Thủy hải sản

Kỹ thuật nuôi vỗ cua mẹ

Ngày đăng: 2015-10-02 07:23:41


Kỹ thuật nuôi vỗ cua mẹ  Tuyển chọn cua mẹ: Chất lượng cua mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản, khả năng phát triển phôi, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của ấu trùng sau này.  Cua mẹ nuôi vỗ phải có đầy đủ càng, chân bò, chân bơi, màu sắc tươi sáng, có nhiều gạch, trọng lượng đạt từ 350 – 450 g là tốt nhất

Kỹ Thuật Nuôi Cua Con Thành Cua Thịt 

 1. Nuôi vỗ cua mẹ:

 Cua mẹ được nuôi trong hồ ximăng có kích thước 3 x 5 x 1,5 m hoặc 4 x 6 x 1,5 m. Mật độ nuôi từ 1,5 – 2 con/m2. Sử dụng 1/5 diện tích đáy hồ để làm chỗ vùi mình, trú ẩn cho cua mẹ bằng cách đổ 1 lớp đất bùn dày từ 15-20 cm. Ngoài ra còn phải thả thêm ống nhựa lớn có đường kính 120 mm, dài 300 mm hoặc ngói úp xuống đáy để làm nơi trú ẩn cho cua mẹ, sục khí nhẹ ở một góc hồ, đảm bảo đủ oxy cho cua mẹ...

 -  Hàng ngày cho ăn 2 lần: sáng sớm và chiều tối. Thức ăn là cá liệt tươi, mực, cua ghẹ nhỏ, tôm hoặc ốc bươu, động vật 2 mảnh nhỏ. Lượng thức ăn từ 7-10% khối lượng cua mẹ (lượng thức ăn giảm dần cho đến khi cua đẻ trứng). Theo dõi lượng thức ăn mà chúng sử dụng để tăng giảm cho phù hợp, tránh tình trạng thiếu hụt thức ăn sẽ làm suy thoái sự phát triển buồng trứng.

Định kỳ 3-4 ngày thay toàn bộ nước, dội rửa đáy hồ, loại bỏ thức ăn dư thừa, hàng ngày nên thay 1/3 lượng nước trong hồ nuôi, độ mặn dao động từ 30-33‰.

2. Cho cua đẻ:

Khi cua mẹ nhìn bề ngoài có màu tím, điểm tiếp giáp giữa đầu ngực và đốt bụng thứ nhất nhô cao (mẩy). Lúc này buồng trứng phát triển ở giai đoạn cuối (giai đoạn IV) thì kích thích cua mẹ bằng dòng nước chảy để tạo sự hưng phấn cho cua đẻ. Cũng có thể giảm độ mặn xuống 1-2 ‰ để kích thích cho cua mẹ đẻ.

3. Ấp trứng cua:

Khi thấy có cua mẹ đẻ, nên bắt chúng ra khỏi bể, dùng nước biển đã lọc sạch để rửa sạch bùn đất, phèn bám trên thân cua mẹ (dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh). Cua mẹ được ấp trong bể có thể tích từ 80-100 lít. Khí sục đủ mạnh và nên dùng 2 viên đá bọt có gắn sứ cho 1 bể ấp để tránh trường hợp cua mẹ kẹp đứt dây sục khí. Hàng ngày cho cua mẹ ăn 1 lần vào buổi tối và thay hoàn toàn nước vào buổi sáng, khi buồng trứng chuyển sang màu xám thì ngừng cho ăn.

4. Thu ấu trùng zoae: 

Với nhiệt độ 28-300C thì sau 12-13 ngày (tính từ lúc đẻ) trứng nở thành ấu trùng Z1, thông thường thì hoạt động nở của buồng trứng chỉ diễn ra từ 6-8 giờ sáng. Sau khi hoạt động nở của buồng trứng kết thúc, dùng vợt vớt cua mẹ ra khỏi bể ấp. Sau đó tiến hành thu nhanh ấu trùng Z1 bằng 1 trong hai cách sau:

Cách 1: Tắt toàn bộ sục khí, sau 1-2 phút dùng ống nhựa mềm ø 7 mm hút toàn bộ ấu trùng nổi trên mặt ra ca nhựa (1 lít). Định lượng tương đối ấu trùng trước khi cho vào bể ương nuôi.

Cách 2: Giảm thật nhẹ sục khí sao cho toàn bộ chất bẩn (trứng hư, lông tơ, nhầy, loa kèn, ấu trùng yếu, chết) lắng xuống đáy bể, sau đó dùng vợt mịn, mềm có đường kính 15 cm vớt nhẹ ấu trùng Z1 tụ nổi trên mặt.

Cách này sẽ hạn chế rất lớn sự xâm nhập của mầm bệnh từ cua mẹ vào bể ương nuôi, không nên thu ấu trùng yếu, lơ lửng ở tầng giữa và gần đáy.

Kỹ Thuật nuôi trồng Thủy Sản

 

Từ khóa: Kỹ thuật nuôi cua đẻ, nuôi cua đẻ, xây dựng ao nuôi cua đẻ, cách nuôi dưỡng cua đẻ, cung cấp giống cua cái, cung cấp giống cua mẹ, chăm sóc cua đẻ, mô hình nuôi cua đẻ thành công, nuôi cua biển sinh sản, giống cua biển sinh sản






TIN TỨC KHÁC :