Thủy hải sản
Thanh Hóa: Kết quả phân tích mẫu nước biển nơi ngao chết hàng loạt
Chiều 8/1, ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên môi trường Thanh Hóa) cho biết đã có kết quả phân tích mẫu nước biển và mẫu tang vật chất thải liên quan đến vụ ngao chết hàng loạt tại xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc.
Các mẫu này cho thấy các chỉ tiêu về môi trường đều vượt ngưỡng cho phép, một số chỉ tiêu vượt cao từ vài trăm đến vài nghìn lần.
Theo báo cáo của ngành Nông nghiệp Thanh Hóa, hiện tại, tình hình ngao chết hàng loạt diễn ra tại các xã Hải Lộc, Đa Lộc (huyện Hậu Lộc) và xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa) diễn ra từ ngày 19/12/2016. Số lượng ngao chết nhiều từ ngày 21-23/12/2016 và chết rải rác vẫn đang tiếp diễn.
Tại xã Hải Lộc có 201/230 ha ngao chết với tỷ lệ chết khoảng 70%; xã Đa Lộc có 200/350 ha ngao chết, trong đó có 120ha tỷ lệ chết từ 30-70%, 80 ha có tỷ lệ chết trên 70%; tại xã Hoằng Trường có 12/12ha ngao chết tỷ lệ 15-40%.
Qua các xét nghiệm bệnh và chỉ tiêu môi trường do Chi cục Thú y Thanh Hóa thu mẫu tại khu vực ngao chết gửi Trung tâm chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy ngao nuôi không mắc các bệnh ký sinh trùng Perkinsus - là bệnh nguy hiểm có khả năng gây chết cho ngao.
Ngành Nông nghiệp Thanh Hóa đã loại trừ nguyên nhân ngao chết do dịch bệnh. Ngày 31/12/2016, các hộ nuôi tại xã Hải Lộc (huyện Hậu Lộc) bắt quả tang 2 đối tượng là cặp vợ chồng Hoàng Văn Thành và Hoàng Thị Huệ đang điều khiển tàu chở 14 thùng phuy nhựa màu xanh, với dung tích khoảng 50 lít/thùng thực hiện hành vi đổ chất thải tẩy rửa chế biến hải sản (mai mực, da mực, nước thải sau sơ chế) xuống bãi nuôi ngao.
Tại thời điểm đó, 2 đối tượng đã tiến hành đổ chất thải trong 11 thùng phuy xuống bãi nuôi, 3 thùng còn lại được người dân đưa về Ủy ban Nhân dân xã Hải Lộc niêm phong, đồng thời báo cáo cho chính quyền địa phương và cơ quan chức năng xuống tìm hiểu, xử lý.
Cùng ngày 31/12/2016, Sở Tài nguyên Môi trường Thanh Hóa đã giao Chi cục Môi trường lấy mẫu chất thải thu được để phân tích, kiểm tra.
Sau hơn 1 tuần khẩn trương phân tích, kết quả phân tích mẫu lấy từ các thùng chất thải là tang vật của vụ đổ thải xuống biển do người dân xã Hải Lộc bắt quả tang ngày 31/12/2016 tất cả các chỉ tiêu về chất thải ra môi trường đều vượt so với quy chuẩn Việt Nam, trong đó một số chỉ tiêu vượt cao như hàm lượng oxy cần thiết để oxy hóa hết các chất hữu cơ và sinh hóa do vi khuẩn gây ra (BOD5) cao hơn từ 1.500 đến hơn 1.900 lần; Hàm lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ (COD) cao hơn từ 600 đến trên 800 lần; Hàm lượng chất Cadimi là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính mẫu cao nhất vượt trên 1.500 lần; Chất axit NH4+ cao hơn 128,5 lần so với quy chuẩn...
Cũng theo ông Lê Văn Bình, ngày trong chiều 8/1, Sở Tài nguyên môi trường Thanh Hóa đã gửi báo cáo kết quả phân tích các mẫu nước biển và chất thải làm ngao chết hàng loạt tại huyện Hậu Lộc, huyện Hoằng Hóa tới Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa để Sở Nông nghiệp làm báo cáo gửi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Còn kết luận nguyên nhân ngao chết có phải do lượng chất thải, nước thải mà 2 vợ chồng Hoàng Văn Thành và Hoàng Thị Huệ đổ ra khu nuôi ngao hay không thì lực lượng Công an huyện Hậu Lộc và Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Thanh Hóa) đang tiếp tục khẩn trương điều tra, làm rõ.
Ngày 6/1, Đoàn công tác của Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Viện Nuôi trồng Thủy sản I) đã tiến hành thu mẫu nước, đất, ngao chết và mẫu chất thải đang được niêm phong tại Ủy ban Nhân dân xã Hải Lộc (huyện Hậu Lộc) để phân tích, kiểm tra và xác định nguyên nhân./.
Theo HOA MAI (TTXVN/VIETNAM+)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó