Thủy hải sản
Phòng, trị bệnh vi bào tử trùng ở Thủy sản
Để phòng, trị bệnh vi bào tử trùng cần lưu ý: tác nhân gây bệnh, mùa vụ phát bệnh, dấu hiệu bệnh lý, cách phòng và trị bệnh
Bệnh vi bào tử trùng trên cá tra chủ yếu do hai loài nguyên sinh động vật có khả năng hình thành bào tử (Microsporidia và Myxobolus sp) gây ra. Hiện, chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, do vậy việc áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi được khuyến cáo là hiệu quả nhất.
Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh vi bào tử trùng (bệnh gạo) trên cá tra chủ yếu là do hai loài nguyên sinh động vật có khả năng hình thành bào tử làMicrosporidia và Myxobolus sp. Trong cơ thể cá, các bào tử từ các bào nang bị vỡ nhiễm vào tế bào chủ mới, phát triển tạo bào nang mới. Hiện tượng cá tra có những nang màu trắng lấm tấm trong cơ thể cá ở nhiều dạng khác nhau và được phát hiện khi mổ cá quan sát nên gọi đây là bệnh "gạo". Trong ao nuôi cá và ngoài tự nhiên đều có tác nhân gây bệnh này. Cá nhiễm vi bào tử trùng từ nước qua mang, da và lây từ mẹ sang con.
Mùa vụ phát bệnh
Cá tra thường phát bệnh từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm thuộc các tỉnh ĐBSCL. Thời gian này lũ về sẽ mang theo mùn bã hữu cơ phân hủy và cuốn theo các mầm bệnh và thuốc bảo vệ thực vật từ nội đồng ra kênh rạch. Cùng với nhiệt độ nước thường xuyên xuống thấp (do mưa kéo dài), tạo điều kiện vi sinh vật gây bệnh phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cá nuôi. Khi thời tiết thay đổi làm cá bị stress, bỏ ăn, suy yếu và dễ mắc các dạng bệnh ký sinh trùng và vi khuẩn với mức độ cảm nhiễm cao. Cá cũng có thể ủ bệnh trong thời gian giống và thường phát bệnh khi nhiệt độ hạ và môi trường nước ô nhiễm ở giai đoạn sau 2 tháng nuôi đến lúc thu hoạch. Cùng với các loại bệnh gan, thận có mủ, vàng da…, thời gian gần đây bệnh vi bào tử trùng xuất hiện phổ biến trong ao nuôi cá tra ở ĐBSCL gây nhiều thiệt hại, khiến không ít người nuôi lo lắng.
Dấu hiệu bệnh lý
Cá tra bị bệnh vi bào tử trùng không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ có hiện tượng chết rải rác hàng ngày với số lượng ít, cá chết có dấu hiệu bệnh gan thận mủ hay xuất huyết bên ngoài, dễ gây nhầm lẫn cho người nuôi.
Cá bệnh có biểu hiện giảm ăn, nhào lộn dữ dội trên mặt nước, trên da, mang có nhiều nhớt và chết với số lượng ít. Quan sát thấy da có những đốm nhỏ mất màu, da sần, có những chấm đen tròn hay vệt như dính mực, tập trung nhiều ở vùng da mỏng như lườn và bụng. Cá bệnh nặng có những tổn thương trên da, như bị thủng lỗ nhỏ li ti nhưng không xuất huyết. Khi mổ cá bệnh, nội tạng cá ít biến đổi, gan thận bình thường, túi mật hơi căng, dịch mật màu nhợt nhạt. Nang "gạo" xuất hiện trong cơ thể cá là các vệt dài 1 - 3 cm màu trắng đục, trong chứa nhiều chất lỏng sệt nằm dọc theo cơ vùng sống lưng cá. Một dạng khác "gạo" là các nang tròn, hình hạt gạo hay bầu dục, kích thước 1 - 3 mm xuất hiện trên ruột, màng ruột, màng dạ dày. Khi ao bị nhiễm bệnh, cá thường chết rải rác, bệnh nặng có thể lây lan rất nhanh, tuy tỉ lệ cá bị bệnh chết không cao nhưng cá sẽ kém ăn, làm giảm năng suất và chất lượng thịt; do đó các nhà máy chế biến thủy sản sẽ từ chối mua hoặc hạ phẩm cấp chất lượng cá để mua giá thấp.
Phòng và trị bệnh
Hiện chưa có thuốc đặc trị loại bệnh này mà chủ yếu áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây nhiễm trong ao đang nhiễm bệnh và phòng bệnh trong quá trình nuôi. Việc áp dụng phương pháp phòng bệnh tổng hợp trong trị bệnh "gạo" được khuyến cáo mang lại hiệu quả nhất. Tuân thủ nguyên tắc "phòng bệnh hơn trị bệnh", tiêu diệt mầm bệnh trong ao bằng cách cải tạo ao, khử trùng nền đáy trước khi thả giống bằng vôi bột CaO liều cao (12 - 15 kg/100 m2) và phơi đáy ao 3 - 7 ngày. Khi thả giống phải kiểm tra bệnh bằng cách mổ 20 - 30 con cá giống, nếu phát hiện trong cơ thể cá có các vết lốm đốm (dấu hiệu bệnh) thì không nên thả nuôi. Không nên thả cá với mật độ quá dày (tốt nhất 20 - 30 con/m2), xiphông đáy ao định kỳ 2 tháng/lần với cá dưới 300 g/con và 1 tháng/lần với cá trên 300 g/con. Sau mỗi lần xiphông đáy ao cần kết hợp xử lý nước bằng các sản phẩm có gốc Clo nồng độ 7 - 10 ppm.
Trong quá trình nuôi, khi thấy cá có biểu hiện bất thường, cần mổ cá để quan sát. Nếu phát hiện ao cá bị bệnh thì phải cách ly hoàn toàn, đồng thời khử trùng toàn bộ dụng cụ nuôi và xử lý triệt để xác cá chết trong quá trình nuôi (vớt hết cá chết khỏi ao, nấu chín hay chôn hủy, không vứt ra kênh mương). Xử lý cá trong ao bệnh bằng các hoạt chất có tác dụng trên nguyên sinh động vật gây bệnh như Toltrazuril hay Benzimidazol, Mebendazole, Febendazol…
Những ngày nhiệt độ hạ nên giảm thức ăn và cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày (13 - 14 giờ). Sau khi xiphông đáy ao xong, nên bón zeolite để nước trong trở lại mới cho cá ăn. Để hạn chế ô nhiễm môi trường do sử dụng hoá chất, nên sử dụng muối ăn (NaCl) và vôi Ca(OH)2 cho vào túi vải treo ở 4 góc nơi cho cá ăn và nên treo trước khi cho cá ăn với liều lượng: vôi 1 - 2 kg/túi, muối 5 - 10 kg/túi, định kỳ 10 - 15 ngày/1 lần. Đối với mô hình nuôi ao, hầm thì hằng ngày thay 10% lượng nước trong ao. Ngoài ra, sử dụng thêm lá xoan, dây giác, cỏ mực... đập dập rồi bọc lại bằng lưới cước treo ở đầu bè hoặc ở chỗ cho ăn với liều lượng 5 - 10 kg/lần. Nên phòng bệnh cho cá bằng cách khử trùng nước ao định kỳ 10 - 15 ngày/lần, dùng vôi Ca(OH)2 liều lượng (1,5 - 2 kg/100m3) hòa nước và tạt đều khắp ao. Dùng chế phẩm sinh học hoặc chlorine, thuốc tím… để xử lý nước ao nuôi, đồng thời lắng, lọc và xử lý nước cấp, hạn chế mầm bệnh xâm nhập ao nuôi. Định kỳ hàng tháng kiểm tra các yếu tố thủy lý, hóa và mầm bệnh trong ao, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Cần bổ sung Sorbitol và Vitamin C thường xuyên vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá khi môi trường thay đổi.
Trường hợp cá nuôi bị bệnh, phải chẩn đoán đúng tác nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị thích hợp, không tùy tiện sử dụng kháng sinh và hóa chất trong danh mục cấm của nhà nước.
Hải An
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó