Thủy hải sản
Nuôi con tiền tỷ: Chàng trai trẻ làm xiếc với đàn rắn 300 con
Đến thôn Phú Hữu, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) hỏi nhà anh Nguyễn Ngọc Quyết (SN 1984), người dân chỉ ngay ngôi nhà 2 tầng khang trang, nổi bật có kiến trúc độc đáo, với cổng đá to đẹp nhất làng. Vừa cẩn thận chăm sóc đàn rắn, anh Quyết phấn khởi nói: “Tôi tay trắng lập nghiệp. Có được cơ ngơi này là nhờ cả vào đàn rắn đấy”.
Bố mẹ anh Quyết vốn làm nghề nông, hoàn cảnh rất khó khăn. Tốt nghiệp cấp 3, anh đi học nghề lái máy ủi, máy xúc những mong đổi đời. Tuy nhiên, nghề công nhân vốn nhọc nhằn, nguy hiểm mà thu nhập lại chẳng đáng là bao.
Anh Quyết đang sở hữu trại rắn hổ trâu lớn nhất xã Minh Phú.
Không may cuối năm 2006, Quyết bị tai nạn gãy xương đùi. Ròng rã một năm trời chữa trị anh mới đi lại được. Sau tai nạn, sức khỏe anh suy yếu rõ rệt, không thể tiếp tục theo nghề lái máy ủi, máy xúc như trước nữa. “Tôi đau đáu với suy nghĩ mình phải làm gì để không trở thành gánh nặng cho bố mẹ khi tuổi đời còn trẻ”, anh Quyết ngậm ngùi nhớ lại.
Mỗi ổ trứng rắn hổ trâu có từ gần chục quả trở lên.
Năm 2007, tình cờ về quê ngoại ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), vốn nổi tiếng với nghề nuôi rắn. Ngỡ ngàng thấy cơ ngơi hoành tráng của nhiều người thân chỉ nhờ vào nuôi rắn, anh mê ngay những con rắn “gớm giếc”.
Ban đầu, anh Quyết chỉ định nhập rắn về nuôi lấy thịt bán. Nhưng sau thấy chăn nuôi đơn giản, ít tốn kém, thu nhập cao, nên anh đã tìm hiểu và xây dựng mô hình nhân giống, cung cấp trứng rắn và rắn giống ra thị trường.
Rắn hổ trâu loại 1 với cân nặng 1,5kg/con trở lên với giá 520.000 đồng/kg được khách hàng đặt mua nhiều.
Theo anh Quyết, nuôi rắn hổ trâu không tốn diện tích, công chăm sóc. Mỗi ô nuôi rắn có diện tích: 2m x 1m x 1,2m (dài x rộng x cao). Chuồng lưới khi xây phải tránh ánh nắng trực tiếp. Mỗi chuồng có gài vỉ tre để rắn nằm và chuồng bán tự nhiên. Tốt nhất nên xây ở khu vực độ ẩm không quá cao và tạo nhánh cây để rắn bò, như sống ngoài tự nhiên.
Anh Quyết cho biết để chọn rắn bố mẹ làm giống nên chọn rắn đực đuôi to, bụng trắng. Còn rắn cái nên chọn những con có thân hình tròn, màu sắc bóng mượt, nhiều viền đen hai bên dưới bụng kết dính liền nhau.
“Rắn hổ trâu rất ít bị bệnh nhưng phải đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ vì nếu để bẩn rất dễ sinh bệnh. Nuôi rắn hổ trâu, cần để ý bệnh về hô hấp và lở loét nhiễm trùng đường niệu cấp. Vào mùa hè nên cho rắn ra nắng để bổ sung nguồn vitamin D giúp tăng cường khả năng miễn dịch, làm xương chắc khoẻ phòng chống các bệnh”, anh Quyết chia sẻ.
Hiện tại, trại rắn của anh Quyết có trên 300 rắn đẻ, lượng rắn con và trứng rắn liên tục được các thương lái mua đặt mua hết. Để việc làm ăn bài bản, anh Quyết còn đầu tư cả xe bán tải để giao sản phẩm tận nơi cho khách hàng. Dù giá cả thị trường thường xuyên biến động, trại rắn hổ trâu của anh Quyết năm nào cũng cho thu nhập đều đặn 500 triệu đồng trở lên.
Là gương sáng trong phát triển kinh tế, năng nổ, nhiệt tình trong công tác đoàn thể xã hội, nhiều năm nay anh Nguyễ Ngọc Quyết được tín nhiệm bầu làm Bí thư Chi đoàn thôn Phú Hữu. Chia sẻ về mong muốn của những người trẻ lập nghiệp, từ thực tế bản thân, anh Quyết bày tỏ mong muốn các cấp chính quyền thành phố có cơ chế hỗ trợ vốn, kỹ thuật sản xuất để người dân, nhất là thanh niên – những đối tượng xuất phát điểm chỉ có đôi bàn tay trắng, có được điều kiện cần thiết để khởi nghiệp. |
Theo Đức Thịnh / Dân Việt
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó