Thủy hải sản
Mốt ăn muối cổ đại 250 triệu năm, đắt gấp 30 lần muối Việt
Dù chỉ là một loại gia vị phổ biến trong nấu ăn, được sử dụng hàng ngày ở tất cả các gian bếp, song thay vì sử dụng muối trắng, thời gian này, ở Việt Nam lại rộ lên trào lưu ăn muối hồng cổ có niên đại lên tới 250 triệu năm.
Nhẹ nhàng cắt mép chiếc túi zip rồi đổ ngược vào lọ thủy tinh, thích thú nhìn từng hạt tinh thể màu hồng đục như đá thạch anh, chị Bùi Ngọc Trâm Anh ở Quan Nhân (Thanh Xuân, Hà Nội) khoe, đây là đá muối Himalaya được chị đặt mua từ trong Đà Nẵng ship ra, có giá 99.000 đồng/kg.
Chị Trâm Anh chia sẻ, khoảng 2 tuần trở lại đây, cứ đến giờ ăn trưa, chị em đồng nghiệp lại xôn xao bàn về các món ăn được nêm nếm bằng loại muối hồng cổ đại mấy trăm triệu năm tuổi. Nhiều chị còn tỏ ra thích thú muốn được sờ thử, nếm thử loại muối cổ này vì nghe nói chúng được khai thác ở chân núi Himalaya, là muối sạch nhập khẩu giàu chất khoáng, không chứa kim loại nặng.
Muối Himalaya đang được nhiều người tò mò đặt mua ăn thử |
“Tôi nghe cũng tò mò lắm bởi từ trước đến giờ, khi chế biến món ăn, gia đình tôi vẫn trung thành với các loại gia vị đơn thuần như muối tinh trắng, mì chính, nước mắm cốt chứ không ăn hạt nêm, bột canh. Nay lại có loại muối sạch như vậy thì quá tốt, mua về ăn thử xem sao”, chị nói.
Tương tự, anh Hà Đức Trung, chủ một cửa hàng điện thoại di động trên đường Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, gia đình anh cũng đang sử dụng loại muối hồng Himalaya để nấu ăn và dùng pha loãng ngâm các loại rau dưa, hoa quả cho sạch trước khi ăn.
Muối cổ đại này ăn cũng chẳng khác gì muối trắng mà gia đình vẫn sử dụng, nhưng nghe quảng cáo là muối hình thành từ 250 triệu năm trước, gần như là tinh thể hóa thạch khiến anh rất hiếu kỳ. Anh Trung cũng cho rằng, thời xưa, tất cả mọi thứ đều thuận theo tự nhiên, không có ô nhiễm kim loại nặng, không có các nhà máy công nghiệp thải các chất độc hại, nguồn nước cũng không bị ô nhiễm, theo đó, muối cổ đại chắc chắn sẽ sạch hơn muối trắng hiện nay nên anh quyết định mua ăn.
"Nói là muối cổ đại nhưng giá của chúng của chỉ gần 100.000 đồng/kg, một tháng sử dụng hết 2kg muối thì không có gì là quá đắt cả", anh Trung chia sẻ.
Theo ghi nhận, loại muối muối hồng Himalaya đang được rao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội và đang tạo nên cơn sốt.
Cụ thể, trên trang facebook có tên Muối ăn H... quảng cáo: “Muối được hình thành từ cách đây hơn 250 triệu năm, được bảo quản bởi điều kiện tự nhiên hoàn hảo, được khai thác và lọc sạch thủ công, không sử dụng hóa chất xử lí,… được coi là tinh khiết nhất hành tinh”.
Theo đó, loại muối cổ Himalaya dùng để ăn này có màu hồng đậm, được chia làm 3 kích thước: dạng hạt nhỏ từ 1-5mm, hạt to 3-8mm và dạng mịn 0,6mm, nhưng giá của đều giống nhau, từ 99.000 đồng/kg, đắt gấp khoảng 30 lần muối trắng của Việt Nam.
Hạt muối Himalaya được quảng cáo có 3 kích cỡ |
Cũng theo người quản lý facebook này, muối Himalaya là quá trình bốc hơi hoàn toàn của vùng biển cạn tạo thành những mỏ muối lớn, được bao bọc bởi dung nham và băng tuyết giá lạnh. Nhờ vậy những tinh thể muối hồng hoàn toàn không chịu sự ảnh hưởng của nguồn nước, không khí ô nhiễm. Không những tinh khiết, chúng còn dự trữ các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể nên rất bổ dưỡng.
Anh Trần Hòa Thắng, một đại lý bán loại muối này tại Hà Nội, cho hay, mỗi ngày, anh bán được ít nhất 30kg muối hồng cho khách lẻ, chưa kể khách buôn mua từ 50kg trở lên còn được ưu đãi.
“Mặt hàng này tôi đã bán từ lâu, nhưng trước đây được nhập từng tảng to về bán cho các spa làm dịch vụ massage, gần đây mới rộ lên trở thành trào lưu dùng làm muối ăn”.
“Khách đặt bao nhiêu cũng có sẵn vì chúng tôi nhập khẩu trực tiếp bên nước ngoài, có giấy chứng nhận. Muối được cho vào túi zip hút hết không khí nên bảo quản được lâu, nếu chảy nước tôi sẽ nhận lại”, anh cho hay.
Ngoài ra, chị Đỗ Thu Hà ở Mỹ Đình (Cầu Giấy, Hà Nội), một người sử dụng loại muối này, thừa nhận, muối hồng cổ đại ngoài màu sắc khác biệt thì mùi vị hoàn toàn giống muối trắng truyền thống Việt Nam.
“Người bán bảo muối này hoàn toàn tinh khiết, có màu hồng là do chứa các loại khoáng chất như sắt, magie, kali, canxi tốt cho sức khỏe, song tôi cũng không quan tâm lắm, chỉ tò mò về niên đại 250 triệu năm nên mới mua, và thấy có chứng nhận muối sạch nhập khẩu là yên tâm sử dụng”, chị nói.
Trao đổi với GS.TSKH Đặng Trung Thuận, Chủ tịch Hội địa hóa Việt Nam, ông cho hay theo như mô tả thì muối ăn Himalaya có thể là một loại muối mỏ. Loại muối mỏ này ở Lào, Ba Lan cũng có, tồn tại hàng vài chục triệu năm. Theo GS.TSKH Đặng Ngọc Thuận, muối mỏ hình thành từ vùng nước biển bị cô lập, bốc hơi và cô đọng lại thành muối. Do thay đổi địa chất nên muối này bị chìm sâu dưới lòng đất và hình thành nên những mỏ muối.
Loại muối trắng hay sử dụng để ăn hiện nay chỉ gồm Natri Clorua, riêng muối mỏ còn chứa những loại chất khác, chẳng hạn nếu nhiều magie thì có vị đắng, nếu lẫn nhiều chất khác như kali, sắt thì có màu hồng nhạt, đậm,... Việc loại muối này có niên đại hàng trăm triệu năm và thật sự có tác dụng tốt với sức khỏe như quảng cáo hay không cần phải nghiên cứu, xét nghiệm chi tiết mới biết được.
Theo Hải Dương / Vietnamnet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó