Kỹ thuật phòng trị nấm thủy mi trên cá sặc rằn

Ngày đăng: 2015-12-31 03:30:58


1. Nguyên nhân bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn

Do một số loài thuộc các giống: Leptolegnia, Saprolegnia và Achlya gây nên. Nấm có dạng sợi và trong, chiều dài bằng hoặc hơn 3 cm, đường kính 20-42µm. Sợi nấm chia thành 2 phần: phần gốc bám vào cơ thể cá, phần ngọn tự do ngoài môi trường nước.
 
 

2. Dấu hiệu bệnh lý của nấm thủy mi trên cá sặc rằn :

Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, một đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm xây xát tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm.
 

3. Điều kiện phát triển bệnh nấm thủy mi

Bệnh thường xuất hiện sau khi cá đã bị nhiễm một bệnh nào đó như đốm đỏ, ký sinh trùng, bị xay xát trong quá trình đánh bắt, vận chuyển, san thưa hay do thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng yếu. Khi đó nấm có điều kiện bám vào cơ thể cá để gây bệnh.
Bệnh nấm thủy my phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết trở lạnh, thích hợp ở nhiệt độ nước từ 18-250C.
 
Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung.
 

4. Phòng bệnh bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn

- Cải tạo ao kỹ trước khi thả cá.
- Mật độ nuôi không quá dày (20-25 con/ m2).
- Cần xử lý nước trong ao lắng trước khi cấp nước vào ao nuôi.
- Thường xuyên bổ sung C MIX 25%, MUNOMAN, VITLEC 405 FSHEPAVIROL Plus, BIOTICBEST For Export giúp cá tăng sức đề kháng, cá khỏe, ăn mạnh, rút ngắn thời gian nuôi.
- Định kỳ 15 ngày xử lý GUARSA  liều 1 kg/ 5.000 m3 nước.
- Thường xuyên quan sát cá nuôi để phát hiện bệnh và xử lý kịp thời.

5. Trị bệnh nấm thủy mi trên cá sặc rằn

* Tạt GUARSA  liều 1 kg/ 3.000 - 4.000 m3 nước. Sau 48 giờ lập lại lần 2 với liều như trên. Cho ăn bổ sung thêm PRORED B12 và VILEC 405 FS vào thức ăn giúp cá hồi phục sức khỏe nhanh. 
- Chú ý: do cá sặc rằn có đặc tính sống tầng mặt nên chia thuốc GUARSA làm 2 lần tạt để tránh gây sốc.
* Trường hợp cá có thêm biểu hiện xuất huyết, tuột nhớt do phụ nhiễm thì cần kết hợp cho ăn thêm như sau:
+ Cắt giảm 40 - 50% lượng thức ăn so với nhu cầu.
+ Sáng: Dùng C MIX 25%HEPAVIROL Plus, PRORED B12  MIN-K.
+ Chiều: Dùng VIRO (1 lít/ 17 - 20 tấn cá) hoặc ANTI-S (1kg/ 8 - 10 tấn cá) hoặc HILORO (1 lít/ 20 tấn cá) trộn vào thức ăn, sử dụng liên tục 5 - 7 ngày.
-  Sau điều trị nên áp dụng biện pháp phòng bệnh như trên hạn chế bệnh tái phát, đặc biệt vào thời điểm giao mùa hoặc vào mùa mưa.
- Phác đồ phòng trị bệnh nấm thủy mi trên có thể áp dụng cho các đối tượng thủy sản khác như cá lóc, cá điêu hồng, cá rô….
 
kỹ thuật Cty SANDO






TIN TỨC KHÁC :