Thủy hải sản
Hướng dẫn phòng, chống bệnh sữa trên tôm hùm nuôi
Bệnh sữa gây thiệt hại lớn nhất cho nghề nuôi tôm hùm ở các tỉnh Nam Trung bộ hiện nay. Tôm mắc bệnh bị chết rải rác hoặc chết hàng loạt, tỷ lệ chết có thể lên đến hơn 70%. Theo báo cáo của các địa phương từ năm 2011 đến nay bệnh sữa đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho người nuôi tôm hùm. Để hạn chế dịch bệnh này có hiệu quả, Cục Thú y hướng dẫn các biện pháp phòng, chống như sau:
|
|||||||||||||||||
Bệnh sữa trên tôm hùm; tên địa phương bệnh tôm sữa, bệnh đục thân; tên tiếng Anh: Milky hemolymph disease of spiny lobsters. Do vi khuẩn ký sinh nội bào giống như Rickettsia (Rickettsia like bacteria - RLB) gây ra. Bệnh thường xuất hiện bắt đầu từ tháng 4, bùng phát vào giữa mùa mưa (tháng 9 - 10). Đường lây truyền theo chiều ngang: từ thức ăn bị ôi thiu, có mang mầm bệnh; từ tôm bị bệnh lây truyền sang tôm khỏe trong cùng một lồng hoặc gián tiếp qua môi trường nhiễm bệnh; từ lồng, bè có tôm bệnh sang lồng, bè khác trong vùng nuôi.
A- Đặc điểm bệnh lý, phòng chống bệnh sữa trên tôm hùm nuôi1. Đặc điểm bệnh lý trên tôm hùm:
+ Tôm bệnh hoạt động kém, ít phản ứng với những tác động xung quanh. 2. Phòng chống bệnh trên tôm hùmThực hiện theo Thông tư số 17/2014/- BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, lưu ý một số nội dung sau:
|
Tôm bị bệnh sữa phải tiêm thuốc cho toàn bộ tôm nuôi trong lồng |
Bước 3: Thao tác tiêm tôm
- Dùng miệng (mồm) để mở và giữ nắp kim tiêm.
- Tay cầm tôm có thể giữ nguyên hoặc hơi nghiêng nhẹ để lộ đốt bụng 1 của tôm. Chỉ tiến hành tiêm tôm khi tôm không giẫy, bật.
- Tiêm vào vị trí cơ bụng đốt 1, tuyệt đối không tiêm vào giữa bụng (đường tiêu hóa của tôm) sẽ làm tôm chết.
- Đưa kim tiêm nhanh, dứt khoát, mũi kim dọc theo chiều dọc của tôm, độ sâu của kim tùy vào kích cỡ tôm.
- Bơm thuốc với tốc độ vừa phải, sau khi đủ lượng tiêm giữ yên kim trong thời gian khoảng 1 giây để tránh thuốc trào ngược trước khi rút kim.
- Sau khi tiêm hết thuốc hoặc xong, tiến hành đậy nắp kim tiêm và cho vào túi đựng rác, không vứt kim, nắp kim tiêm bừa bãi.
- Bước 4: Thả tôm vào lồng nhẹ nhàng, không vứt mạnh hay tung cao tránh tôm bị sốc.
* Lưu ý: Tiêm 1 mũi duy nhất cho toàn bộ tôm khi trong lồng có tôm hùm bị bệnh sữa.
3. Chăm sóc tôm
Hàng ngày cho tôm ăn thức ăn trộn thuốc bổ trợ (men tiêu hóa và premix theo hướng dẫn tại mục III). Thời điểm cho ăn vào chiều mát khi trời bắt đầu tối. Sau khi tiêm thuốc tiến hành ghi chép và theo dõi (2 lần/ngày) khả năng bắt mồi cùng với dấu hiệu lâm sàng của bệnh sữa trong đàn tôm.
Ngày điều trị thứ |
Nội dung thực hiện |
Lưu ý |
1 |
- Tiêm tôm - Cho ăn thức ăn trộn premix |
- Thực hiện đúng kỹ thuật tiêm tôm. - Lượng thức ăn giảm đi một nửa so với những ngày bình thường không điều trị. |
2 - 6 |
- Cho ăn thức ăn trộn premix |
Từ ngày thứ 2 trở đi, căn cứ vào lượng thức ăn (tăng hoặc giảm) cho phù hợp với nhu cầu của tôm. |
7 |
- Kéo lưới kiểm tra toàn bộ trong lồng nuôi nếu thấy: + Dấu hiệu sữa giảm, số lượng tôm bị bệnh sữa giảm: Tiếp tục điều trị. + Dấu hiệu sữa tăng, số lượng tôm bị bệnh sữa tăng: Tiến hành điều trị lại từ đầu. |
|
8 - 14 |
Cho ăn thức ăn trộn premix và men tiêu hóa. |
- Sau khi điều trị, tiến hành kiểm tra toàn bộ tôm được điều trị:
+ Kiểm tra dấu hiệu lâm sàng xem tôm còn dấu hiệu bệnh hay không.
+ Nếu có điều kiện tiến hành thu, gửi mẫu xét nghiệm bệnh sữa tại các phòng thử nghiệm.
+Trường hợp sau khi thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh không khỏi, hoặc có những biến đổi bất thường, cơ sở báo cơ quan quản lý thú y thủy sản tại địa phương để hướng dẫn giải quyết.
II. Phác đồ 2:
- Treo túi thuốc khử trùng Chlorine Dioxide (thành phần chính là Natri Chlorite, NaClO2), mỗi lồng 02 túi, mỗi túi 10 viên (10g thuốc), 1 lần/ngày.
- Dùng Doxycyclin 10% trộn thức ăn với lượng 7g (khoảng 2 muỗng thìa cafe)/kg thức ăn (lựa chọn loại thức ăn tôm hùm ưa thích, kích cỡ thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng tôm, sau khi trộn thuốc phải có thời gian để thuốc ngấm), áp dụng 1 lần/ngày và thực hiện trong 7 ngày liên tục.
- Lượng thức ăn trộn thuốc nên sử dụng với lượng ít hơn bình thường để tôm sử dụng hết thức ăn, sau đó điều chỉnh tăng dần cho phù hợp.
- Bổ sung Premix (vitamin, axit amin, khoáng chất): Trộn thức ăn trong toàn bộ quá trình điều trị.
- Thời gian điều trị: 10 ngày.
- Sau 10 ngày thì dừng thuốc hoàn toàn, nếu không khỏi chuyển sang phác đồ tiêm.
- Kỹ thuật trộn thức ăn, cho ăn theo hướng dẫn tại mục III.
III. Một số lưu ý trong quá trình điều trị bênh cho tôm hùm
1. Trộn thuốc bổ trợ vào thức ăn trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị nhằm tăng cường sức khỏe cho tôm hùm cần bổ sung một số men, vitamin và thức ăn; Liều lượng thuốc bổ trợ theo hướng dẫn của cơ quan có quản lý thú y hoặc của nhà sản xuất, bác sĩ thú y, kỹ sư nuôi trồng thủy sản.
Cách trộn: Sau khi tính toán được lượng thức ăn cho tôm, tiến hành trộn đều thuốc bổ trợ với thức ăn, để khoảng 30 phút sau đó tiến hành cho chất bọc thuốc và trộn đều lại lần nữa trước khi cho ăn.
Cách cho ăn: Cho thức ăn vào túi hoặc vợt thả xuống đáy lồng sau đó rải thức ăn ra đáy lồng cho tôm ăn. Cho ăn vào buổi chiều tối.
2. Yêu cầu đối với thuốc và hóa chất trong điều trị
- Sử dụng thuốc, hóa chất có trong danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
- Không dùng thuốc trôi nổi trên thị trường, thuốc nguyên liệu, không nhãn mác, không có các thông số kỹ thuật, thành phần, liều lượng sử dụng.
- Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình nuôi cũng như trong điều trị bệnh.
- Tăng cường công tác quản lý, chăm sóc, kiểm tra, theo dõi, giám sát sức khỏe tôm trong quá trình nuôi.
- Trong quá trình tiêm tôm, tiến hành lọc và tách riêng những con tôm bị bệnh sữa ra một lồng riêng.
- Thuốc sau khi pha được sử dụng hết trong ngày (bảo quản nơi mát, trong hộp hoặc túi tối màu, tránh ánh nắng mặt trời).
- Trong quá trình điều trị phải thực hiện theo đúng quy trình.
Trích nguồn: Cục trồng trọt chăn nuôi Việt Nam
Từ khóa: hướng dẫn điều trị bệnh trên tôm hùm, phòng bệnh cho tôm hùm, điều trị bệnh trên tôm hùm, giống tôm hùm, thuốc điều trị bệnh tôm hùm
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó