Thủy hải sản
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng nhẹ
Các doanh nghiệp thủy sản gặp khó khăn về nguyên liệu, cùng với áp lực cạnh tranh tại hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn đã khiến xuất khẩu thủy sản chỉ tăng nhẹ, chưa thể bứt phá.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, tính đến hết tháng 10-2016, giá trị XK của 3 mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam gồm tôm, cá tra và cá ngừ đều có sự tăng trưởng. Trong đó, mặt hàng tôm đạt 2,58 tỷ USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị XK tôm vẫn tiếp tục tăng là nhờ vào giá trị tăng trưởng từ 3 thị trường NK lớn là Mỹ, EU, Trung Quốc.
Mỹ tiếp tục là thị trường XK lớn nhất của tôm Việt Nam khi chiếm tới 23,4% tổng XK. Cũng trong thời gian này, Mỹ là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng lớn nhất của các DN. Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tôm chân trắng chế biến cao gấp gần 2 lần tôm chân trắng tươi, sống và đông lạnh. Còn theo thống kê của ITC, hiện nay, Việt Nam đang là nguồn cung lớn thứ 4 tôm cho thị trường Mỹ. Trong khi giá trị NK tôm từ các nguồn cung lớn Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Ecuador đều giảm trong nửa đầu năm nay thì giá trị NK tôm của Mỹ từ Việt Nam vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Với Trung Quốc, thị trường này được cho là thị trường kỳ vọng của nhiều DN XK trong năm 2017. Tính đến hết tháng 10-2016, giá trị XK tôm sang thị trường này tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2015. Nhu cầu NK tôm của thị trường Trung Quốc đang tăng mạnh, trong khi sản lượng tôm của nước này dự báo sẽ giảm từ 1,5 triệu tấn (năm 2015) xuống còn từ 1,2-1,3 triệu tấn (năm 2016) do gặp phải dịch bệnh.
Đối với mặt hàng cá tra, Mỹ và Trung Quốc cũng là điểm sáng nhất trong bức tranh XK cá tra 10 tháng đầu năm nay. Trong thời gian này, tổng giá trị XK cá tra đạt 1,39 tỷ USD, tăng nhẹ 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng Mỹ và Trung Quốc chiếm 39,9% tổng XK. Giá trị XK sang hai thị trường này khả quan, XK sang Mỹ tăng 22,7%; sang Trung Quốc tăng 76,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Rào cản về thuế chống bán phá giá cao, chương trình thanh tra cá da trơn cho đến nay vẫn chưa ảnh hưởng sâu tới hoạt động XK sang thị trường Mỹ. Hiện tại, XK cá tra tại Mỹ vẫn chịu sự cạnh tranh gay gắt của cá rô phi Trung Quốc tại thị trường này.
Giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc đã đạt 235,5 triệu USD trong 10 tháng đầu năm nay. Khoảng cách giữa Trung Quốc và thị trường XK lớn nhất Mỹ đang ngày một thu hẹp. Nhiều dự đoán cho rằng, năm 2017, Trung Quốc có thể thay thế Mỹ để trở thành thị trường XK lớn nhất của cá tra Việt Nam.
Mặt hàng cá ngừ xuất khẩu tăng không đáng kể. Tính đến hết tháng 10-2016, giá trị XK cá ngừ đạt 410 triệu USD, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong thời gian này, DN Việt Nam có xu hướng đẩy mạnh XK sản phẩm cá ngừ loin đông lạnh và cá ngừ hấp dạng loin hoặc flake . XK cá ngừ loin đông lạnh đạt 196,3 triệu USD, chiếm tới 47,8% giá trị XK cá ngừ.
Cho đến nay, XK cá ngừ tại một số thị trường XK lớn vẫn chưa tăng trưởng mạnh, trong đó, XK sang Mỹ tăng không đáng kể 0,6%; EU tăng 4,9%, ASEAN tăng 16,8%; Israel tăng 22,7%; Trung Quốc tăng 54,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tiêu thụ trên thế giới vẫn đứng yên, nguồn cung cá ngừ thế giới ổn định, áp lực cạnh tranh vẫn gia tăng tại hầu hết các thị trường XK lớn. Do đó, có thể kết thúc năm 2016, XK cá ngừ chỉ tăng 5-7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Lê Thu / Báo Hải Quan
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó