Thủy hải sản
Mưa kéo dài, diêm dân trắng tay
Chưa năm nào diêm dân ở TX Sông Cầu (Phú Yên) khốn khó như năm nay. Do mưa kéo dài, ruộng muối lênh láng nước ngọt, đến nay tháng 5 rồi mà diêm dân vẫn chưa thu được hột muối nào (trong khi sản lượng muối bình quân mỗi ngày lên tới 100 - 120 tấn).
Ruộng muối Lệ Uyên (xã Xuân Phương), rộng trên 146ha, trung bình 1 tháng diêm dân làm ra hàng trăm tấn muối. Tuy nhiên vụ muối năm nay, bước qua tháng 5 diêm vẫn chưa làm ra được hột muối để bán. Ông Trần Văn Trọng, một diêm dân cho biết: Tôi có 6 ô ruộng muối, cứ 5 nắng là thu hoạch được một lứa muối, mỗi lứa 6 bao (50kg/bao), tính ra mỗi tháng có 1,2 tấn muối. Nhưng năm chưa thu được hột muối nào.
Mưa bất thường kéo dài, diêm dân khốn đốn
Theo ông Trọng, nguyên nhân là do mưa rải rác kéo dài nhiều tháng qua làm ruộng muối ngập nước ngọt lênh láng, trong ruộng lại sinh ra nhiều rong nhớt, rong giẻ nên phải tốn nhiều công mới cải tạo xong. “Nếu nắng gắt trở lại thì phải ít nhất hơn nửa tháng nữa diêm dân mới lấy nước biển vào làm muối đầu vụ được”, ông Trọng nói.
Còn ruộng muối ở phường Xuân Phú nhiều người vẫn chạy máy nổ hút nước ngọt từ ruộng đổ ra mương, nếu như ngày này năm trước muối trắng đồng thì nay đồng trắng nước. Diêm dân Đặng Văn Tính, đang dùng máy bơm hút nước ngọt ra cho hay: "Hồi đầu tháng 4 vừa qua, tôi lấy được lứa nước biển vào, khi muối kết tinh to bằng đầu ngón tay út thì gặp trận dông nhỏ. Nước mưa “liếm” qua mặt ruộng, lớp muối bên trên rã ra, hột muối thu nhỏ còn bằng đầu đũa".
"Thường thì khi gặp mưa nhỏ muối tan một phần nào rồi nằm im đó, gặp trời nắng trở lại thì muối tiếp tục kết tinh, ai ngờ mấy ngày sau mưa liên tiếp muối chảy ra nước. Còn từ đó đến nay, vùng này chưa có ai gánh được thúng muối nào", ông Tính cho biết.
Tại vùng muối sản xuất muối Tuyết Diêm (xã Xuân Bình) cũng rơi vào cảnh tương tự. Đến nay diêm dân vẫn chưa có muối thu dù đã vào vụ sản xuất muối đã 5 tháng. Hằng năm, cứ vào tháng Giêng là diêm dân xã Xuân Bình bắt đầu khởi động vụ muối mới bằng cách cuốc lên rồi đầm đất bằng phẳng. Ruộng chứa nước mặn cũng đã được gia cố bờ bao để chuẩn bị kết tinh lứa muối đầu tiên.
Tuy nhiên, từ đó đến nay do mưa liên tiếp, bà con không thể lấy nước mặn vào ruộng vì mưa làm cho độ mặn của nước giảm xuống, muối không thể kết tinh. Có nơi, diêm dân đã hoàn thành công đoạn cải tạo đất, cho nước mặn lên ruộng, nhưng gặp phải mưa trái mùa đành phải xả nước bỏ và mọi công sức, chi phí đầu tư coi như “muối bỏ bể”.
Diêm dân Bùi Văn Sáu, có thâm niên trong nghề làm muối Tuyết Diêm hơn 30 năm tâm sự, chưa năm nào thời tiết bất lợi cho người làm muối như năm nay. Nghề làm muối vất vả vô cùng, trước đây tình trạng mất giá dẫn đến muối ế đã ám ảnh diêm dân 4 năm trời. Riêng năm nay, giá muối 700 đồng/kg, tăng gấp đôi thì lại không có muối bán.
Ông Đỗ Văn Chính, Trưởng phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho hay: Vùng sản xuất muối của TX rộng hơn 183ha, tập trung tại các xã Xuân Phương, Xuân Bình và phường Xuân Phú. Trung bình mỗi ngày, các vùng muối sản xuất từ 100 đến 120 tấn muối thành phẩm, sản lượng bình quân khoảng 18.000 tấn/năm, với hơn 1.000 hộ diêm dân. Tuy nhiên nghề làm muối truyền thống là phơi nước biển nên đòi hỏi trời nắng mới làm được muối, trong khi đó từ đầu vụ đến nay mưa liên tiếp. Người dân chỉ biết ngửa mặt kêu trời.
Theo La Hai / Nông nghiệp Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó