Thủy hải sản
Đại gia Việt bắt cả "quái vật" sông Amazon về chơi
Thời gian gần đây, loài “quái vật” nước ngọt hải tượng long có nguồn gốc từ vùng Amazon xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Điều đáng nói, loài cá khổng lồ này cũng được nhiều dân chơi cá cảnh săn lùng.
Bắt được nhiều " quái vật " sông Amazon tại Việt Nam
Mấy ngày nay, người dân xôn xao về một con cá lạ có kích thước "khủng" với chiều dài gần 2 mét, nặng trên 100kg vừa bắt được tại Tiền Giang. Nhiều người hiếu kỳ đã kéo đến nhà anh Trần Văn Điệp (44 tuổi, huyện Tân Phước) để tận mắt chiêm ngưỡng con cá. Đây là con cá mà anh Điệp bắt được và thả trong ao trước nhà.
Theo nhiều người am hiểu, đây là cá hải tượng, giống cá ngoại nhập có kích thước cũng như trọng lượng rất lớn.
Cá hải tượng long khủng được anh Điệp thả trong ao.
Đây không phải là con cá hải tượng đầu tiên được phát hiện ở Việt Nam. Trước đây, người dân đã bắt được nhiều con cá hải tượng trên dòng sông Mê Kông.
Cách đây 3 năm, vào sáng 23/4/2014, tại đoạn kênh cầu Trạm y tế Hòa Phú (xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, Vĩnh Long), người dân đã bắt được một con cá hải tượng long nặng hơn 30kg, chiều dài 1,4m và vòng bụng 0,8m.
Con cá hải tượng long nặng hơn 30kg ở Vĩnh Long.
Hay ngày 29/1/2013, trên kênh Thần Nông, ngư dân xã Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang cũng bắt được con cá hải tượng long dài 1,8m, chu vi thân 85cm, vẩy lấp lánh màu đỏ. Do không biết loài “quái vật” này có giá trị cao, nhiều người đem lên bờ thả vào bể oxy nên cá đã chết.
Vào tối 22/2/2012, hai ngư dân ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long cũng bắt được một con cá hải tượng long trên sông Hậu. Con cá dài 1,5m và có trọng lượng 50kg. Khi đó, chẳng ai biết chính xác đây là loài cá gì nên không dám mua. Cuối cùng, nó bị chôn ở miếu Bà Chúa Xứ gần đó.
Cách đó vài năm, ngày 1/4/2007, một nhóm thanh niên ở ấp 1, phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM, bủa lưới đánh cá và trúng con cá hải tượng nặng hơn 60kg ở cầu Cá Trê. Cá được bán với giá 40 triệu.
Con cá hải tượng chết được đem chôn trong vườn nhà ông Trần Văn Hạn
Không chỉ bắt được cá hải tượng khi còn sống, nhiều người còn phát hiện cả xác cá hải tượng, nên đành đem đi chôn.
Điển hình là sự việc ngày 29/1/2013, một số công nhân Xí nghiệp Đông lạnh thủy sản Afiex (xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) vớt được xác con cá lạ dài gần 2m, nặng khoảng 80kg trên sông Hậu. Nhưng chỉ hơn một giờ sau, cá bốc mùi hôi thối nên công nhân đào hố ở vị trí gần đó để chôn.
Ngày 4/4/2007, một con cá hải tượng đã chết, nổi trên nhánh sông Sài Gòn đoạn cầu Cá Trê 1. Cá dài 1,75m, nặng khoảng 60kg.
Thú chơi vương giả
Cá hải tượng là một trong những loài cá nước ngọt có trọng lượng lớn nhất hành tinh. Chúng có nguồn gốc tại lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Loài cá này còn mang tên Arapaima - “quái vật” nước ngọt. Khi trưởng thành, trọng lượng trung bình của chúng vào khoảng 100-200kg, dài tầm 2m. Thế giới từng ghi nhận một chú cá hải tượng long dài tới 4m, nặng 300kg. Đây là loài cá quý hiếm đưa vào Sách đỏ thế giới.
Một chú cá hải tượng khổng lồ.
Ở Việt Nam, khoảng 15 năm trở lại đây, loài cá này được nhập về nuôi, chưa có cơ sở nhân giống. Nhưng đầu năm 2015, một cặp cá hải tượng của gia đình ông Ngô Văn Phước (ở xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) đã sinh sản được cả ngàn con. Mới đây, đàn cá hải tượng 12 con, mỗi con nặng hơn 100kg được ông Đặng Văn Ninh (ngụ thị trấn Tân Châu, Tây Ninh) xây riêng bể lớn để chăm sóc.
Có ý kiến cho rằng, đây là sinh vật ngoại lai, nếu thả ra môi trường tự nhiên sẽ hủy diệt các sinh vật khác. Vì vậy, Tổng cục Thủy sản, Chi cục thủy sản tỉnh Tây Ninh đề nghị gia đình các gia đình không nên mua, bán, cho tặng bất cứ ai số cá hải tượng con được sinh sản vừa qua.
Cá hải tượng này sinh sản trong môi trường ao nuôi tại Tây Ninh.
Tuy có nhiều e ngại về việc nuôi cá hải tượng, song nó vẫn được nhiều dân chơi cá cảnh săn lùng.
Để thỏa mãn thú vui nuôi cá cảnh và thể hiện đẳng cấp của mình, nhiều đại gia đã mạnh tay bỏ ra cả trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để chơi loài cá khổng lồ này. Họ cho rằng khi nuôi cá đúng cách, cá sẽ tạo màu đẹp, mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Anh Hùng - một đại gia ở quận 8, TP.HCM, tâm sự trên GĐ&XH: Chơi cá hải tượng không quá kỳ công vì nó sống được trong môi trường có oxy thấp. Nhưng để có được một bể cá hải tượng trong phòng khách, người chơi phải có trong tay bạc tỷ vì loài cá này lớn nhanh, chiều dài lên đến vài mét nên bể cá phải dài, rộng và làm bằng thủy tinh chịu lực.
Con cá hải tượng trong bể cá nhà anh Hùng.
“Hơn nữa, nuôi cá hải tượng rất tốn kém, tốn nhất là thức ăn vì cá chỉ ăn những động vật sạch. Nếu bị ươn hôi, cá hải tượng ăn vào sẽ bơi lội châm chạp, mấy ngày sau thì chết. Hàng ngày, trung bình 1 con hải tượng 1,5m ngốn hết gần 5kg cá. Thức ăn cũng phải thay đổi liên tục, có ngày phải chi 1 triệu đồng để mua thịt bò cho mỗi con” - người này nói.
Còn ông Nguyễn Văn Lãng, Chủ tịch Hội cá cảnh TP.HCM và cũng được mệnh danh là “người chơi cá cảnh số một Sài Gòn”, cho hay: “Cá hải tượng tuy đắt nhưng chỉ là đời thứ hai. Giống cá hải tượng thuần chủng trên thế giới đã nằm trong sách Đỏ từ lâu nên vô cùng hiếm”.
Theo ông Lãng, loài cá này không phù hợp với các loại thủy sinh nên phải có nhiều tiền như các đại gia để đầu tư dàn đèn nhiều màu, thậm chí phải thuê chuyên gia đến thiết kế ánh sáng để tạo màu cho cá, chi phí rất tốn kém.
Theo Hạnh Nguyên / VietnamNet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó