Thủy hải sản

Nhiều thách thức đặt ra cho xuất khẩu tôm Việt Nam

Ngày đăng: 2016-11-16 06:14:29


Ngày 15/11, tại Cần Thơ đã diễn ra hội thảo “Nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành tôm Việt Nam”.

 

"Nhiều thách thức đặt ra cho xuất khẩu tôm ở ĐBSCL" là vấn đề được các diễn giả ra đặt ra tại Hội nghị bàn tròn về thủy sản 2016 do Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Chương trình Quản lý Tổng hợp vùng ven biển được tổ chức ngày 15/11 tại TP Cần Thơ.

Với chủ đề “Làm thế nào để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành tôm Việt Nam”, Hội thảo có bốn phiên chuyên đề chính  tập trung bàn về yếu tố đầu vào của ngành sản xuất tôm như: Giống, thức ăn, thuốc chế phẩm sinh học; cách thức tổ chức sản xuất liên kết ngành tôm; chính sách quản lý đối với chuỗi cung ứng và những hạn chế, đề xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất tôm…

nhieu thach thuc dat ra cho xuat khau tom viet nam hinh 1
(Ảnh minh họa)

Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nay giá thành tôm nuôi của Việt Nam cao hơn với các nước trong khu vực, tuy giá bán cao nhưng người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn và phải hứng chịu nhiều rủi ro. Hiện nay, vấn đề tôm giống thiếu và chất lượng không ổn định, kiểm dịch chưa phát huy vai trò;  vấn đề con giống phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nên giá thành bị động khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng thức ăn và các chất kháng sinh còn bị thả nổi; chế tài xử lý của các ngành chức năng chưa đủ sức răng đe những đơn vị, cá nhân vi phạm nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Ông Trần Đình Luân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Hội thảo là cơ hội để các cơ quan quản lý, địa phương và người nuôi tôm có hội chia sẻ những thông tin hữu ích, tìm ra những giải pháp để nâng cao tính cạnh tranh cho ngành tôm Việt Nam. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải minh bạch đầu vào sản xuất tôm giống, thức ăn, chất kháng sinh sử dụng trong thủy sản; liên kết chuỗi cung ứng trong sản xuất và xuất khẩu để tạo thế cạnh tranh đối với các nước trong khu vực.

Ông Trần Đình Luân cho biết: “Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chi phí sản xuất so với các nước vẫn rất lớn, bên cạnh đó là một số vướng mắc về chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Đối với người dân, đối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp cùng chung vai để yếu tố đầu vào đạt chất lượng và giá cả hợp lý, chúng ta phải nhắm được thị trường và sản phẩm để định hướng ngược lại trong sản xuất làm sao cho tốt.”/.


Theo Phạm Hải/VOV-ĐBSCL





TIN TỨC KHÁC :