Nông nghiệp
Kỹ thuật mới ươm trồng cao sản Chè đắng (phần 1)
Chè đắng sống rất khoẻ, cành lá rậm rạp. Lợi dụng đặc điểm ưu thế đỉnh mạnh và thế sinh trưởng ở thời kỳ cây con, kết hợp với trồng theo kỹ thuật trồng dày, lùn hoá, có thể sớm nâng cao được năng suất trên đơn vị diện tích
Kỹ thuật mới ươm trồng cao sản Chè đắng (phần 2)
Kỹ thuật mới ươm trồng cao sản Chè đắng (phần 3)
Thông tin cơ bản:
Tên phổ thông: Chè đắng
Tên khác: Chè ku-đinh, Qua lô
Tên tiếng Anh: Bitter Tea
Tên khoa học: Ilex latifolia Thumb.
Tên đồng nghĩa:
Thuộc họ Bùi hoặc Nhựa ruồi (Aquifoliaceae)
Đặc tính sinh thái và đặc điểm sinh vật học
Đặc điểm sinh vật học
Chè đắng là cây cao, độ cao đạt đến 20-30m, thường xanh, cây thẳng, thân hình chuỳ tròn, vỏ màu tro. Chạc cây mọc không theo quy tắc, cành hình tròn, lá đơn mọc cách, lá dày, ròn. Cuống lá thô ngắn hình tròn, không rãnh, dài từ 15-20mm. Phiến lá dài 15-20cm, cây non phiến lá dài hơn, tối đa có thể đến 35cm. Mặt trên lá sáng bóng, rộng 10cm, nặng 10,6 gam. Mép lá có răng cưa, đỉnh nhọn. Hoa mọc ở nách lá cành năm trước, hoa có đường kính khoảng 1cm, màu vàng. Nhiều hoa xếp thành hoa tự giả hình chuỳ tròn. Đực cái cùng gốc, đực cái cùng hoa. Mỗi chùm có từ 30-130 hoa, có 4 đài, 4 cánh, 4 nhị đực... Nhị đực dài 2-3 mm, mọc ở giữa hai cánh hoa, nhị cái đầu tròn, nằm giữa 4 cánh hoa. Phấn hoa mắt thường có thể nhìn thấy.
Chè đắng nở hoa vào tháng 2, 3, hoa nở khoảng 100 ngày. Quả mọng nước, quả hạch hình cầu, đường kính 8-12mm. Tháng 8-9 khi quả chuyển từ màu xanh sang màu đỏ tím là chín. Chùm quả dài 15-18cm, mỗi chùm thường có 4-10 quả, nhiều thì đến 50-76 quả, trong quả có 4-5 hạt, hạt hình cái lược, nổi nên 3 gờ, dài khoảng 6mm, đường kính 3-5mm, lưng có nếp nhăn. Hạt cứng, nhiều hạt.
Theo kết quả thực nghiệm của Lâm trường Tiểu Minh Sơn thì độ chắc (đầy đặn) của hạt chè đắng rất thấp, lấy 1 kg quả chín bóc tách, đổ vào nước kết quả là: vỏ quả, thịt qủa, chất cặn (vụn) chiếm tới 71,6%, hạt lép nổi trên mặt nước chiếm 14,8%, hạt chắc chìm xuống chỉ còn 13,6%. Trọng lượng 1.000 hạt là 67,6-70,6gram, 1 kg quả tươi chỉ có 884.068 hạt, 1 kg hạt giống thuần có trên 2,2 vạn hạt. Do hạt chè đắng có thời gian ngủ nghỉ tương đối dài, nên tỷ lệ nảy mầm, khả năng bảo tồn cao hay thấp là do kỹ thuật bảo quản và xử lý hạt giống quyết định.
Theo số liệu của vườn ươm thực nghiệm chè đắng của Lâm trường Tiểu Minh Sơn huyện Đại Tân, Chè đắng trồng từ trước năm 1982 đến nay đã hơn 10 năm, có trồng thực sinh, giâm cành, ghép... đến nay cây cao 5-10m, cây 8-12 năm tuổi. Năm 1988 đã bắt đầu ra hoa, kết quả, gần đây mỗi năm thu được khoảng 50 - 100kg quả.
Đặc tính sinh thái học
Chè đắng thích sống ở nơi ấm, ẩm, đất tốt, tơi xốp tầng dầy sâu. Nó là cây chịu ẩm, thích bóng râm. Sinh trưởng thích hợp với điều kiện: pH đất từ 4,5 - 8,5, độ cao so với mặt nước biển từ 200-600m, từ 106,45 - 108,32 kinh độ đông và 22,06 - 23,50 vĩ độ bắc. Nhiệt độ trung bình ngày trên 21 0 C, tổng tích ôn năm là 7000 0 C, chịu được nhiệt độ tối thấp đến - 3 0 C, lượng mưa bình quân năm từ 1.364mm. Cây non 1 năm ra mầm 3-6 lần, cây trung bình già tuổi chỉ ra mầm 2 lần/năm. Mầm đông nảy trước sau Tiểu tuyết.
Nguồn gốc và giá trị kinh tế
Chè đắng có nguồn gốc từ Lưỡng Quảng và Bắc Việt, theo ''Đông quân lục'' ghi rằng: Phương Nam có cây Qua lô, Trà diệc tự, cây chè... Quảng giao nhiều nhất, qua tìm hiểu chứng minh: cây Qua lô là cây chè đắng, Quảng giao là hai vùng Lưỡng quảng và Bắc Việt. Chè đắng Vạn Thừa huyện Đại tân sớm nổi danh, trở thành cống phẩm, xưa nay đều coi là thức uống quý có giá trị. Đời nhà Thanh: 0.5 kg chè đắng có thể bán với giá 1.280 đồng. Năm 1993 1 kg lá chè bán được trên dưới 800 NDT, 1 kg hạt giống thuần có trị giá ít nhất là 1,2 vạn NDT. Sản phẩm được tiêu thụ ở trong khu và bên ngoài, tại một số nơi ở Đông nam á như Đài loan, Hương cảng, Tângiaba, Malaixia... và một số quốc gia khác sẵn sàng tiêu thụ.
Chè đắng còn gọi là chè lá to hoặc cây nhựa ruồi lá to, tại nguyên sản huyện Đại Tân (thôn Kuđinh xã Long môn), cây chè đắng còn gọi là chè Phú đinh hoặc chè Đăng, người xưa còn gọi là chè Cao lô. Tângiaba, Malaixia gọi là ''Vương trà'', Đài loan gọi là ''Nhất diệp thanh", Nhật bản gọi là cây ''Đala". Gần đây giáo sư Tăng Luân Giang ở Trường đại học Hạ Môn đặt tên là "Chè đắng nhựa ruồi" là căn cứ vào kiểm định tiêu bản thu thập được ở huyện Đại Tân năm 1981.
Chè đắng phân bố chủ yếu ở Quảng Tây, đặc biệt là ở huyện Đại Tân. Theo điều tra ở huyện Đại Tân có 23 cây chè đắng, cây lớn nhất đường kính 79cm, cao 29m. Ngoài ra còn thấy ở Long Châu, Long An, Mã Sơn, Thượng Lâm, Huyện Cách... và một số huyện của Quảng Đông cũng có số cây mọc rải rác. Hạt chè đắng thuộc loại có thời gian ngủ dài, tương đối khó nẩy mầm, trong điều kiện tự nhiên mọc thành cây cực kỳ ít, gần như bị tuyệt tích.
Tại Việt Nam có phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng... hiện nay vẫn còn một số cây mọc tự nhiên trong rừng có đường kính đến 60 -70 cm.
Tại Trung Quốc, cây Chè đắng trở thành một sản phẩm hấp dẫn của huyện Đại Tân, giống chè, cây chè non được bán đến tận Quảng Đông, Hồ Nam, An Huy, Triết Giang, Tẫyuyên và đảo Hải Nam...
Tháng 7 năm 1993 Trung quốc tham gia triển lãm sản phẩm và phát minh mới tại Mỹ và dành được 19 huy chương vàng. Trong đó Đại học Nông nghiệp Hồ Nam giành được 4 huy chương cho: Nhi trà tố, Trà đa phân, Liên dung trà và công trình ươm giống chè đắng.
Tại Việt Nam mấy năm gần đây nhu cầu của người tiêu dùng cũng bắt đầu tăng cao, giá lá Chè đắng tươi bán ở Cao Bằng là 7.000 - 10.000 đ/kg và giá chè khô ở Lạng Sơn là 70.000 - 100.000 đ/kg.
Tác dụng làm thuốc của chè đắng
Trong chè đắng bao gồm nhiều chất hoá học: chất đa lượng, chất vô cơ có ích và nguyên tố vi lượng... kết quả phân tích thành phần hoá học của chè đắng do Trường đại học nông lâm Triết Giang thực hiện năm 1991: trong lá tươi có 16 loại axit amin, trong đó Histidine là chính, nó chiếm 55,92% tổng lượng axit amin...
Chè đắng có nhiều chất có ích cho cơ thể con người, có tác dụng chủ yếu là tăng trao đổi chất, nó có quan hệ mật thiết với dinh dưỡng của cơ thể. Vì vậy còn gọi là chè đắng là Thọ trà, Mỹ dung trà.
Chè đắng trong tự nhiên mọc rải rác. Ngày xưa chè đắng chủ yếu dùng làm thuốc, ở vùng núi Quảng Tây vẫn giữ được tên cổ chè đắng là Chè đăng, Chè khâm. Tại huyện Đại Tân, chè đắng ngoài việc dùng để uống còn dùng làm thuốc để trị bệnh kiết lỵ, tiêu hoả, giải độc, sát khuẩn, ăn không tiêu, rửa vết thương... loại thuốc có tác dụng: thanh nhiệt giải khát, hạ mỡ máu, hạ huyết áp, chống lão suy, chống bức xạ... chè đắng dùng làm bồi bổ hay trị bệnh đều không có tác dụng phụ, nam nữ già trẻ đều hợp.
Cách phân biệt thật - giả
Chè đắng là một thức uống quí, giá trị làm thuốc tương đối cao, thị trường rộng, giá cao. Cây chè đắng yêu cầu ngày một nhiều. Từ năm 1992 ngay tại huyện Đại Tân, nguyên sản của chè đắng đã có không ít cây chè đắng giả, giả thật lẫn lộn... Thương khách ở xa đến không sợ giá cao chỉ cần đúng giống.
Cách phân biệt như sau:
- Cây non lá mầm nhiều, có mầu xanh nhạt, cành non hình tròn không gờ.
- Phiến là dày ròn, mặt trên lá xanh thẫm, bóng. Mặt dưới lá màu xanh nhạt. Gân chính nhìn nghiêng rõ. Mép lá có răng cưa ngắn, nhỏ.
- Cuống lá hình tròn, không có rãnh lòng máng, xé lá ra có sợi tơ. Lá chè sau khi cho vào nước sôi, nước chè có màu xanh vàng nhạt, lá từ màu đen chuyển sang xanh, sinh động như sống. Vị trước đắng sau ngọt, cuối cùng có vị ngọt thuần khiết.
Trich nguồn: siêu tầm
Từ khóa: kỹ thuật trồng chè đắng, hướng dẫn trồng chè đắng, cách trồng chè đắng
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó