của luân trùng mà còn được dùng để làm giàu acid béo cho luân trùng và một số động vật phù du khác trước khi dùng chúng làm thức ăn cho cá và các loài nuôi thủy sản khác.

2.1.2. Dunaliella

           

Tảo Dunaliella có chứa hàm lượng glycerol và b-caroten cao nên được xem là đối tượng nuôi đầy triển vọng, dùng làm thức ăn không chỉ trong nghề nuôi thủy sản mà còn nhiều lĩnh vực khác. Trong các loài thuộc giống Dunaliella, loài D. salina có hàm lượng b-caroten cao nhất (Borowithzka, 1990), chiếm 20% trọng lượng khô (Kranzfelder, 1991). Trong nuôi thủy sản,Dunaliella đóng vai trò trong chế độ dinh dưỡng của nhuyễn thể nhưng với mức độ khác nhau tùy theo loài nhuyễn thể. Fidalgo và ctv. (1994) chỉ ra rằng: khi cho nghêu ăn 3 loại tảo khác nhau (Tetraselmis suecica, Dunaliella tertiolecta và Phaedodactylum tricornutum) thì nghiệm thức cho ăn Dunaliella tertiolecta nghêu có hàm lượng carbohydrate gia tăng.

Quan sát quá trình tiêu hóa của ấu trùng Strombus gigas với 8 loại tảo khác nhau (Isochrysis galbana, Tetraselmis chuii, T. seucica, Dunaliella tertiolecta, Chlamidomonas cocoides, Thalassiosira fluviatilis, Chlorella sp.,  Chaetoceros sp.), Aranda (1994) thấy rằng: quá trình tiêu hóa tảo Tetraselmis chuii, Chaetoceros sp.  Chlorella sp. nhanh hơn so với 5 loài tảo còn lại. Sự tiêu hóa tảo Chaetoceros sp.  Chlorella sp. nhanh hơn so với tảo D. tertiolecta...Khi ương ấu trùng Mytilus galloprovincialis với các loài tảo: Dunaliella tertiolecta, T. seucica, I. Galbana, P. tricornutum, dạng đơn lẻ hay hỗn hợp, kết quả cho thấy: tỉ lệ sống và sức tăng trưởng của ấu trùng thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn hỗn hợp T. seucica  I. Galbana (Moskera và ctv., 1989). Dunaliella không chỉ có vai trò quan trọng trong ương nuôi nhuyễn thể mà chúng còn dùng làm thức ăn cho   một số loài cá biển, cho Artemia và động vật phiêu sinh khác.

2.1.3. Spirulina

Cùng với Chlorella và Dunaliella, Spirulina cũng là loài tảo rất giàu protein, acid amin thiết yếu, acid béo, khoáng, vitamin và các hợp chất carotenoid nên chúng được xem là nguồn dinh dưỡng rất tốt trong nuôi thủy sản. Mustafa và ctv. (1994) báo cáo: Spirulina được thêm vào làm thức ăn bổ sung cho Pagrus major với tỉ lệ 5% đã làm tăng tốc độ tăng trưởng của cá, hiệu quả chuyển đổi thức ăn và hiệu suất sử dụng protein mà thành phần protein có trong thịt cá không bị ảnh hưởng  xấu. So với những loại tảo có kích thước lớn được thí nghiệm trước đó thì loàiSpirulina ảnh hưởng tốt nhất đến sự tăng trưởng và sử dụng thức ăn của cá Red sea beam. El- (1994) cũng cho biết: tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá Silver sea beam khác nhau không có ý nghĩa giữa nghiệm thức có bổ sung 50% Spirulina trong khẩu phần ăn với nghiệm thức đối chứng 100% bột cá. Tuy nhiên, thay 75% Spirulina thì có ảnh hưởng bất lợi.

           

Trong thí nghiệm về ảnh hưởng của khẩu phần ăn có bổ sung Spirulina cho cá chép bột (Catla catla, Labeo rohita, Cirrhinus mrigal, Hypophthalmichtys molitrix, Ctenopharigodon idella  Cyprinus carpio), Ayyappan và ctv. (1991) nhận xét: nghiệm thức cho ăn bổ sung 80% Chlorella cho kết quả tốt nhất. Chow và ctv (1990) khi nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng, tính ăn ngon miệng, hoạt động của men tiêu hóa protein (protease) và men tiêu hóa tinh bột (amylase) nêu lên: không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa các nhóm cá cho ăn thức ăn đối chứng và thức ăn bổ sung SpirulinaSpirulina cũng được đề nghị thay thế một phần bột cá trong chế độ ăn của cá rô phi O. mossambicus.

Stripped jack fish cũng được nghiên cứ về ảnh hưởng của các chế độ ăn với tỉ lệ bổ sung Spirulina khác nhua và người ta tìm ra rằng: Spirulina có ảnh hưởng đến sự tích lũy mỡ của cá và chỉ nên bổ sung Spirulina ở mức 5% để duy trì sự sinh trưởng bình thường của cá (Watanabe và ctv., 1990).

Boonyarapalin và ctv. (1989) nghiên cứu về sự thay đổi màu sắc của cá rô phi đỏ Oreoromic niloticus với các nguồn bổ sung sắc tố khác nhau, gồm: Spirulina marigoldPepal meal,bột đầu tôm, bột nghệ và thức ăn đối chứng, ông thấy rằng: tương ứng với các loại thức ăn trên, màu sắc của cá rô phi thay đổi: nâu đỏ, vàng lam, lam, cam và hơi cam. Thêm vào đó, sắc tố của cá chép trở nên đậm hơn khi cho cá ăn với khẩu phần có bổ sung 10% Spirulina. Nguồn cung cấp sắc tố khác là Marigold petal chỉ cho sự biến đổi màu nhẹ (Wutiporn-Phromkunthong, 1984).  Sự biến đổi màu sắc của tôm sú nuôi cũng được Okada và ctv. nghiên cứu. Với cá nguồn bổ sung carotenoid khác nhau trong khẩu phần ăn của tôm từ: b-caroten, Spirulina, Phaffia và krill oil, ông nhận thấy: Spirulina cho kết quả tốt nhất về sự gia tăng hàm lượng caroten trong vỏ của tôm. Đặc biệt, nên cho tôm ăn với chế độ ăn chiếm 3% Spirulina trong 1 tháng trước khi thu hoạch.

 Nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguồn  protein khác nhau trong khẩu phần ăn của tôm thẻ (Penaeus indicus), Ali (1992) phát hiện: Spirulina và đậu phộng cho sức tăng trưởng của tôm tốt hơn có ý nghĩa so với bánh dầu dừa và gingerly cakes; hiệu quả sử dụng protein thô và giá trị sinh h5c của Spirulina cao hơn có ý nghĩa so với đậu phộng. Khi ương ấu trùng tôm he (Penaeus) từ gia đoạn Zoea 1đến Mysis 2, Gu và ctv. (1989) thấy rằng: ấu trùng được cho ăn Spirulina apletensis và S. platensis cộng với bột đậu nành, đạt kích cỡ 663-757 mm, dài hơn có ý nghĩa so với thức ăn đối chứng chỉ dùng bột đậu nành. Tỉ lệ tôm của nghiệm thức trên đạt 48-53%, cao hơn rất nhiều so với lơ đối chứng (11%).

2.1.4. Tảo khuê

Trong lớp tảo khuê, loài Skeletonema costatum từ khi được phân lập lần đầu tiên bởi Masue (1941) đã được dùng rộng rãi và là thức ăn rất quan trọng củaâu trùng tôm biển. Hudinaga đã đạt được thành công đầu tiên trong việc sử dụng tảo này làm thức ăn cho ấu trùng tôm, tỉ lệ sống ở giai đoạn Mysis đạt 30% cao hơn rất nhiều so với các kết quả trước đây, chỉ đạt 1% (Liao, 1983). Từ kết quả đó, nhiều loài tảo khuên khác như: Chaetoceros sp., Thlasiosira, Isochrysis,... cũng được nghiên cứu làm nguồn thức ăn cho ấu trùng tôm. Tùy theo từng loài tảo và đạc điểm của chúng mà mỗi loài đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng đối với ấu trùng tôm.

Trong quá trình phát triển của lĩnh vực sản xuất tôm giống, người ta đã chế biến ra nhiều loại thức ăn nhân tạo để thay thế một phần hoặc toàn bộ tảo khuê. Tuy nhiên, đến nay tảo khuê vẫn được xem là thức ăn tươi sống rất quan trọng của ấu trùng tôm. Le way và ctv. (1993) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguồn thức ăn tươi sống và nhân tạo đến  sự tăng trưởng, tỉ lệ sống, hoạt động của enzym tiêu hóa và thành phần của protein trong cơ thể của tôm he Nhật Bản, kết quả cho thấy: ấu trùng Zoea sử dụng tảo Chaetoceros gracilis và thức ăn nhân tạo có sức tăng trưởng tương đương nhau, nhưng đến giai đoạn Mysis, nếu cho ăn thức ăn nhân tạo thì sẽ dẫn đến trọng lượng khô và hàm lượng protein trong cơ thể của PL1 thấp hơn so với ấu trùng cho ăn hỗn hợp Chaetoceros và Artemia.

            Trong thí ngiệm so sánh về sự ảnh hưởng của 9 loại thức ăn nhân tạo dùng thay cho tảo khuê (Chaetoceros) làm thức ăn cho ấu trùng tôm, Utama và ctv. (1992) nhận thấy: sự giảm mật độ tảo từ 50.000 xuống còn 5.000 tế bào/ml do việc thay thế tảo bằng thức ăn nhân tạo vẫn cho kết quả tốt, tỉ lệ sống của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thức vẫn không khác nhau, nhưng mật đột tảo không thể thấp hơn 5.000 tế bào/ml. Hơn nữa, Chu (1991) cũng nhận thấy: ấu trùng tôm Metapenaeus ensis và Penaeus chinese  cho ăn thức ăn nhân tạo bị chậm lớn và tỉ lệ sống luôn thấp hơn so với tôm cho ăn Chaetoceros garcilis và Artemia. Thêm vào đó, Cao và ctv. (1990) khi so sánh về ảnh hưởng của các loại tảo khác nhau làm thức ăn cho ấu trùng tôm Penaeus orietalis phát hiện rằng: ấu trùng Zoea không thể sử dụng trực tiếp chỉ một loài tảo Tetraselmis seucica hoặc Dunaliella salina được dùng đơn lẻ cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Âúu trùng Zoea chỉ được cho ăn tảp Phaeaeodactylum tricornutum không thể phát triển đến giai đoạn Zoea 3. Hai dòng của loài tảo Chaetoceros muelleri là thức ăn tốt cho ấu trùng Zoea và khi dùng phối hợp chúng với Skeletonema costatum hoặc Dunaliella salina sẽ làm tăng tỉ lệ sống của ấu trùng.

Kết quả thí nghiệm của Chu (1989) cho thấy: chỉ dùng một loài tảo Chaetoceros gracilis có thể cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho ấu trùng tôm Metapenaeus ensis từ giai đoạn Zoea đến PL6 với tỉ lệ sống đạt 35-63%. Việc bổ sung Artemia không làm cải thiện được tỉ lệ sống của ấu trùng tôm.

Khi đánh giá về ảnh hưởng của 3 loại tảo: Bidulphia sinensis, thalaassiosira rotula và Skeletonema costatum đối với sự phát triển và tỉ lệ sống của 7 nhóm giáp xác mười chân:Pagurus berhardus, Cancer padurus, Hyas coarctatus, Hyas araneus, Carcinus maenas, Liocarcinus holsatus và Necora puber, Harm thấy rằng: sự phát triển của ấu trùng dường như tùy thuộc vào kích cỡ của tảo. Âúu trùng của chúng lột xác tốt khi cho ăn tảo Bidulphia sinensis, loài lớn nhất trong các loài tảo thí nghiệm, và chúng lột xác ít khi cho ăn Skeletonema costatum, tảo có cỡ nhỏ nhất. Trong sản xuất giống cua biển, Portunus trituberculatus, Jo và ctv. (1993) thí nghiệm dùng các loài tảo Nanochloropsis oculata và Chaetoceros sp. làm thức ăn cho ấu trùng cua, thấy rằng: tảo Chaetoceros cho kết quả tốt nhất. Thí nghiệm ương ấu trùng cua Scylla serrata của Zainodin (1991) cũng cho biết: ấu trùng cua có cho ăn bổ sung tảo Skeletonema Isochrysis ở giai đoạn sớm sẽ cho kết quả tốt hơn so với không cho ăn thêm tảo.

Bên cạnh đó, tảo khuê còn đóng vai trò qua trọng trong nuôi nhuyễn thể. Okauchi (1990) thí nghiệm tìm hiểu về vai trò của tảo đối với spat của trai (Pintctada fucata) và ông nêu lên: sức tăng trưởng của spat cho ăn đơn độc chỉ có tảo Isochrysis aff. galbana thấp hơn so với spat cho ăn kết hợp Isochrysis galbana và Chaetoceros garcilis. Laing và ctv. (1990) nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng của tảo khô loài Nannochloris sp. and Tetraselmis seucica so với lô đối chứng gồm hỗn hợp tảo Chaetoceros calcitral và T-ISO dùng làm thức ăn cho ấu trùng nghêu Manila (Tapes philipinarum), ông thấy rằng: ấu trùng nghêu cho ăn tảo khô có sức tăng trưởng bằng hoặc cao hơn so với cho ăn dạng tươi sống, nhưng thấp hơn so với lô đối chứng. Trong thí nghiệm so sánh về ảnh hưởng của việc sử dụng tảo đơn lẻ và hổn hợp đến sức tăng trưởng của spat loài Placopecten magellanicus, Gillis và ctv. nhận thấy: hổn hợp thức ăn gồm 3 loài tảo Isochrysisgalbana, Chaetoceros muelleri và Isochrysis aff. galbana cho sức tăng trưởng của spat cao hơn có ý nghĩa so với hỗn hợp 2 loài.

Zhang và ctv. đã ương ấu trùng mussel Mytilus edulis với các loại thức ăn khác nhau, bao gồm: Phaeaeodactylum tricornutumChaetoceros mulleris, Platymonas subcordiformis, Nannochloris oculatas, Dicrateria zhanjiangensis, men bia, bột đậu nành, kết quả là: tảo Phaeaeodactylum có thể sử dụng cho ấu trùng ở các giai đoạn đầu, sức tăng trưởng của ấu trùng tương đương với các thức ăn khác nhưng tỉ lệ sống thì cao hơn. Ấu trùng có thể sử dụng Chaetoceros ở giai đoạn nhỏ, loài tảo Platymonas chỉ thích hợp cho ấu trùng lớn. N. oculata cho ăn không hiệu quả và bột đậu nành làm chậm quá trình sinh trưởng.

 

2.2. Luân trùng (Rotifer)

Cùng với các loài vi tảo đề cập ở trên, luân trùng cũng là thức ăn tươi sống rất quan trọng trong ương nuôi ấu trùng tôm, cá. Luân trùng, Brachionus plicatilis là thức ăn rất lý tưởng của ấu trùng do chúng có kích thước nhỏ, bơi chậm và sống lơ lửng trong nước, có thể nuôi chúng ở mật độ cao, cho năng suất nuôi cao và có thể được làm giàu với acid béo và chất kháng sinh ... .(Wendy và ctv., 1991).

Theo trích dẫn của Wendy (1991) từ kết quả nghiên cứu của Nagata (1989): Brachionus plicatilis được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới trong ương nuôi ấu trùng của trên 60 loài cá biển và 18 loài giáp xác. Zheng và ctv. (1994) nghiên cứu về khả năng tiêu hóa, hấp thụ và sử dụng các thức ăn khác nhau gồm Brachionus plicatilisArtemia và Platymonas subcordiformiscủa tôm he Nhật Bản và ông đề nghị: Brachionus plicatilis là một trong những loại thức ăn thích hợp nhất cho ấu trùng tôm he ở giai đoạn Mysis 3/ Tỉ lệ sống và sức tăng trưởng của ấu trùng tôm Penaeus semisulcatus cho ăn Artemia hoặc Brachionus plicatilis cũng được Sarmocha nghiên cứu, ông thấy rằng: ấu trùng tôm cho ăn luân trùng có thể đạt tỉ lệ sống cao, nhưng năng lượng lấy vào giảm vì trọng lượng khô của luân trùng thấp hơn. Thêm vào đó, Brachionus plicatilis còn được dùng rộng rãi làm thức ăn trong ương ấu trùng tôm Penaeus monodon, P. indicusvà P. merguiensis  cho kết quả tốt.

Đánh giá về khả năng thay thế Artemia của luân trùng Brachionus plicatilis trong ương ấu trùng tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii,Lovett và ctv. (1988) nhận thấy việc bổ sung Brachionus plicatilis không làm tăng nhanh quá trình phát triển của ấu trùng tôm. Âúu trùng cho ăn lượng Brachionus plicatilis giới hạn có tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng thấp hơn có ý nghĩa so với ấu trùng cho ăn Artemia. Cho đến nay, hầu hết các nghiên cứu đều chứng minh rằng: luân trùng , Brachionus plicatilis, là thức ăn rất quan trọng cho ấu trùng cua, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của ấu trùng.

Robin và ctv. (1991) đã so sánh về ảnh hưởng của 3 loài luân trùng được làm giàu với microcapsules, micro-particles và lipid emulsion dùng làm thức ăn cho ấu trùng Turbot, ông cho biết: luân trùng được làm giàu với lipid có chứa hàm lượng acid béo chưa no n-3 cao hơn gấp đôi so với các cách làm giàu khác. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cho ăn loại luân trùng này dường như thấp hơn so với các loại khác. microcapsules, micro-particles cung cấp những chất dinh dưỡng khác, ngoài lipid, hiệu quả hơn. Cũng với thí nghiệm ương ấu trùng Turbot (Opstad và ctv, 1991) quan sát thấy tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng cho ăn luân trùng và Artemia đã được làm giàu với 7 hỗn hợp khác nhau thì không khác nhau có ý nghĩa, chỉ trừ trường hợp thức ăn được làm giàu với trứng cá tuyết được xem là tốt nhất.

Khi ương ấu trùng cá đốibằng thức ăn tươi sống luân trùng được cho ăn men bánh mì và/hoặc Nannochloris oculatas, Tamaru (1993) nhận thấy: tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng sử dụng luân trùng được nuôi bằng men bánh mì thấp hơn so với ấu trùng sử dụng luân trùng được cho ăn bằng men và Nannochloris oculatas.

Nghiên cứu về sức tăng trưởng và năng suất của cá măng bột  (Chanos chanos) được cho ăn luân trùng dạng tươi sống và đông lạnh, Villegas (1991) thấy rằng: không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai dạng thức ăn này. Cũng theo kết quả nghiên cứu ương cá măng năm 1990 của tác giả trên, ấu trùng cá măng ăn luân trùng  được nuôi với 3 loại tảo khác nhau, Tetraselmis tetrahele, Isochrysis galbana và Chlorella biển, có tốc độ tăng trưởng khác nhau có ý nghĩa giữa các nghiệm thức.

Cruz và ctv. (1989) báo cáo: cá bột rô phi cho ăn kết hợp thức ăn chế biến với luân trùng đạt được trọng lượng cuối, tốc độ tăng trưởng hàng ngày và năng suất cao hơn có ý nghĩa so với cá bột chỉ cho ăn một loại thức ăn, hoặc luân trùng hoặc thức ăn chế biến. Việc sử dụng luân trùng làm thức ăn cho cá bột mặc dù không làm tăng tỉ lệ sống của cá, nhưng nó lại làm tăng tốc độ tăng trưởng và năng suất cá bột.

 

2.3. Artemia

            Artemia làm thức ăn cho tôm biển: Artemia là thức ăn rất quan trọng trong ương nuôi ấu trùng và hậu ấu trùng tôm biển. Artemia bắt đầu cho ăn khi ấu trùng đạt đến giai đoaün Mysis1 hay ngay cả Zoae2-3.   Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, thành phần dinh dưỡng của những nguồn  Artemia khác nhau và  ngay cả ở những đợt sản xuất khác nhau là khác nhau. Amat nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn Artemia khác nhau lên ấu trùng một số loài tôm biển đã cho thấy rằng kết quả tốt nhất ở tôm ăn Artemia có thành phần HUFA  cao nhất. 

            Việc sản xuất giống tôm càng xanh cũng phụ thuộc căn bản vào nguồn Artemia.  Không như tôm biển, ấu tôm càng xanh có thể bắt đầu cho ăn từ giai đoạn đầu với Artemia mơiï nở. Tuy nhiên, cũng giống như tôm biển, trong ương nuôi ấu trùng tôm càng xanh, ngoài Artremia cần bổ sung thêm các nguồn thức ăn nhân tạo khác để tăng cường dinh dưỡng và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng.

            Đối vơi cá biển, trong sản xuất giống, Artemia thường được bắt đầu cho ăn một tuần sau khi cho ăn bằng Rotifer với kích cỡ nhỏ. Lượng Artemia cần cho sản xuất giống cá thường tốn hao nhiều hơn so với sản xuất giống tôm biển và tôm càng xanh.  Kết quả sản xuất giống cá biển được nâng cao rất có ý nghĩa khi Artemia được làm giàu hóa HUFA. 

            Đối với cá nước ngọt, rất nhiều loài cá được ương nuôi trực tiếp ở ao sau khi hết giai doạn noãng hoàn. Ấu trùng cá sẽ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao như tảo, động vật phù du được gây nuôi bằng cách bón phân. Tuy nhiên, cũng có nhiều loài cá cần được ương nuôi trên bể như cá Basa, cá tra, cá lăng ... và vì thế Artemia là thức ăn rất quan trọng cho sản xuất giống những loài cá này. 

            Ngoài ra, trong nghề nuôi nuôi cá cảnh, cả ấu trùng Artemia và Artemia trưởng thành đều được sử dụng cho mục đích sản xuất giống hay nuôi.

            Mặc dù Artemia có giá trị dinh dưỡng rất cao và có một số loài có thể dựa vào nguồn thức ăn là Atermia đơn độc, song, trong sản xuất giống, việc bổ sung các nguồn thức ăn nhân tạo hay làm giàu hoá Artemia là điều rất cần thiết và rất phổ biến.

 

Thức ăn tự nhiên trong nuôi trồng thủy sản (Phần 1) 

 


Theo Khoa Thủy Sản - Đại Học Cân Thơ





TIN TỨC KHÁC :