kỹ thuật nuôi lợn rừng theo mô hình nuôi hoang dã

Ngày đăng: 2016-01-15 10:07:22


1. Thiết kế chuồng nuôi heo rừng bán hoang dã

Khu trại chăn nuôi lợn rừng khá đơn giản, nhưng phải bố trí sao cho phù hợp với một số đặc điểm và tập tính của heo rừng. Nên chọn chỗ đất cao ráo, có trồng cây để tạo bóng mát, có nguồn nước sạch để cung cấp nước uống cho vật nuôi, duy trì hệ thực vật và giữ được độ ẩm thích hợp. Hàng rào bao quanh phải chắc chắn, có thể vây lưới B40 thành các vườn nuôi tự nhiên, có móng kiên cố. Khu chuồng trại phải cách xa khu dân cư và đường xá vì lợn rừng rất sợ tiếng ồn.

kỹ thuật nuôi lợn rừng theo mô hình nuôi hoang dã

Có thể tham khảo mô hình chuồng nuôi bán hoang dã kỹ thuật nuôi lợn rừng sau:

* Chuồng cho ăn và chủng ngừa Vacxin

+ Lưới B40 loại 3,5-4ly: bạn có thể tham khảo tại các cửa hảng sắt. Diện tích chuồng kích thước 10m x 15m,

+ Gạch xây cao hơn mặt đất từ 20-30cm tùy điều kiện (để bảo vệ lưới được lâu, tránh mục, bị đào bới bởi heo rùng…)

+ Trong khuôn viên 10m x 15m xây 3 – 4 ô nhỏ diện tích từ 3-5m2 để heo mẹ khi đẻ ở nuôi con trong vòng 2 tháng: xây cao 1,2m và lợp bằng rơm, lá cọ…). Nên trồng cây bóng mát trong từng chuồng

+ Máng cho heo ăn: có thể xây bằng xi măng, vỏ lốp ô tô cũ…Gồm 2 máng : máng ăn và máng nước

* Chuồng nghỉ tránh mưa nắng (trong khu viên)

Kích thước 2,5 x 2,5m không xây vách, mái lợp.

* Hồ tắm

– Kích thước 1,5 x 1,5m

– Đào sâu âm xuống đất 0,5m có thể xây gạch xung quanh, không cần láng đáy.

* Hang

– Kích thước 1 x 1,5m

– Xây bao xung quanh, chừa 1 cửa rộng 0,6m, mái lợp

Tùy theo diện tích trang trại bà con có thể làm chuồng lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

– Mỗi chuồng 200m2 có thể nuôi 10 heo nái đẻ

– Mỗi chuồng 200m2 có thể nuôi 40-50 con heo tách sữa kỹ thuật nuôi lợn rừng mẹ ( sau khi đẻ 3 tháng tuổi)

► CHÚ Ý:

Không nên tận dụng các khu đất đã nuôi lợn nhà hoặc các địa điểm gần khu nuôi lợn nhà để xây dựng chuồng trại nuôi lợn rừng. Mầm bệnh tồn đọng của lợn nhà có thể lây sang lợn rừng. Vì vậy, ta nên bố trí ở một địa điểm mới, cách ly với những chuồng trại có sẵn. Mặt khác, khu nuôi lợn rừng càng vắng vẻ, càng yên tĩnh càng tốt. Lợn rừng rất thính tai. Chúng rất hoảng sợ khi có tiếng động gần nó. Sự hoảng hốt là bản năng của những loài động vật phải sống gần kẻ thù trong điều kiện tự nhiên. Vì vậy, ta nên tránh làm cho chúng bị hoảng loạn và luôn phải ở tư thế tìm cách chạy trốn. Chỗ nuôi càng im ắng càng tốt. Nên bố trí nó ở xa khu vực dân cư và xa cả đường quốc lộ nữa.

kỹ thuật nuôi lợn rừng theo mô hình nuôi hoang dã, lợn mẹ cho con bú

Nơi nuôi lợn rừng cũng cần được chiếu sáng đầy đủ. Không nên nuôi trong các chuồng được che đậy kín đáo như kiểu nuôi lợn nhà. Nó cần nơi nào vừa được râm mát, vừa được chiếu sáng mặt trời. Như vậy, khu nuôi chúng phải có chỗ được che (hoặc có tán cây che phủ) và có chỗ được chiếu sáng tự nhiên để chúng sưởi nắng.

 

2. Kỹ thuật chọn con giống

- Lợn rừng thuần chủng: là giống lợn hoang dã được thuần hóa, có nguồn gốc từ Thái Lan và Việt Nam, có hai nhóm: nhóm mặt dài và nhóm mặt ngắn.

- Lợn rừng lai: được lai giữa lợn rừng đực với lợn nái địa phương để tạo ra thế hệ con lai có gen trội của cả bố và mẹ: sức đề kháng cao, khả năng thích nghi với môi trường sống tự nhiên cao, ít nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt rất thấp…

kỹ thuật nuôi lợn rừng theo mô hình nuôi hoang dã

3. Quá trình nuôi dưỡng lợn rừng

Chế độ ăn cho heo phải được nghiên cứu kỹ, thay đổi khẩu phần hằng ngày cho phong phú, tốt nhất là trồng ngay trong trang trại. Cho ăn phải đúng giờ, mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều; ngoài ra còn phải có đủ nguồn nước sạch. Khi chăn nuôi lợn rừng, phải điều chỉnh sao cho mỗi tháng lợn chỉ tăng từ 2 – 2,5kg/con, nếu ít hơn thì lợn sẽ bị gầy, còn nếu nhiều hơn thì thịt sẽ nhiều mỡ, mất đi độ dai, giòn.

Lợn con một tuần tuổi cần được tiêm chích để bổ sung chất sắt, khi đến 1 tháng tuổi thì cho heo con tập ăn thức ăn tinh, nên được nấu chín để dễ hấp thụ. Khi được 2 tháng tuổi, heo con sẽ được tách mẹ và đưa sang chuồng rộng nối liền với sân vườn.

 

4. Thức ăn và khẩu phần thức ăn cho lợn rừng:

Bao gồm thức ăn xanh (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (ngũ cốc, củ quả, mầm cây, rễ cây các loại), muối khoáng (tro bếp, đất sét, hỗn hợp đá liếm...). Thực tế cho thấy, lợn rừng thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.

Khẩu phần thức ăn cho lợn rừng lai thông thường: 50% rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho  KỸ THUẬT NUÔI LỢN RỪNGăn 2 lần (sáng, chiều), một con lợn lai trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 - 3,0kg thức ăn các loại.

Thức ăn cho lợn rừng lai do con người cung cấp có thể thiếu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng và sinh tố…do đó ngoài việc bổ sung thức ăn tinh giàu đạm, sinh tố, cần thiết phải bổ sung thêm đá liếm cho lợn. Hỗn hợp đá liếm bổ sung khoáng có thể mua hay tự trộn theo tỷ lệ (muối ăn 100g; sắt sunphát 100g; đồng sunphát 50g; diêm sinh 100g; vôi tôi 1.000g…đất sét vừa đủ 3kg) cho lợn liếm tự do cũng chỉ hết khoảng 20 - 25 gam/con/ngày.

Thức ăn của lợn rừng lai chủ yếu là thực vật. Không nên lạm dụng thức ăn giàu dinh dưỡng để nuôi lợn rừng lai vì nó sẽ làm cho phẩm chất thịt của lợn rừng lai bị biến đổi và nhiều khi làm cho lợn bị bệnh tiêu chảy...

Lợn ăn thức ăn xanh tươi nên ít uống nước, tuy nhiên cũng cần có đủ nước sạch và mát cho lợn uống tự do. Nước không có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của lợn, nhất là khi thời tiết nắng nóng…

Hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, dọn bỏ thức ăn dư thừa, rửa sạch máng ăn, máng uống.

 

5. Cách phòng bệnh cho lợn rừng

Lợn rừng lai là vật nuôi mới được lai tạo nên sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Tuy nhiên, heo rừng lai cũng thường bị một số bệnh như: Dịch tả, Tụ huyết trùng, kỹ thuật nuôi heo rừng Lở mồm long móng, bệnh sán lá, bệnh ghẻ lở và một số bệnh khác... Do đó cần phải tiêm phòng và định kỳ tẩy giun sán.

 

Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn đen 

 

Kỹ thuật nuôi trồng

 






TIN TỨC KHÁC :