Thủy hải sản
Cách phòng và trị bệnh cho ba ba
Ba ba là đối tượng đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, sống trong hồ tự nhiên và nuôi ở các ao rộng, mật độ thưa rất ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, khi nuôi trong các ao, bể nhỏ, mật độ nuôi dày, điều kiện thay nước kém, cho ăn và chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật, ba ba rất dễ bị bệnh. Chúng tôi xin giới thiệu các loại bệnh thường gặp ở ba ba nuôi và cách phòng trị hiệu quả.
1. Bệnh do ký sinh trùng ở ba ba
Bệnh nấm thủy mi:
Thường xảy ra ở khi nhiệt độ xuống thấp. Ban đầu, trên vùng da bị thương có mảng xám trắng, sau vài ngày sợi nấm phát triển thành búi trắng như bông, thường xuất hiện ở cổ, nách. Khi bệnh bơi lội chậm chạp, ăn ít. Khả năng của bệnh lây lan rất nhanh.
Bệnh kí sinh đơn bào:
Các chân và viền mép mai có đốm, lúc đầu xuất hiện ở viền mai, sau lan rộng thành đốm trắng làm da bị thối rữa. Bệnh thường xảy từ 5-7 tháng tuổi và thường gặp ở giai đoạn ba ba giống (2-3 tháng tuổi). Khi mắc bệnh Ba ba ăn ít, suy yếu dần rồi chết.
Nguyên nhân:
do kí sinh trùng đơn bào kí sinh trên da, trên cổ và kẽ chân ba ba. Khi bệnh phát triển nhiều, mắt thường có thể nhìn thấy được như sợi bông, nhưng dễ nhầm với nấm thủy mi nếu không kiểm tra qua kính hiển vi.
Phòng bệnh:
Cải tạo chuẩn bị ao và bể nuôi kỹ sau một vụ nuôi. Thay toàn bộ bùn cát mới 20 -30 cm, hoặc rải vôi bột 10 – 15 kg/100m2. Chọn giống khỏe mạnh, đồng cỡ, không xây xát, tránh mua phải loại ba ba đang có bệnh, trước khi thả nuôi tắm ba ba bằng một trong các loại sau: nước muối nồng độ 3-4% hoặc thuốc tím 1 - 3 mg/lít, Sun-phát đồng 0,3 - 0,5 mg/lít, Formalin 1 - 3 mg/lít, Vimekon 4 ml/lít trong 5 – 10 phút. Thức ăn nên nấu chín, không nên cho ăn tập trung một chỗ, tránh ba ba tranh ăn và cắn mổ nhau. Nên chia bữa ăn làm nhiều bữa trong ngày. Nên tập cho ăn sàng để kiểm tra sức ăn của ba ba để có chế độ cho ăn hợp lý, tránh gây dư thừa ô nhiễm nước. Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ và khử trùng dụng cụ cho ăn, tránh gây thương tích cho chúng. Định kỳ bổ sung vitamin C và men tiêu hóa (2 – 3% lượng thức ăn) để tăng cường sức khỏe cho ba ba. Quản lý ba các yếu tố môi trường thích hợp thuận lợi cho sự phát triển của ba ba, mức ước sâu từ 0,8 – 1,2 m, giữ màu nước xanh lá chuối non, độ trong từ 25 - 30cm, pH từ 7 - 8, oxy hòa tan từ 4mg/l trở lên. Định kỳ 15 ngày rải vôi nông nghiệp CaCO3 với lượng 2 - 3kg/100m2 hòa tan tạt đều ao để phòng bệnh và ổn định môi trường. Treo túi vôi 2 - 4 kg/10 m3 ở khu vực cho ba ba ăn.
Trị bệnh chung cho 2 loại bệnh này là:
Khi thấy ba ba bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần bắt nhốt riêng theo dõi, chữa trị, đồng thời có biện pháp tăng cường xử lý vệ sinh môi trường ao để ngăn những con khỏe không bị lây bệnh. Bắt ba ba bệnh thả vào chậu, tắm bằng nước muối 2 -3% hoặc dung dịch thuốc tím nồng độ 20ppm (mg/l) thời gian 15 - 30 phút. Có thể dùng đồng sun phát CuSO4 2-5 mg/l tắm cho ba ba trong 5 -15 phút, hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng 0,5-0,7 mg/l.
Với nấm ký sinh ngoài da:
Thay nước và cách ly con bệnh ra khỏi đàn, thả những con bệnh vào những bể cạn có bèo và cát ẩm để chúng khỏi cắn nhau. Nhúng toàn bộ những con bị bệnh vào dung dịch Choxit 0,3-0,5% trong 10-15 phút hoặc bôi Methylen 1% vào vết thương. Dùng panh kẹp bông gòn vệ sinh các nhân bã đậu trên vai, bụng và chân, nhét thuốc kháng sinh Tetracylin vào, phía ngoài bôi thêm phomat Tetracylin để giữ phần bột phía trong, để ba ba vào túi vải ẩm. Sau 1-2 ngày kiểm tra, bôi thuốc lại rồi thả vào ao khác dần dần chúng sẽ hồi phục và khỏi.
2. Bệnh viêm loét do nhiễm khuẩn ở ba ba(bệnh bã đậu, bệnh sưng cổ)
Ba ba bệnh có những vết loét không có hình dạng và kích cỡ nhất định, thường thấy ở cổ đầu, lưng, bụng, chân của ba ba. Miệng vết loét bị xuất huyết. Các vết loét sâu bị đóng kén bên trong, khêu miệng vết loét bóp ra những cục trắng như bã đậu, cỡ nhỏ như hạt tấm, cỡ to có thể bằng hạt đậu, hạt bắp. Ba ba bị bệnh này có màu da không bình thường, tựa khô da, mắt xuất huyết màu đỏ, móng chân hay bị cụt, hay nổi lên mặt ao hoặc bò lên bờ, phản ứng chậm chạp yếu ớt. Cổ sưng to, bụng có các đốt mụn đỏ, mắt đục, có thể chảy máu mũi, mắt sưng đỏ và bị mù khi bị bệnh nặng. Sau khi bị bệnh 1-2 tuần có thể chết. Tỷ lệ gây chết có thể lên đến 40% số ba ba nuôi.
Nguyên nhân:
Ao nuôi bị bẩn thường sinh ra bệnh này. Do ba ba cắn nhau hoặc bò leo, vận chuyển, đánh bắt bị xây sát da, tạo điều kiện cho vi khuẩn Aeromonas hydrophyla vàPseudomonas sp. gây viêm loét.
Phòng trị:
Áp dụng biện pháp phòng bệnh chung. Dùng Formalin tắm cho ba ba nồng độ 150 -200 mg/l thời gian 30 - 60 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao, bể nuôi ba ba nồng độ 15 - 20 mg/l. Dùng Streptomicin hoặc Penicilin trộn vào thức ăn với lượng 0,2g/10kg thức ăn, cho ăn trong 3 ngày liên tiếp. Tắm cho ba ba bệnh bằng Tetracycline với liều lượng 20-50 ppm (mg/l) từ 6 - 12 giờ một ngày, tiến hành liên tục 3 - 5 ngày. Những ba ba bệnh cần được cách ly và điều trị riêng, dùng đầu kim, đầu panh cậy vẩy ba ba các vết loét, bóp sạch kén trắng ra, dùng bông cồn lau sạch miệng vết loét, sau đó rắc thuốc kháng sinh vào lỗ thủng, rồi dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi bên ngoài để giữ thuốc bột lại. Bôi thuốc xong để ba ba vào chỗ yên tĩnh, tách riêng từng con không cho cắn nhau, tốt nhất là để vào cát ẩm. Ngoài ra , khi thấy ba ba có nhiều vết sưng đỏ có thể tiêm thuốc Streptomycin với liều 50-100mg cho 01 kg ba ba. Cần tiêm liền 2-3 lần trong 01 tuần. Sau khi thấy miệng vết thương đã khô và co lại thì có thể bắt ba ba thả lại ao nuôi.
Theo Trung tâm thông tin tư liệu QG
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó