Thủy hải sản
Cá nuôi ở hồ Thác Bà "sạch" cỡ nào, mà khách thi nhau đặt hàng
Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá chép lai V1, cá rô phi đơn tính và trắm đen trong lồng HDPE trên hồ Thác Bà (Yên Bái); kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thương mại hoá sản phẩm ngay trong giai đoạn triển khai dự án... Đó là mục tiêu chính của dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thủy sản bằng lồng trên hồ Thác Bà” .
Dự án nói trên do kỹ sư Phùng Đức Chiến làm chủ nhiệm, Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật nông – lâm – thủy sản TNĐ chủ trì. Dự án được thực hiện trong 24 tháng từ tháng 11.2016 – tháng 10.2018.
Tiềm năng phát triển nuôi thuỷ sản
Nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà. Ảnh: T.L
Công ty TNHH TNĐ sẽ có trách nhiệm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm do mô hình tạo ra và xây dựng, nhân rộng các mô hình vệ tinh trên hồ Thác Bà sau khi dự án triển khai có hiệu quả, tiến tới xây dựng thương hiệu cá sạch Thác Bà đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. |
Thời gian qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Yên Bái dù đúng hướng nhưng chậm và chưa đi vào chiều sâu. Trong nông nghiệp, thủy sản chưa phát triển mạnh, mới chỉ phát triển quy mô nhỏ và phục vụ địa phương là chủ yếu, chưa có đối tượng nuôi đem lại giá trị kinh tế cao.
Trong khi đó, Yên Bái có tiềm năng phát triển thuỷ sản tqơng đối cao với nhiều suối, hồ. Nổi bật có thể kể đến Hồ Thác Bà có diện tích mặt nước lớn, hơn 19.000ha.
Trước đây cá ở hồ Thác Bà rất nhiều với các loài quý hiếm như chiên, lăng, nheo, thiểu gù, trắm, chép... Mỗi năm sản lượng thuỷ sản tự nhiên được khai thác trên hồ Thác Bà chừng 10.000 - 12.000 tấn. Nhưng sau đó nguồn lợi này cạn kiệt dần. Những năm gần đây, tỉnh Yên Bái đã thực hiện nhiều giải pháp khôi phục nguồn lợi và phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ở hồ Thác Bà.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương, Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật nông – lâm - thủy sản TNĐ đã đề nghị Bộ KHCN, UBND tỉnh Yên Bái cho phép triển khai dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thủy sản bằng lồng trên hồ Thác Bà” thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2016 – 2025.
Doanh nghiệp sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm
Được biết, ngay sau khi dự án được phê duyệt, đơn vị đã bắt tay vào triển khai thực hiện. Với mô hình ương nuôi cá giống, dự án đã tiến hành nuôi tại ao 32.000 con cá 21 ngày tuổi. Mô hình nuôi thương phẩm cá chép lai V1 vụ thứ nhất đã tiến hành thả 7.500/15.000 con, cỡ 120-150gr/con. Mô hình nuôi thương phẩm cá rô phi đã thả 43.750 con. Mô hình nuôi thương phẩm cá trắm đen đã thả 2.000 con.
Công nhân kiểm tra sức khỏe đàn cá nuôi tại khu vực nuôi cá lồng của Công ty T&T. Ảnh: NNVN
Theo đơn vị chủ trì, dự án tiếp nhận sự hỗ trợ và tổ chức ứng dụng 5 quy trình công nghệ ương cá giống, nuôi thương phẩm cá chép lai V1, rô phi và trắm đen trong lồng, gồm các quy trình công nghệ ương giống cá chép lai V1 trong ao; ương giống cá rô phi đơn tính trong ao; nuôi công nghiệp cá chép lai V1 trong lồng; nuôi công nghiệp cá rô phi đơn tính trong lồng; nuôi công nghiệp cá trắm đen trong lồng.
Đây là những công nghệ đã được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I hoàn thiện và chuyển giao thành công, đã được áp dụng có hiệu quả ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, đối với tỉnh miền núi Yên Bái, đây là những công nghệ mới nên khi được hỗ trợ ứng dụng trên địa bàn tỉnh đã giúp đội ngũ cán bộ của đơn vị nâng cao năng lực chuyên môn, giúp người dân nắm bắt được những tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất.
Ông Đào Văn Minh - Công ty CP nghiên cứu ứng dụng dịch vụ khoa học công nghệ T&T, đơn vị tiếp nhận công nghệ và xây dựng các mô hình thuộc dự án - đang sở hữu 55 lồng, mỗi lồng 700m3 gồm đủ loại cá diêu hồng, cá rô, trắm đen, cá chép, cá tầm.
Theo ông Minh, công nghệ nuôi tiên tiến, thể hiện ở thiết kế lồng nuôi, kết cấu lồng, độ bền và vững chắc của lồng, sự tiện lợi cho quá trình thao tác tới kỹ thuật chăm sóc, chọn giống... giúp cá nuôi lớn nhanh, sạch bệnh. Với quy trình nuôi này, cá thương phẩm tại hồ Thác Bà sẽ có chất lượng cao vượt trội so với cá nuôi ao, lồng bè trên sông, đặc biệt là không có mùi bùn. Đơn vị triển khai dự án kỳ vọng điều này sẽ góp phần tạo nên giá trị cho thương hiệu cá hồ Thác Bà.
Theo bà Phạm Thị Đông - Thư ký quản lý dự án, Công ty TNĐ thì mô hình chuỗi sản xuất khi đi vào hoạt động ổn định sẽ có hướng mở rộng quy mô và liên kết với người dân, tạo ra một vùng sản xuất thủy sản sạch quy mô lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường khu vực Hà Nội.
Nhóm làm dự án dự kiến sẽ chuẩn bị các công việc cần thiết để có thể tiêu thụ sản phẩm ngay trong quá trình triển khai dự án. Đại diện đơn vị chủ trì chia sẻ “chúng tôi có kế hoạch tìm kiếm thị trường bằng hướng làm việc với các hệ thống siêu thị và chợ đầu mối tại Hà Nội nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm cá hồ Thác Bà”...
Theo Thái Bình / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó