Thủy hải sản
Tôm sú cụ đỏ au, đen thẫm: Mỗi bữa chỉ dám ăn 1 con
Tôm sú cụ có chiều dài khoảng 30cm, nặng 2-2,5 lạng/con, ăn ngọt và chắc thịt,... được đánh bắt tự nhiên ở biển đang là hàng hot hiện nay. Những con tôm đỏ au hay đen thẫm do đặc điểm sinh học như nguồn gen hay môi trường sống đang được giới sành ăn ráo riết lùng mua.
Xách trên tay chiếc hộp xốp bên trong có 4 con tôm to, dài và mấy viên đá để ướp lạnh cho tôm không bị ươn, chị Nguyễn Hà Trang ở Bùi Xương Trạch (Thanh Xuân, Hà Nội) khoe: “Tôm sú cụ, 4 con này nặng gần 1kg. Tôi đặt mua cách đây cả nửa tháng để nay lấy tôm về làm tiệc sinh nhật cho con trai”.
Chị Trang cho hay, chị đã ăn nhiều loại tôm sú, từ tôm nuôi cho đến tôm đánh bắt tự nhiên. Tuy nhiên, chị ấn tượng nhất với loại tôm sú cụ bởi trọng lượng tôm rất to, con tôm dài, khi ăn thì thấy thịt chắc, ngọt, nhiều thịt.
Tôm sú cụ đánh bắt ngoài biển đang là hàng hot vào dịp cận Tết |
“Các con tôi thích ăn vì tôm to, bóc vỏ lấy thịt một cách dễ dàng kể cả khi cho lên nướng hoặc hấp”. Song, chị Trang cũng phải thừa nhận, để mua được loại tôm này rất khó khăn. Lần nào mua chị cũng phải nhờ bạn bè ở Nha Trang tìm đến các hộ có ngư dân mới đi biển về, sau đó nhờ người xách ra Hà Nội bằng máy bay với chi phí khá đắt đỏ.
“Tính ra, 1kg tôm sú xách tay ra Hà Nội phải lên tới gần 800.000 đồng/kg. Thế nhưng, lúc nào tiện chị cũng nhờ vì tôm này ngon, là hàng đánh bắt được nên đảm bảo sạch, không chất cấm cũng không lo tồn dư kháng sinh”, chị Trang nói.
Tương tự, chị Đinh Thị Tuyết Lê ở Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội) cũng cho biết, mấy tháng nay nhà chị nghiện món tôm sú cụ nên đặt mua về ăn liên tục. Bởi loại tôm này ngon, chắc thịt, mua về đem nấu súp, nướng, hấp.
Mỗi con tôm sú cụ dài khoảng trên 30cm |
Thế nhưng loại tôm sú cụ này khá hiếm |
“Nhà 5 người, mỗi người ăn một con tôm này là thích miệng. Đặc biệt là 3 đứa con tôi, nhìn thấy tôm to đứa nào cũng háo hức”. Tuy nhiên, tại Hà Nội các mối bán tôm sú cụ chỉ đếm trên đầu một bàn tay và số lượng bán cũng không nhiều. Do đó, chị cứ nhận hàng đợt này lại đặt mua tiếp đợt sau để tuần nào nhà chị cũng có tôm ăn.
Trao đổi với PV, anh Bảy, chủ một cửa hàng bán hải sạch ở làng Phú Đô (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội) thừa nhận, trong các loại hải sạch có bán tại cửa hàng, tôm sú cụ đang là mặt hàng hot, được nhiều người săn mua về ăn nhất.
Anh Bảy cho biết, loại tôm sú cụ này được các ngư dân đánh bắt bằng lưới từ vùng biển Nha Trang. Song, do tôm đánh bắt từ tự nhiên nên số lượng hàng không có nhiều, phụ thuộc vào các ngư dân đi thuyền đánh lưới được bao nhiêu.
Thịt của loại tôm này được đánh giá là ngon hơn các loại tôm khác |
Có đợt ngư dân trúng mẻ tôm thì về được 10kg, không thì chỉ được 1-2kg, thậm chí có đợt còn không được con nào. Gom mua của vài thuyền mỗi lần cũng chỉ được nhiều nhất là 25kg, còn bình thường chỉ trên dưới 10kg. Thời gian hàng về cũng không ổn định, nhiều khi chỉ 2 ngày về một lần hay tuần về 1 lần. Thậm chí, khi biển động thì nửa tháng mới có.
Chính vì thế, giá loại tôm này khá cao. Cụ thể, tôm sú cụ loại 8-10 con/kg giá 550.000 đồng/kg, loại 5-7 con/kg giá 560.000 đồng/kg. Nhiều mẻ tôm về có những con tôm khổng lồ, cân lên nặng tới 2,5 lạng, dài khoảng trên 30cm khiến các khách thích mê.
“Dù giá cao gấp nhiều lần các loại tôm khác có bán trên thị trường và đắt ngang với tôm hùm Canada nhưng tôm sú cụ vẫn cháy hàng. Hàng về đến chỉ đủ trả đơn hàng cho khách đã đặt trước đó. Còn khách muốn đặt tiếp phải chờ ít nhất nửa tháng hoặc 10 ngày”, anh Bảy chia sẻ.
Theo Bảo Phương / Vietnamnet
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó