Thủy hải sản
Lạng Sơn: Đáng báo động nạn tận diệt giun đất bằng kích điện
Việc bắt giun đất bằng hình thức kích điện gây ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến chất lượng đất đai, môi trường sinh thái…Tuy nhiên, ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn nhiều người vẫn mang tâm lý kiếm tiền nhanh, ít đầu tư, dùng kích điện tận diệt giun đất với số lượng lớn để bán kiếm lời.
Theo Công an huyện Văn Lãng (Lạng Sơn), hiện ở một số địa phương như Tân Mỹ, Hoàng Việt... đã xảy ra tình trạng người dân sử dụng hóa chất, xung kích điện để đánh bắt, tận diệt, chế biến giun đất để bán cho thương lái với số lượng lớn.
Trước đó, vào cuối tháng 5/2019, qua công tác nắm tình hình, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy, Công an huyện Văn Lãng đã bắt quả tang Hà Văn Lượng (SN 1983, trú tại thôn Pò Cại, xã Tân Mỹ) đang thực hiện hành vi dùng máy kích điện để bắt giun đất. Tại thời điểm đó, lực lượng chức năng đã thu giữ 1 máy kích điện và 7kg giun đất.
Qua điều tra, Hà Văn Lượng khai nhận, do thấy thương lái nước ngoài đến hỏi thu mua giun với giá cao nên đối tượng đã sang bên kia biên giới tìm mua máy kích điện với giá 500.000 đồng. Mỗi buổi sáng Lượng cũng bắt được khoảng 20kg giun, bán được gần 400.000 đồng.
Nhiều đối tượng hám lợi đã sử dụng kích điện tận diệt giun đất gây ảnh hưởng lớn tới môi trường sinh thái, chất lượng của đất trong sản xuất nông nghiệp.
Giun đất có vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp bởi chúng làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất… Việc dùng máy kích điện bắt giun đất, đặc biệt trên đất nông nghiệp với số lượng lớn làm mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Lợi dụng tâm lý kiếm tiền nhanh mà đầu tư ít, các thương lái đã hướng dẫn cho người dân cách sử dụng máy kích điện. Với giá thu mua giun đất trung bình từ 18.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, trong khi sử dụng máy kích điện khiến việc bắt giun rất dễ dàng, một số người dân đã mua máy kích điện đánh bắt giun đất để bán kiếm lời.
Qua tìm hiểu được biết, tình trạng người dân sử dụng máy kích điện để bắt, khai thác giun đất bắt đầu từ tháng 4/2019, rải rác ở một số xã như: Tân Mỹ, Hoàng Việt. Tính đến ngày 27/6/2019, Công an huyện Văn Lãng đã bắt 3 vụ trong đó có 1 vụ ở xã Tân Mỹ, 2 vụ ở xã Hoàng Việt, thu giữ 3 máy kích điện.
Thực trạng tận diệt giun đất đã diễn ra trước đó ở nhiều địa phương: Phú Thọ, Tuyên Quang... (Ảnh: Tuấn Trung)
Trước tình trạng này, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Văn Lãng đã và đang thực hiện các biện pháp để ngăn chặn. Ngày 4/6/2019, UBND huyện Văn Lãng đã có Văn bản số 1286/UBND – TNMT gửi UBND các xã, thị trấn trên địa bàn và Trung tâm Văn hóa, thể thao và truyền thông (VHTT-TT) huyện tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không sử dụng thiết bị để bắt, khai thác giun đất trên địa bàn huyện. Đặc biệt, Trung tâm VHTT-TT huyện đã triển khai, tuyên truyền hệ thống loa truyền thanh của các xã, thị trấn và tuyên truyền lưu động.
Đồng thời các cấp chính quyền địa phương đã vào cuộc làm rõ thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của việc tận diệt giun đất đối với môi trường sinh thái và hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Giun đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida. Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,... nơi có nhiều mùn hữu cơ. Chúng có vai trò to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ phì nhiêu của đất. Phân giun đất là thứ phân bón sạch,rất tốt cho thực vật. Giun còn là phương tiện xử lý rác, làm sạch môi trường. |
Theo Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó