Thủy hải sản
Một số quan sát và nghi vấn về hội chứng chết sớm ở tôm nuôi
Hội chứng chết sớm ở tôm nuôi (EMS) đã gây ảnh hưởng lớn cho nghề tôm châu Á (từ năm 2009) và Mexico (năm 2013). Gần đây, tác nhân gây bệnh đã được xác định là một chủng Vibrio parahaemolyticus. Các biểu hiện bệnh ở châu Á và Mexico rất giống nhau, không phụ thuộc vào sự khác biệt về mô hình nuôi thâm canh đến siêu thâm canh với mức độ an toàn sinh học cao ở châu Á và mô hình nuôi quảng canh hay bán thâm canh với mức độ an toàn sinh học thấp ở Mexico, cũng không phụ thuộc nền đáy ao là nền đất hay lót bạt.
Theo một nghiên cứu của Tây Ban Nha, tôm được giữ trong lồng lưới (treo tách biệt khỏi đáy của ao nuôi bị nhiễm bệnh) vẫn sống, nhưng nếu thả ra, cho tiếp xúc với nền đáy thì lại chết. Tại Mexico, nếu tiến hành thay nước cho ao nuôi tôm, vài ngày sau thấy xuất hiện hiện tượng tôm chết. Tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập vào ao theo nguồn nước, nhưng không đủ làm bùng phát dịch bệnh vì quan sát tôm sống ngoài tự nhiên (tại các ao chứa hay kênh mương hoặc vùng cửa sông) mặc dù tiếp nhận nước thải từ ao nuôi nhiễm bệnh, nhưng tôm không chết.
Cả ba loài tôm Penaeus vannamei, Penaeus monodon và Penaeus chinensis đều mẫn cảm với EMS. Nhưng giao phối cận huyết hoặc mất dị hợp tử ở các quần đàn tôm gia hóa không bị xem là yếu tố nguy cơ, do tôm giống tự nhiên khi đưa vào vùng nuôi bị nhiễm bệnh cũng chết theo cách giống như tôm giống gia hóa.
Các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến mức độ nguy hại củaEMS là nhiệt độ và độ mặn. Trong nhiều trường hợp, EMS bùng phát khi nhiệt độ gia tăng hoặc tại các ao có độ mặn lớn hơn 10%o. Các ao nuôi có độ mặn thấp hơn, tôm ít bị EMS. Tuy nhiên, những trường hợp nuôi tôm bằng nước ngầm, tôm vẫn khỏe mạnh (cho dù độ mặn là bao nhiêu, ở cả châu Á vàMexico). EMS cũng xuất hiện ở các ao có độ pH biến động từ 7,5-8,6 (hoặc hơn) ở cả châu Á và Mexico.
Có một nghi vấn được đặt ra: Phải chăng việc lọc nước đã loại bỏ vi khuẩn gây bệnh hoặc những tác nhân có khả năng thu gom, tích trữ vi khuẩn (như động vật ăn lọc). Hành động phân lập một số tác nhân gây bệnh (ở mức phân tử hay sinh hóa) cho thấy sự thiếu nhất quán. Vibrio có thể liên kết, có thể thay đổi khi tiếp nhận thể thực khuẩn hoặc plasmid. Trong khi vi khuẩn gây bệnh EMS luôn mang 2 gien ngoại nhiễm sắc thể. Các tổn thương về mô học do EMS gây ra đã được mô tả từ trước, nhưng cần xác định rõ: tổn thương mô học do EMS gây ra giờ đây nặng nề hơn và cũng cấp tính hơn.
Các thí nghiệm cảm nhiễm đã công bố, sử dụng tác nhân gây bệnh đã được phân lập thuần, đều phải sử dụng một lượng lớn vi khuẩn mới có thể tạo ra các tổn thương mô học đặc thù của EMS so với các báo cáo khác cũng có tác nhân gây bệnh là Vibrio. Thí nghiệm cảm nhiễm cần xem xét, sử dụng con đường tự nhiên như cho tôm ăn nhuyễn thể hoặc giáp xác chân chèo (thu từ ao tôm bị nhiễm EMS). Xu thế tử vong của tôm trong các thí nghiệm cảm nhiễm có thể thay đổi khi sử dụng nước từ hệ thống nuôi cá rô phi có khả năng thúc đẩy sự phát triển Chlorella và các loài tảo lục khác.
Trao đổi giữa vi khuẩn với vi khuẩn có thể đóng vai trò nhất định lên độc tính của vi khuẩn Vibrio, từ đó, giúp định hướng chiến lược kiểm soát bệnh. Để có thể hiểu rõ về EMS, cần phải thiết lập một tầm nhìn mới. Thuật ngữ "độ phức tạp của các hệ thống sinh học" (biocomplexity) đã được sử dụng để nghiên cứu các mối tương tác qua lại trong một hệ sinh học mang tính đại diện cho cả một mạng lưới có liên quan đến đặc điểm thời tiết, hồ chứa, thực khuẩn thể hay plasmid, động vật phù du, biểu hiện tiếp cận tế bào và gien chức năng thích ứng. Và trên hết, muốn kiểm soát tốt EMS, cần tìm hiểu các tác động sinh thái lên quần thể vi khuẩn.
Minh Thu
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó