Các biện pháp phòng trị bệnh đầu vàng trên tôm thương phẩm ( YHV - Yellow Head Virus)

Ngày đăng: 2016-07-05 04:21:15


1. Tác nhân gây bệnh đầu vàng ở tôm

Những nghiên cứu trước đây cho thấy virus gây bệnh đầu vàng trên tôm He có cấu trúc nhân là 1 acid nucleic dạng ssRNA, có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Tuy nhiên gần đây một số tác giả lại cho rằng YHV là một virus dạng hình que, thuộc họ Coronaviridae có cấu trúc nhân là một acid nucleic dưới dạng ssRNA. Theo Peter.J.Walker (1998) và một số nhà khoa học khác thì nhóm virus gây bệnh đầu vàng bao gồm: YHV (yellow head virus), LOV(Lymphoid organ virus) và GAV (Gill associated virus), trong đó LOV không gây bệnh cho tôm còn GAV thì gây bệnh. Tuy nhiên vấn đề này còn đang tranh luận, có thể các loài này khác nhau do độc lực hoặc khác vùng địa lý.

Theo T.W.Flegel (2005) hiện nay ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương các nhà khoa học đã phát hiện 6 dạng virus đầu vàng (YHV), bao gồm: YHV1 phát hiện trên tôm nuôi Thái Lan, virus này được xác định là có độc lực cao, YHV2 tìm thấy ở Australia có độc lực thấp, YHV3 tìm thấy trên tôm nuôi Việt Nam và Thái Lan, khi nghiên cứu về sinh học phân tử cho thấy dạng này gần giống với virus GAV hơn là YHV và được xác định là có độc lực. Ngoài ra còn có ba dạng khác là: YHV4 được xác định là gây bệnh còi trên tôm he nuôi, YHV5 tìm thấy ở tôm nuôi Ấn Độ và YHV6 tìm thấy ở Madagascar. Trong 6 dạng được tìm thấy thì người ta phát hiện YHV2 và YHV3 rất gần với virus GAV là virus có độc lực mạnh và gây chết tôm nuôi nhiều nhất hiện nay.

 

2. Dấu hiệu chính của bệnh đầu vàng ở tôm

Khi tôm bị nhiễm bệnh thì biểu hiện đầu tiên là tăng đột ngột lượng thức ăn trong một vài ngày sau đó giảm ăn, và đa phần tôm dừng hẳn sau đó vài ngày. Giai đoạn đầu tiên thấy xuất hiện nhiều cá thể bơi lờ đờ trên mặt nước sát bờ ao, những cá thể này thường xuất hiện màu vàng nhạt trên giáp đầu ngực. Sau đó vài ngày (2-3 ngày) số lượng cá thể tăng nhanh chóng, cuối cùng tôm dừng ăn hẳn và có dấu hiệu chết trong ao. Đối với bệnh YHV tôm có thể chết tích luỹ đến 100% trong 7-10 ngày.

Biểu hiện bên ngoài là cơ thể có màu nhợt nhạt, giáp đầu ngực phồng lên và có màu vàng (vì thế thường gọi là bệnh đầu vàng), mang có màu trắng nhợt hoặc có những sọc vàng đến nâu. Gan có màu vàng nhợt 

Các biện pháp phòng trị bệnh đầu vàng trên tôm thương phẩm ( YHV - Yellow Head Virus)


Các biện pháp phòng trị bệnh đầu vàng trên tôm thương phẩm ( YHV - Yellow Head Virus)

Dấu hiệu của bệnh đầu vàng ở tôm

 

3. Đặc điểm phân bố và lan truyền bệnh đầu vàng ở tôm

YHV được ghi nhận và báo cáo đầu tiên vào năm 1992 trên tôm sú nuôi thương phẩm ở miền Nam Thái Lan. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đó (1986) cũng cho thấy người ta đã phát hiện bệnh YHV ở một số nước như: China, India,Philippines. Một số nghiên cứu còn cho rằng virus đầu vàng còn có thể là nguyên nhân gây ra đợt dịch bệnh tôm nuôi ở Đài Loan 1986-1987, làm cho nghề nuôi tôm sú nước này bị thiệt hại lớn. Hiện nay các nghiên cứu cho thấy bệnh YHV phân bố rất rộng, khắp các khu vực nuôi tôm trên thế giới, trong đó các nước khu vực Châu Á đều có công bố xuất hiện bệnh là: Philippines, Malaysia, Indonexia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ…

Tôm Sú P.monodon là đối tượng bị nhiễm bệnh YHV ở mức độ nghiêm trọng, trong đó hai khu vực nuôi bị nhiễm nhiều nhất là: Khu vực Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương. Một số tôm He Châu Mỹ ở giai đoạn Juvenile cũng có thể bị cảm nhiễm trong điều kiện nhân tạo như: P.vannamei, P.setiferus, P.aztecus, P. duorarum

Cho đến nay trên nhiều nghiên cứu người ta thấy chỉ có tôm sú P.monodon là ký chủ bị cảm nhiễm virus này ngoài tự nhiên. Trong cảm nhiễm nhân tạo, một số loài tôm he Châu Mỹ cũng cho thấy sự nhạy cảm và xảy ra hiện tượng chết cao như: P.vannamei; P.stylirostris; P.setiferus, P.duorarum. Một số loài tôm he có khả năng đề kháng cao với virus YHV là:P.merguiensis, Metapenaeus ensis.

Trên nhiều nghiên cứu đã xác định virus này có thể lây nhiễm theo 2 trục: trục ngang và trục dọc. Virus này có thể cảm nhiễm ở các giai đoạn phát triển khác nhau trong chu kỳ sống của tôm mẹ, tôm ấu trùng, tôm giống và tôm thương phẩm. Nhưng bệnh thường xảy ra ở giai đoạn ấu niên đến gần giai đoạn trưởng thành (giai đoạn 45-60 ngày tuổi).

 

4. Phương pháp phòng bệnh đầu vàng ở tôm

Trong nghiên cứu của Chainarong Wongteerasupaya (Thái Lan) cho thấy virus YHV có độc lực rất mạnh, chúng có thể tồn tại trong môi trường ngoài đến 72 h và trong trường hợp dịch virus được chiết tách từ cá thể mang mầm bệnh YHV được pha loãng đến 1/12.000 lần chúng vẫn còn có thể gây bệnh cho tôm nuôi.      

Trong một nghiên cứu mới nhất của Boonyaratpalin về sử dụng đèn cực tím để hạn chế khả năng lây nhiễm của virus YHV trên tôm nuôi, ông đã dùng dịch lọc có chứa virus YHV sau đó xử lý qua đèn cực tím trong 10 phút và pha loãng dịch này theo tỷ lệ 1/3000. Dung dịch này được tiêm trực tiếp vào những cá thể tôm khoẻ mạnh. Kết quả cho thấy sau 2 tuần thử nghiệm tôm vẫn bình thường. Trong khi đó nhóm đối chứng được tiêm trực tiếp dịch virus YHV tỷ lệ chết 100% sau 2 tuần thí nghiệm.

Trong một nghiên cứu khác của Sataporn Direkbusarakom (1995) dùng dịch chiết từ cây thực vật Phyllanthus spp để tạo ra hoạt chất chống sự lây nhiễm bệnh YHV trên tôm sú (P.monodon). Kết quả cho thấy trong số 5 loài thực vật dùng chiết xuất cho thí nghiệm có 3 loài là Phyllanthus amarus, P.urinaria và P.reticulatus có hoạt lực chống sự lây nhiễm YHV rất tốt. Trong thí nghiệm ông đã dùng dịch chiết của 3 loài thảo dược với liều dùng từ 100µg -10mg /kg thức ăn liên tục trong 1 tuần. kết quả cho thấy tôm thí nghiệm vẫn sinh trưởng bình thường, trong khi đó lô đối chứng (tôm bị nhiễm virus YHV và không dùng hoạt chất thảo dược) đã chết 100%. Từ những kết quả trên đã mở ra hướng mới cho việc phòng trị bệnh YHV có hiệu quả trên tôm he nuôi thương phẩm.

Để phòng bệnh này cũng áp dụng các biện pháp phòng bệnh chung đối với các bệnh do virus như: chọn đàn tôm giống không nhiễm virus, tăng cường sức khỏe tôm nuôi để tăng sức đề kháng cho tôm, quản lý môi trường nuôi ổn định và thích hợp.


Theo Khắc Lâm / Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Ninh





TIN TỨC KHÁC :