Thủy hải sản
Nhọc nhằn nghề muối Tuyết Diêm
Vùng muối Tuyết Diêm thuộc xã Xuân Bình, TX Sông Cầu (Phú Yên), rộng gần 140ha, với 850 người theo nghề làm muối truyền thống.
Muối ở đây hạt chắc, trắng tinh, vị mặn tinh khiết, chất lượng tốt nhất miền Trung. Chúng tôi theo chân người làm muối Tuyết Diêm để cảm nhận sự nhọc nhằn từ khâu đầm da ruộng muối đến san nước biển cũng như quá trình nuôi mặn…
1 công = 10 ngày
Giữa trưa nắng chói chang, bà Trần Thị Sinh (53 tuổi) cùng đứa con gái Nguyễn Thị Nhi (20 tuổi) dàn hàng ngang đầm da ruộng muối Tuyết Diêm. Cái bàn dện để đầm là khúc gỗ dẹp to bằng bàn tay xếp, dài 2m, cán dài 1m. Cách đầm da ruộng muối phải đi lùi để đầm phả lấp dấu chân.
Người dân Tuyết Diêm dàn hàng ngang đầm da ruộng muối
Bà Sinh cho hay: "Tôi cùng con gái đầm da ruộng muối mướn. Ruộng muối sau khi cuốc xới đất lên rồi bắt lớp đầm cho dẽ mặt. Chủ ruộng đặt 6 đám ruộng đầm 1 công hết 1,4 triệu đồng, nhưng 1 công đầm cũng mất 10 ngày. Một ngày đầm 6 đám ruộng, mỗi đám đầm 2 lần, lần đầu đầm ngang sau đó đầm dọc. Khâu đầm da ruộng muối “buộc” đầm trong vòng 10 ngày liên tiếp rồi phơi da 2 - 3 nắng, chủ ruộng mới bắt đầu lấy nước làm muối".
Cũng theo bà Sinh, trong nghề đầm da ruộng muối, khi đầm lần đầu bước vô ruộng lún đến mắt cá, đầm đến lần thứ 10 thì bước vào ruộng không in dấu chân. Làm kỹ vậy để khi muối sắc nước, hạt muối chắc và trắng tinh, không bị lấm bùn.
Trong các công đoạn làm muối thì đầm da là khâu công phu nhất, vì phải đầm mặt ruộng bằng phẳng như tờ giấy để thời điểm ruộng “đội muối” (kết tủa) muối trải đều cả mặt ruộng; còn đầm không bằng phẳng thì chỗ này “đội muối” chỗ kia còn nước sẽ phá hư cả đám ruộng. Công đầm ruộng muối cũng “nhảy” theo thị trường, nếu sang năm ngày công lao động là 150.000 đồng thì 1 công đầm da muối là 1,5 triệu đồng.
Phía bên kia bờ mương nước ông Nguyễn Tấn (65 tuổi) cũng đang lui cui đẩy xe rùa chở cát ra ruộng rồi vãi cát mịn xuống ruộng. Theo ông Tấn, sở dĩ vãi lớp cát mịn là để khi đầm, ép chặt lớp bùn. “Kỹ thuật” đầm của diêm dân lâu năm như ông là đầm giáp mối bàn dện chứ không được đầm nhảy cóc. Mấy hôm nay ông đi mướn người đầm da ruộng muối nhưng mướn không ra nên ông phải nai lưng ra làm...
Mang dép “tấm thớt” Gần đây, diêm dân nghĩ ra cách mang dép “tấm thớt” (dùng miếng xốp hoặc miếng cao su to bằng tấm thớt luồn quai bằng vải ôm sát bàn chân), để khi lội ruộng tăng tiết diện tiếp xúc với bề mặt ruộng không bị lún. Nghề này ai cũng phải mang dép “tấm thớt”, nếu không mang thì bàn chân nhỏ lún sâu, để đầm phả lấp dấu chân lún sâu bằng phẳng phải đầm đi đầm lại rất lâu. Còn mang dép “tấm thớt” ruộng không bị lún thì đầm lướt qua.
“Dựng” bờ ruộng muối
Khi mùa mưa lũ đi qua bờ ruộng xệ xuống, bước vào vụ muối mới diêm dân phải “dựng” bờ ruộng. Người làm muối phải ra sức đắp bờ rồi be đất hai bên hong cho no ra, sau đó ngồi lết trên bờ dùng cây gỗ dẹp thẳng tay đập ép hai bên bờ cho chặt. Ép đi ép lại 3 ngày đến khi bờ ruộng cứng như đổ xi măng gọi là “dựng” bờ.
Ông Bùi Văn Long, một diêm dân ở Tuyết Diêm, lí giải: Sở dĩ phải “dựng” bờ ruộng kỹ để nước không rỉ đám này qua đám khác làm rã ruộng muối. Khi “dựng” bờ, đầm da xong đến công đoạn làm muối truyền thống. Lấy nước biển vào chứa trong đám đầu tiên gọi là chứa nước biển, sau đó san qua đám thứ 2 gọi là nuôi mặn. Từ đám nuôi mặn có mương nước dẫn qua đám chịu lắng cho nước biển sắc lại. Khi đám chịu “đội muối” (kết tủa) sớt qua đám ăn (kết tinh muối). Và “buộc” làm như vậy mới có muối, còn lấy nước từ biển vào ruộng chờ khô lại thì không cho ra sản lượng muối...
Diêm dân nhà nào cùng “sắm” bàn cào, tra cây sào tre làm cán dài gần 10m, đứng trên bờ ruộng cào muối
Bà Nguyễn Thị Duyên, một diêm dân làm muối ở đây giãi bày: "Ruộng ở đây từ bao đời nay “san qua sớt lại” đều không biết làm gì ngoài muối. Thời biến đổi khí hậu, mưa nắng thất thường, diêm dân khó lường. Chiều qua, cào muối đang nắng chang chang thì trời ầm ầm nổi dông, tôi hối hả gánh muối đổ đống tủ bạt. Thường gánh một đầu thúng muối, sợ mưa muối rã, tôi chất lên trên thêm cái rổ muối nữa, vừa đi vừa chạy. Sẫm tối còn dò dẫm bước trên bờ ruộng ráng gánh hết muối dồn đống. Thế nhưng mưa ập xuống, muối trên đám “ăn theo” chưa kịp gánh tan chảy hết".
Muối trắng Tuyết Diêm "Qua nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) khẳng định TX Sông Cầu là địa phương có vùng sản xuất muối chất lượng tốt nhất ở khu vực miền Trung. “Muối Tuyết Diêm” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nhãn hiệu này do UBND TX Sông Cầu làm cơ quan quản lý và các hộ dân sản xuất muối ở TX Sông Cầu được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận", ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Sông Cầu.
Theo La Hai / Nông nghiệp Việt Nam
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó