Thủy hải sản
Cá dọn bể còn được gọi là cá Ma vì tác hại kinh khủng
Theo nhiều người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vì loài cá dọn bể sinh sản với tốc độ chóng mặt, tranh giành nguồn sống với các loài khác nên còn được đặt một tên gọi khác là: Cá Ma.
Một trong 5 loài có nguy cơ cao
Theo Thông tư liên tịch số 27/ 2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, quy định tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại, cá dọn bể (hay còn gọi là cá tỳ bà) được xếp vào một trong những loài ngoại lai xâm hại vì đã đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
Đã tự thiết lập quần thể trong tự nhiên, đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, có khả năng phát tán mạnh; có xu hướng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện ở Việt Nam; qua khảo nghiệm, thử nghiệm thể hiện có xâm hại.
Cá dọn bể lẫn trong nhiều loài thủy sản khác.
Năm 2017, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II cũng đã công bố công trình nghiên cứu đánh giá tác động của thủy sinh vật ngoại lai đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Qua hơn 2 năm nghiên cứu, phân tích và đánh giá 62 động vật ngoại lai tác động đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên, 27 loài ngoại lai đã xuất hiện ngoài môi trường tự nhiên đã được tìm ra.
Trong số 27 loài ngoại lai có 5 loài là cá chim trắng, cá lau kính, rô phi thường, rô phi vằn và ốc bươu vàng được xếp vào hạng ở mức mối nguy cao.
Dù nhiều người khẳng định cá dọn bể có thể ăn được nhưng cũng không thể phủ nhận tác hại của nó đối với các loài thủy sản khác. Bắt được loài này, nhẹ thì rách lưới, nặng thì đứt tay, còn thả chung với loài khác thì chúng hút hết nhớt của cá, tranh giành không gian sống của các loài bản địa.
Nhiều người khẳng định, ở Đồng Nai, Tây Ninh, những hồ thủy điện lớn như Trị An,… xuất hiện rất nhiều loài cá này. Điều dễ nhận thấy là, nơi nào có loài này sinh sống thì những loài khác “không còn đất dung thân”.
Khó quản lý
Trao đổi với Dân Việt, đại diện Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT) khẳng định, vì đã được xếp vào loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm nên cá dọn bể không được phép nhập khẩu vào nước ta, có thể nó được đưa vào bằng con đường tiểu ngạch.
Người dân khẳng định, cá dọn bể có thể ăn được nhưng phải ăn lúc nóng, để nguội rất tanh.
Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu về sinh vật ngoại lai (SVNL) xâm hại nói chung, loài cá dọn bể nói riêng tại Việt Nam nhưng qua một số nghiên cứu đánh giá, đã có những tác động xấu đến đa dạng sinh học trong nước cũng như kinh tế - xã hội.
Vì vậy, ông Sơn cho rằng cần tăng cường điều tra, phát hiện và lập bản đồ phân bổ để kiểm soát và xử lý kịp thời các vùng mới bị xâm nhiễm SVNL. Tiếp đó là áp dụng triệt để và nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch; kiểm soát chặt chẽ và chủ động ngăn chặn các con đường lây lan của SVNL.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng tham gia phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán của SVNL. Đối với thực vật, phải chủ động trồng các loại thực vật phù hợp để lấn át sự xâm nhiễm của thực vật ngoại lai ngay từ đầu. Đối với các loài động vật, cần huy động lực lượng cộng đồng để tìm diệt sớm.
Trên thực tế, Bộ NN&PTNT đã có quy định về những loài SVNL muốn phát triển, du nhập phải có đánh giá tác động đối với môi trường sinh thái, hiệu quả kinh tế mới được sản xuất, kinh doanh. Nhưng không biết bằng con đường nào những loài SVNL nguy hiểm vẫn thâm nhập vào nước ta. Một giải pháp quan trọng để ngăn chặn các loài ngoại lai xâm hại là cần có hành lang pháp lý, kiểm soát chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.
Theo Anh Thơ / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó