Nông nghiệp

Kỹ thuật tưới nước cho nấm rơm

Ngày đăng: 2015-11-18 07:08:04


Untitled Document

Cũng như trồng các loại hoa màu khác, trồng nấm rơm cũng cần có nguồn nước tưới đầy đủ. Vì vậy, khi tìm cuộc đất để trồng nấm rơm, không ai lại không nghĩ tới việc tìm nguồn nước tốt để sử dụng. Vì rằng, nếu thiếu nước hay nguồn nước không tốt thì coi như việc trồng nấm sẽ thất bại.

Hướng dẫn trồng nấm ngọc châm 

Nước dùng tưới mô nấm rơm phải là nước ngọt không nhiễm phèn, không nhiễm mặn, không bị nhiễm bẩn, nhất là ô nhiễm do thuốc sát trùng hoặc xăng dầu …

  • Nếu tưới bằng nước phèn thì tơ nấm vừa ít vừa chậm phát triển, tai nấm cũng biến dạng.
  • Nếu tưới bằng nước nhiễm nặn thì tơ nấm đổi màu, nụ nấm có hình thành được thì cũng bị dị dạng, có khi chết sạch.
  • Nếu nước tưới bị ô nhiễm bởi xăng dầu hay thuốc sát trùng thì tơ nấm không phát triển.

Chính vì để tránh khỏi sự thất bại do nước tưới nên người trồng nấm rơm nào cũng đặt vấn đề tìm nguồn nước lên hàng đầu. Nước tưới cho mô nấm có thể là nước máy, nước mưa, nước giếng, thậm chí cả nước ở ruộng, ở ao hồ cũng dùng được, miễn đó là nước không phèn, không mặn và không bị ô nhiễm.

nấm rơm, kỹ thuật tưới cho nấm rơm, kỷ thuật ủ nấm rơm

Tưới nước cho nấm rơm đúng cách là rất quan trọng

Với nước ruộng hay nước dùng tưới mô nấm được hay không, ông bà xưa có cách thử như sau: Múc một thùng nước rồi bỏ vào đó vài vốc tay phân gà vịt rồi ngâm như vậy đôi ba ngày. Nếu cuối cùng thấy nước trong thì coi như tưới nấm không hợp; ngược lại nước trở nên dục, mùi hôi thì dùng tưới mô nấm rất tốt.

Ai cũng biết trồng nấm cần rất nhiều nước tưới:

  • Giai đoạn đầu, ta phải sử dụng lượng nước khá nhiều để ngâm nguyên liệu, rồi ủ ẩm. Nếu công việc này mà không đủ nước để dùng khiến nguyên liệu không đạt được độ ẩm ướt cần thiết thì sau này mô nấm cũng không đạt được nhiệt độ cần thiết …
  • Mùa mưa nước tưới dùng ít, nhưng qua mùa nắng nóng nhiệt độ trong mô tăng cao nên cần tưới nhiều nước để hạ nhiệt độ, đồng thời làm tăng ẩm độ cho mô.
  • Sau ngày xếp mô độ một tuần, quan sát bên sườn mô ta thấy tơ nấm như mạng nhện xuất hiện và ngửi được mùi nấm rơm, là bắt đầu tưới nhẹ khắp bề mặt mô nấm, người trong nghề gọi là tưới đón nấm. Tưới đón nấm nên dùng bình tưới có vòi búp sen để có những tia nước nhỏ không làm hại đến tơ nấm. Ta nên tưới bên ngoài áo mô, nước sẽ thấm vào lòng mô.

Như phần trên chúng ta đã đi qua, trong giai đoạn này, nước tưới có công dụng giảm nhiệt và tăng độ ẩm cho mô, kích thích tơ nấm tăng trưởng thành nụ nấm. Tuy vậy, nếu tưới nhiều nước quá cũng không tốt, mô sẽ úng nước, nấm bị ngộp chết. Chính trong giai đoạn nụ nấm bắt đầu hình thành, mỗi sáng ta cần lấy bớt áo mô để phơi mô trước nắng sáng chừng vài mươi phút mới tốt.

Khi nụ nấm lớn bằng bột bắp thì việc tưới nước phải cẩn thận, nên tưới nhẹ vào lúc 8, 9 giờ sáng và nếu cần thì tưới thêm lần nữa vào lúc 5 giờ chiều và tất nhiên cũng dùng bình tưới tia nước nhỏ để không làm hại nụ nấm.

 

Kỹ thuật trồng nấm mỡ 

Việt Chương 
Kỹ thuật trồng nấm rơm

 

Từ khóa: hướng dẫn cách tưới nước cho nấm rơm, cách ủ nấm rơm, kỹ thuật ủ nấm rơm, hướng dẫn trồng nấm rơm, chăm sóc nấm rơm, trồng nâm rơm, kỹ thuật trồng nấm rơm đạt hiệu quả cao, cung cấp giống nấm rơm, mua bán giống nâm rơm, trang trại trồng nấm rơm, cơ sở sản xuất nấm rơm, thu mua nấm rơm






TIN TỨC KHÁC :