Thủy hải sản
Những người gìn giữ danh tiếng nước mắm Phan Thiết
Chủ các cơ sở nước mắm ở Phan Thiết đã đưa sản phẩm vươn ra thị trường giữ gìn danh tiếng cho loại nước mắm truyền thống.
Trước sự cạnh tranh khốc liệt, những năm qua, ngành sản xuất nước mắm truyền thống ở Phan Thiết gặp nhiều khó khăn, phần lớn các cơ sở đều phải bán nước mắm gốc làm nguyên liệu cho các công ty chế biến nước mắm công nghiệp.
Tuy nhiên, có những cơ sở không chịu đầu hàng, bằng chính nội lực của mình, đã tự vực dậy vươn ra thị trường, góp phần giữ gìn danh tiếng cho nước mắm truyền thống Phan Thiết, Bình Thuận.
Hơn 30 năm trước, bà Nguyễn Thị Tiếp khởi nghiệp với gánh nước mắm bán lẻ bên góc chợ Phan Thiết, nay đã tạo được thương hiệu Dì Mười Tiếp nổi tiếng |
Có dịp trở lại khu sản xuất nước mắm truyền thống ở miền biển Phan Thiết. Trên con đường ra Mũi Né, đến Phú Hài, khách phương xa có thể cảm nhận được mùi đặc trưng thoảng ra từ các cơ sở làm nước mắm. Ông Lê Trần Phú Đức, Giám đốc công ty PT Fisaco cho biết, trước khi cổ phần hóa vào năm 2000, công ty của ông là doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu sản xuất nước mắm nguyên liệu bán ra miền Bắc. Để có được như ngày hôm nay là cả một quá trình gian nan.
“Ngày trước mới cổ phần hóa công ty vô cùng khó khăn khi không có thị trường, không có vốn. Toàn bộ tài sản của công ty là tài sản cố định nhưng đến nay có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng, sản phẩm nước mắm truyền thống luôn được đón nhận nếu biết cách đưa đến cho người tiêu dùng”, ông Đức chia sẻ.
Những năm đầu, khi mới làm nước mắm đóng chai, đích thân ông Đức cùng nhân viên phải đi các tỉnh tham gia hội chợ để giới thiệu và bán sản phẩm. Theo ông Đức, chỉ cần được một nhóm nhỏ người tiêu dùng tin tưởng là đã thành công, vì các bà nội trợ sẽ nhanh chóng khyên nhau dùng sản phẩm.
Sản xuất ở quy mô gia đình nhưng cơ sở nước mắm Dì Mười Tiếp cũng là thương hiệu có tiếng ở Bình Thuận từ hơn 30 năm qua. Dì Mười Tiếp tức là bà Nguyễn Thị Tiếp, năm nay 79 tuổi, nhà ở phường Hàm Tiến ban đầu chỉ làm vài lu mắm nhĩ cá cơm để ăn, sau đó bà chiết thử vài chai mang vào bán lẻ ở bên góc chợ Phan Thiết, không ngờ ai cũng khen ngon.
Bà Tiếp đã duy trì chất lượng nước mắm, từ đó mối hàng ngày càng nhiều. Khách du lịch ở Sài Gòn đi Mũi Né chơi, biết tiếng ghé mua, còn khách ở xa thì mua qua điện thoại với số lượng lớn. Có những mối hàng trao đổi qua lại hơn 20 năm mà chỉ biết nhau qua giọng nói nhưng vẫn bền chặt, tin tưởng. Dì Mười cũng thừa nhận, nước mắm này được người tiêu dùng tin tưởng là nhờ truyền miệng.
“Đầu tiên mình bán cho bà con ăn rồi bán cho khách du lịch tại nhà. Nước mắm làm ra phải là nước mắm thật sự, thơm ngon mới có khách hàng thôi”, bà Tiếp khẳng định.
Tinh thần khởi nghiệp và tiếng tăm của Dì Mười Tiếp đã tạo cảm hứng cho không ít cơ sở nước mắm đóng chai ở địa phương. Ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ cơ sở nước mắm Bà Hai trước đây học ngành y, nhưng vì muốn giữ nghề truyền thống của mẹ là Bà Hai, nên đã quyết tâm tạo dựng nước mắm cổ truyền thương hiệu Bà Hai Phan Thiết.
Qua thời gian tìm hiểu, ông Dũng mới vỡ lẽ một điều, nước mắm Phan Thiết ngon, nhưng do không biết đóng chai, không biết giới thiệu sản phẩm nên bị yếu thế. Thực hiện được điều này, hiện nay, các nhà hàng và khách du lịch rất ưa chuộng nước mắm Bà Hai. Sản phẩm của gia đình đã xuất đi Hà Nội, TP HCM, Bình Dương, các tỉnh Tây Nguyên và cả nước ngoài.
“Mình đi chợ hoặc vào những quán ăn để chào hàng từng chai nước mắm. Mặc dù lúc đó biết rằng trước mắt sẽ rất khó khăn, nhưng khi đã có người sử dụng thấy ngon, người ta truyền miệng nhau để nước mắm Bà Hai được tin dùng rộng rãi như ngày hôm nay”, ông Dũng tâm sự.
Ông Huỳnh Đức Ngọc, Chủ cơ sở nước mắm Ngọc Định (Phan Thiết) nói sở dĩ thương hiệu nước mắm của gia đình vang xa là nhờ khách ăn ngon rồi truyền miệng. |
Cũng với quyết tâm giữ nghề truyền thống, giữ danh tiếng nước mắm Phan Thiết, cơ sở Ngọc Định từ chỗ chỉ bán nước mắm lẻ cho du khách bằng hình thức chiết xuất thủ công đã quyết định đăng ký nhãn hiệu, đầu tư thiết bị đóng chai, gắn nhãn, xứng tầm nước mắm hảo hạng. Các thành viên trong gia đình này còn tham gia các lớp tập huấn về an toàn thực phẩm, cải tiến cách làm nước mắm đảm bảo chất lượng cao, tạo thương hiệu riêng.
Ông Huỳnh Đức Ngọc, chủ cơ sở nước mắm Ngọc Định cho biết, nước mắm của cơ sở được khách hàng chấp nhận nên sản lượng tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng cao. Từ chỗ mỗi năm chỉ sản xuất khoảng 5.000-7.000 lít, đến nay đã tăng lên gấp 10 lần với 50.000-70.000 lít/năm.
Chất lượng làm nên thương hiệu, đó là suy nghĩ chung của các cơ sở làm nước mắm truyền thống đóng chai ở Phan Thiết. Với lòng yêu nghề, gắn bó với quê hương, chủ các cơ sở này đã quyết tâm đầu tư, chịu khó tìm tòi học hỏi để mang “sản vật được làm từ muối và cá” của xứ biển Phan Thiết vươn ra thị trường. Từ đó, họ đã góp công để giữ gìn danh tiếng cho nước mắm truyền thống Phan Thiết với bề dày hơn 200 năm./.
Theo Việt Quốc/VOV-TP HCM
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó