Bệnh phát sáng và bệnh đóng rong ở tôm

Ngày đăng: 2015-08-13 00:59:40


1. Bệnh phát sáng ở tôm giống :

a. Nguyên nhân: Bệnh xảy ra trên tôm giống do bị nhiễm khuẩn Vibrio. Hai loại Vibrio chính gây bệnh gồm Vibrio harveyi và V. splendidus.

Khác với các loại Vibrio khác, hai loại Vibrio nêu trên có khả năng đề kháng rất mạnh đối với các loại kháng sinh thông thường.

b. Triệu chứng

- Ấu trùng tôm sau khi nở 10 - 15 ngày bắt đầu thấy xuất hiện những vệt sáng ở miệng, mang và hậu môn, sau đó sẽ lan sang toàn bộ đường ruột. Khi vi khuẩn phát triển mạnh sẽ lây lan toàn thân và phụ bộ, gây ra hiện tượng phát sáng toàn thân.

- Tôm yếu ớt, một số không định hướng được khi bơi, tôm có thể chết sau vài ngày, tỷ lệ chết cao. Tôm giống bị nhiễm mầm bệnh có thể sẽ phát bệnh khi chuyển sang nuôi ở các ao nuôi thịt.

c. Hướng giải quyết

Điều trị:

Dùng kháng sinh để xử lý nước, kết hợp trộn vào thức ăn, có thể dùng các loại như: FLOBACIN For Shrimp, NEOTETRACOL-STREP For Shrimp, NORFLOXACIN 300 For Shrimp, ENRO-C For Shrimp, EGC-MYCINE For Shrimp. Nên dùng thêm các loại thuốc bổ trộn vào thức ăn để tăng sức kháng bệnh.

Phòng bệnh :

- Vệ sinh thật kỹ bể ấp trứng và bể ương, lọc và sát trùng kỹ nguồn nước. Có thể sử dụng BIOXIDE For Shrimp, POVIDINE For Shrimp, BIO-TECH For Shrimp, IODINE COMPLEX For Shrimp để khử trùng nước trong các trại sản xuất tôm giống.

Thường xuyên siphon đáy bể ương để loại bỏ thức ăn thừa, phân tôm, xác tôm chết vì chúng là môi trường dinh dưỡng giúp cho vi khuẩn gây bệnh gia tăng về số lượng.

2. Bệnh đóng rong

a. Nguyên nhân

Do dinh dưỡng kém nên tôm hoạt động yếu, không thể tự làm sạch hoặc lột vỏ không thường xuyên, hoặc ao nuôi bị nhiễm bẩn do cho ăn dư thừa, các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ tạo điều kiện cho nguyên sinh động vật như Zoothamnium sp., Vorticella sp., tảo sợi, nấm, vi khuẩnLeucothrix sp., Vibrio sp., Flavobacterium sp., phát triển và bám vào vỏ tôm gây bệnh. Nguồn nước quá đục, có nhiều chất hữu cơ lơ lửng hoặc nuôi với mật độ cao cũng góp phần giúp bệnh xảy ra.

b. Triệu chứng

Vỏ tôm dơ bẩn, có màu xanh, đen hoặc trắng đục, tôm hoạt động yếu, nổi lên hay bơi dọc theo bờ, mang tôm thường chuyển sang màu sẫm. Một số con bị đóng rong nhẹ, ăn bình thường sẽ khỏi bệnh sau khi lột vỏ. Tác hại chủ yếu của bệnh đóng rong là cản trở hô hấp, bắt mồi và di chuyển, tôm bệnh thường tập trung tại các nơi có nhiều oxy, di chuyển chậm. Tôm có thể bị chết khi hàm lượng oxy hòa tan trong ao thấp.

c. Hướng giải quyết

Khi tôm bị bệnh đóng rong có nghĩa là do chất lượng nước nuôi xấu và bị nhiễm khuẩn. Vì vậy nên vừa xử lý môi trường vừa điều trị trên tôm.

- Thay nước sạch (10 - 20% lượng nước trong ao mỗi lần) để kích thích tôm lột xác.

- Tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi bằng việc duy trì độ trong thích hợp, tăng cường quạt nước và quản lý tốt việc cho ăn.

- Vớt hết các loại tảo nổi lên trên bề mặt ao nuôi.

- Cho ăn đúng mức để tránh ô nhiễm đáy ao, đồng thời xử lý ao bằng BACIFLORA For Shrimp, BIO-BACTER For Shrimp, BIO-NITROBAC For Shrimp, BIO-YUCCA For Shrimp để hấp thu khí độc NH3 và phân hủy chất hữu cơ dư thừa.

- Trộn men tiêu hóa BIOZYME For Shrimp cho tôm ăn thường xuyên.

- Trộn các loại thuốc bổ như: BIO-FAC For Shrimp, BIOVITA For Shrimp, BIOTIC For Shrimp, BIOZYME For Shrimp, VITAMIN C 10% For Shrimp, BIO-ACTIVIT For Shrimp để tăng sức kháng bệnh, giúp tôm luôn khỏe mạnh, mau lớn.

- Xử lý nguồn nước bằng: BIOXIDE For Shrimp, POVIDINE For Shrimp, IODINE COMPLEX For Shrimp để diệt các loại mầm bệnh trong ao.

Trung tâm thông tin tư liệu hội nông dân cần thơ






TIN TỨC KHÁC :