Thủy hải sản
Chuyện nghiêm chỉnh: Mắc màn nuôi...ếch
"Đời thủa nhà ai lại đi mắc màn nuôi ếch. Sợ ếch bị sốt xuất huyết nên mới mắc màn cho nó"-đó là những lời bàn ra tán vào của dân tình khi ông Chu Trọng Tại, tổ dân phố số 1, phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh (TP. Hải Phòng) mở nghề nuôi ếch trong ... màn.
Nhiều người chọn nuôi ếch trong bể xi măng, người khác chọn cách nuôi ếch trong bể lót bạt, riêng ông Chu Trọng Tại lại nuôi ếch trong ... màn. Cách làm sáng tạo này đã cho tỉ lệ ếch sống và sinh trương tốt đạt đến 95 %-một tỷ lệ "vàng" của nghề nuôi ếch…
Ông Chu Trọng Tại đang mắc màn cho đàn ếch nuôi. Ảnh: Thu Thủy.
Nuôi ếch như đi... chơi picnic
Thoáng nhìn từ xa, dưới ao nhà ông Tại là những chiếc màn lưới được ghép lại với nhau trông như khu cắm trại hè dưới bãi biển. Khác là ở chỗ, đây chính là nơi sinh sống an toàn cho các chú ếch.
Những chiếc màn lưới này được thiết kế rất đơn giản có chiều dài 7m, chiều ngang 3m, cao 2,5m được buông kín như màn ngủ, bên trong thả vài mảnh xốp hoặc chút bèo tây để tạo môi trường lưỡng cư cho loài ếch. Mỗi khung màn lưới 21m2 được ví như một cái nhà riêng có sức chứa khoảng 1.500 chú ếch. Các khung màn được đặt gần nhau cách bờ khoảng 1m để tránh sự tấn công của loài chuột, đồng thời tứ phía đều được che nên tránh bọn chim bói cá đến bắt ếch làm mồi.
Nằm, ăn, chơi trong màn, đàn ếch được an toàn, tỷ lệ sống cao, mau lớn. Ảnh: Thu Thủy.
Thời điểm này, gia đình ông Tại nuôi 6 khung màn với hàng vạn con ếch. Ông Tại bảo, ông tự mày mò học hỏi và tự đúc rút cho mình 1 phương pháp nuôi riêng. Lúc ếch còn nhỏ dưới 10 ngày tuổi, ông Tại dùng lòng đỏ trứng gà sao khô cho ếch ăn trong vòng 1 tuần, sau đó mới cho ếch ăn cám nhỏ hoặc cám to tùy theo từng ngày tuổi.
Ông Tại chia sẻ: “Tôi đã chăn nuôi và trồng rất nhiều loại giống cây, con nhưng tôi nhận thấy ếch là loài lưỡng cư dễ nuôi, không tốn thức ăn, thời gian nuôi ngắn lại cho hiệu quả kinh tế lớn”. Theo kinh nghiệm của ông, trung bình mỗi khung màn lưới chỉ cần 4kg thức ăn chia đều cho 2 bữa/ ngày, không để thức ăn dư thừa lưu cữu từ bữa nọ sang bữa kia, ếch không ăn hết sẽ làm nguồn nước ô nhiễm không tốt cho sức khỏe của ếch.
Các màn nuôi ếch được bố trí san sát, không tốn diện tích ao. Ảnh: Thu Thủy.
Nuôi ếch tương đối nhàn. Việc quan trọng nhất là phải luôn theo dõi sức khỏe cho ếch vì ếch rất hay mắc bệnh nấm. Nếu thấy ếch xuất hiện chấm đỏ khắp thân mình, chân tay lập tức phải pha thuốc tím loãng phun cho ếch trong vòng 3 ngày liền vào các buổi sáng, nếu không ếch sẽ đổ bệnh chết hàng loạt.
Ở miền Bắc nước ta, ếch chỉ nuôi được từ tháng 3 đến tháng 11, thời điểm còn lại vào đông và xuân không thích hợp cho việc nuôi ếch. Vì vậy ông Tại đã phải nuôi gối liên tục các ao, mỗi ao thường cách nhau từ 10 ngày trở lên để dễ cho việc phân loại, kéo dài thời gian thu hoặc và gia tăng nhập hơn. Ếch nuôi chỉ cần tầm 3- 4 tháng là đã đạt trọng lượng từ 3,5 -4 lạng / 1 con. Hiện nay, ông Tại cung cấp cho thị trường 25 tấn ếch thịt mỗi năm với giá thu mua ếch từ 55 -60 nghìn/ kg, các thương lái đến tận nơi thu mua, ông chả phải đi chợ.
Nuôi, trồng đa cây, đa con
Ông Tại xây dựng trang trại trồng cây, chăn nuôi từ năm 2001. Trên bờ ông trồng cây, dưới ao ông thả cá, sau đó xét thấy địa thế trang trạng rộng ông đã tổ chức lại sản xuất, quy hoạch lại vườn ao. Ông trồng cây, thả cá, nuôi lợn mỗi loại thành một khu riêng biệt. Diện tích vườn 3 sào ông trồng chuối, mít, nhãn cho thu nhập tương đối tốt. Diện tích ao khoảng 5.000m2 ông nuôi cá trắm, cá trôi, mè, rô phi mỗi năm cho thu hoạch 7 tấn cá. Tổng thu nhập của gia đình trừ mọi chi phí cũng cho từ 450 -500 triệu đồng/ năm.
Ông Chu Trọng Tại đang nuôi thí điểm gà Đông Tảo. Ảnh: Thu Thủy.
Ngoài nuôi ếch, ông Tại còn nuôi một số con vật khác như gà Đông Tảo, chim bồ câu, cá sấu, baba…Mỗi lần bổ sung thêm vật nuôi mới ông Tại đều cẩn trọng tìm cho mình hướng đi mới an toàn và hiệu quả, không ồ ạt mà phải nuôi thí điểm để nắm bắt kỹ thuật và đúc rút kinh nghiệm rồi mới cho vào nuôi đại trà. Vì thế mô hình làm ăn kinh tế của ông Tại được nhiều người đánh giá cao, tìm đến tham quan học hỏi về làm theo.
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Chủ tịch Hội Nông dân phường Hòa nghĩa, quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng nhận xét: "Mô hình làm kinh tế của gia đình ông Chu Trọng Tại là 1 trong những điển hình ở địa phương, cho hiệu quả kinh tế ổn định. Nhiều năm trở lại đây hộ gia đình nhà ông Tại luôn được UBND, Hội Nông dân các cấp khen ngợi, biểu dương...".
Theo Thu Thủy / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó