Thủy hải sản
Phú Yên công bố nguyên nhân tôm hùm chết hàng loạt
Ngày 5/7, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức họp báo công bố nguyên nhân tôm hùm chết trên địa bàn thị xã Sông Cầu. Theo đó, nguyên nhân tôm chết là do yếu tố khách quan, không phải do doanh nghiệp xả thải gây ra như người dân nghi ngờ.
Theo thông cáo mới nhất của UBND Phú Yên, đợt tôm hùm chết thiệt hại kỷ lục xảy ra trong các ngày từ 24 - 26/5 và 1 - 6/6, tại vùng nuôi xã Xuân Phương và phường Xuân Yên (thị xã Sông Cầu) đã gây chết 1.636.654 con tôm hùm, thua lỗ nghiêm trọng cho 693 hộ nuôi.
Tôm hùm chết không liên quan đến việc xả thải
Tại cuộc họp báo, bà Lê Đào Anh Xuân, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên cũng khẳng định: “Việc tôm hùm nuôi lồng bè tại xã Xuân Phương và phường Xuân Yên bị chết không có sự liên quan nào đến việc xả thải của Nhà máy chế biến thủy sản Nguyễn Hưng. Và mọi kết quả phân tích mẫu nước thải thô của Nguyễn Hưng và nước ô nhiễm tại vùng nuôi cho thấy không có sự tương quan với nhau…”.
Qua xác minh của Công an tỉnh Phú Yên thì trong thời gian nâng cấp hệ thống xả thải, toàn bộ nước thải của nhà máy đã được vận chuyển xử lý tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bột cá Phú Bình. Trích xuất từ camera thì không phát hiện nhà máy lén lút xả nước thải ra môi trường
Các mẫu nước được đem đi xét nghiệm có kết quả như sau: Trung tâm phân tích thí nghiệm thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (gồm 01 mẫu nước thải của Nhà máy chế biến thủy sản Nguyễn Hưng chưa qua xử lý và 01 mẫu nước vùng nuôi có tôm chết) cho thấy nguồn nước ô nhiễm tại khu vực nuôi trồng của người dân dẫn đến tôm chết và nguồn nước tại khu vực xả thải của công ty Nguyễn Hưng khác nhau hoàn toàn. Đoàn công tác của Cục môi trường Miền Trung và Tây Nguyên (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) cũng có kết quả tương tự.
Theo đó, các trung tâm đã đưa ra kết luận tôm hùm chết là do: môi trường vùng nuôi đã bị ô nhiễm, tích tụ lượng lớn các chất hữu cơ. Tại khu vực này thời tiết diễn biến rất bất thường (nắng nóng kéo dài chuyển mưa lớn đột ngột, nhiệt độ nước cao) dẫn đến sự phân hủy chất hữu cơ, sự phát triển của các loài vi tảo... các hoạt động này cần tiêu thụ một lượng oxy lớn trong nước.
Kết hợp với lượng tôm hùm nuôi tại khu vực này dày cả về mật độ lồng cũng như mật độ con tôm trong lồng; việc cắm cọc tre, sử dụng lốp xe để nuôi vẹm, hàu đã cản trở quá trình lưu thông nước, dẫn đến hiện tượng oxy trong nước rất thấp. Tổng hợp tất cả các nguyên nhân trên đã gây nên hiện tượng tôm hùm chết hàng loạt.
Hỗ trợ người dân theo cơ chế đặc thù
Với những nguyên nhân đã được công bố, ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên cho biết, tỉnh Phú Yên đã có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, Ngành trung ương đề nghị có cơ chế hỗ trợ đặc thù cho người dân. Vì tôm chết là do nguyên nhân khách quan.
Tại địa phương, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên sẽ có trách nhiệm tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ cho người dân.
Để hỗ trợ người nuôi, các Ngân hàng thương mại và Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Phú Yên đang thống kê các dư nợ cho vay của các hộ dân có tôm hùm nuôi chết để có giải pháp tiếp tục hỗ trợ cho vay để tái sản xuất.
Trong quá trình xem xét hồ sơ cho vay, các ngân hàng và chính quyền địa phương sẽ căn cứ theo quản lý quy hoạch vùng nuôi, quy trình sản xuất để những hộ dân được vay vốn sẽ sản xuất an toàn và bền vững.
Theo Trung Thi / Dân Trí
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó