Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản nhân tạo

Ngày đăng: 2016-02-23 05:05:12


Rắn mối ngoài giá trị dinh dưỡng ra thì rắn mối còn có công dụng trị nhiều bệnh, như: Bệnh đau lưng, hen xuyễn, đau nhức cơ thể, vô sinh....

 

Kỹ thuật nuôi rắn Mối 


Chính vì giá trị dinh dưỡng và công dụng của rắn mối mà ở Việt Nam, mô hình nuôi rắn mối đang được nhân rộng trên toàn quốc và đã có rất nhiều hộ chăn nuôi làm giàu từ rắn mối. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều bà con chăn nuôi gặp thất bại. 

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, Trọng Hoàng nhận thấy rằng bà con chăn nuôi rắn mối gặp thất bại chủ yếu là ở khâu chăm sóc rắn mối sinh sản và rắn mối con. Nhiều bà con đang rất lúng túng ở khâu này, để giải tỏa khó khăn cho bà con chăn nuôi và góp phần giúp cho ngành chăn nuôi rắn mối ở Việt Nam ngày một  phát triển. Trọng Hoàng đã nghiên cứu, tìm tòi và hôm nay Trọng Hoàng sẽ chia sẽ với các bạn cách chăm sóc rắn mối sinh sản và rắn mối con sao cho hiểu quả và phát triển tốt nhất;

 

Như chúng ta đã biết, rắn mối là loài bò sát bắt nguồn trong tự nhiên và được người dân thuần hóa nuôi dưỡng trong khoảng 7 năm trở lại đây. Khác với loài heo, bò, gà, chó đã được con người thuần hóa và nuôi dưỡng hàng thế kỹ, nên mức độ thích nghi của loài bò sát này trong môi trường nuôi nhốt đòi hỏi kỹ thuậ cao hơn so với các loài khác. 

Để việc chăn nuôi rắn mối đạt hiểu quả kinh tế cao, rắn mối ít bệnh và  sinh trưởng nhanh. Bà con nên tạo môi trường chăn nuôi rắn mối theo mô hình bán hoang dã. Tức là chuồng nuôi rắn mối phải rộng rãi, trong chuồng phải trồng nhiều cỏ, có nơi trú ẩn và phơi nắng cho rắn mối.

 

Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản nhân tạo



Hướng dẫn nuôi rắn môi sinh sản:

Chuồng nuôi rắn mối : 

Đây là yếu tố đầu tiên và là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một môi trường hài hòa và thân thiện để rắn mối phát triển tốt nhất.
+ Chồng nuôi 1000 con rắn mối bố mẹ, có diện tích tối thiểu là 20 met vuông và tối đa là 100 mét vuông ( rộng quá thì khó quản lý).
+ Chuồng nuôi rắn mối nên làm bằng nền đất 100%, trong chuồng nhiều cỏ và chuồng nuôi phải có ông thoát nước , tránh để nước đọng lại trong chuồng.
+ Thành chuồng nuôi rắn mối có thể làm bằng tôn kẻm cao 50 cm – 60 cm, hoặc là xây bằng gạch ( nếu xây thì phải ốp lát bằng gạch mên trong hoặc bằng tôn để tránh rắn mối bò ra ngoài).
+ Chuồng nuôi, 1/3 chuồng lợp mái tôn để rắn mối trú mưa và buổi tối vào trong đó để ngủ.

 

Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản nhân tạo


Thức ăn rắn mối: 

Rắn mối là loài bò sát ăn tạp, thức ăn chủ yếu là cơm, cá tạp, phổi heo, dế sâu và các loài côn trùng

+ Rắn mối cho ăn vào buổi sáng, buôi trưa và chiều rắn mối sẽ phơi nắng để tiêu hóa thức ăn.

 

Kỹ thuật nuôi rắn mối sinh sản nhân tạo. thức ăn của rắn mối sinh sản


Chăm sóc rắn mối:

Vệ sinh chuồng rắn mối bằng cách, khoảng 2 đến 3 ngày thay lá chuối hoặc cây cối làm chổ trú ẩn cho rắn mối một lần. Để tạo môi trường sạch cho rắn môi sinh sản và phát triển tốt.

Sinh sản: Rắn mối sinh sản rất nhiều, mỗi lần sinh sản khoảng từ 8 đến 15 con. Sau 3 tháng là sinh sản một lần.
Khi rắn mối sinh sản thì các bạn chú ý, chúng ta nên cho thêm lá chuối và hoa dừa vào làm chổ trú ẩn để rắn mối sinh sản được thuận lợi.


Hướng dẫn nuôi Rắn Mối con:

Chuồng nuôi và cách chăm sóc rắn mối con hoàn toàn giống rắn mối bố mẹ. Nhưng chúng ta cần phải chú ý, rắn mối con rất dễ bị tổn thương nên trong quá trình nuôi bà con nên trông nhiều cỏ trong chuồng và thức ăn chủ yếu của rắn mối con là côn trùng nhỏ và cơm với cá  tạp.


Để việc nuôi rắn mối được thành công và đạt hiểu quả kinh tế cao bà con nên chọn mua con giống ở những chổ uy tín, có bao tiêu sản phẩm cho người nuôi. Để bà con có thể an tâm về mặt đầu ra.

 

 

Từ khóa: hướng dẫn cách nuôi rắn mối sinh sản nhân tạo, quy trình nuôi rắn mối sinh sản nhân tạo, phương pháp nuôi rắn mối sinh sản nhân tạo, mô hình nuôi rắn mối sinh sản nhân tạo cho hiệu quả kinh tế cao, cung cấp rắn mối con, cung cấp rắn mối giống, mua bán giống rắn mối
 


Theo Thế giới con trùng





TIN TỨC KHÁC :