Hoa quả
Thương lái săn đón sầu riêng sạch hạt lép ở Đồng Nai
Sầu riêng Ri6 cơm vàng, hạt lép, thịt dày, ráo múi, thơm và trồng theo tiêu chuẩn an toàn được thương lái đến tận vườn đặt mua.
Đồng Nai có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng cây ăn quả, trong đó có loại sầu riêng hạt lép thơm ngon, thịt dày, ngọt, béo và ráo cùi, không dính tay được cả người tiêu dùng và thương lái ưa chuộng.
Giống sầu này có xuất xứ từ Malaysia, được đưa về Việt Nam từ những năm 1990, trồng tại một số vùng tại Vĩnh Long. Nhờ nhiều ưu điểm, sầu riêng hạt lép được nhân rộng và trồng ở nhiều tỉnh miền Tây.
Dễ phân biệt sầu riêng hạt lép với các giống khác nhờ vỏ mỏng, mùi thơm đượm, trái hình bầu dục, vỏ xanh.
Bà Nguyễn Thị Kim Mai (Ấp một, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, Đồng Nai) trồng sầu riêng từ năm 2012. Bà mua giống sầu riêng hạt lép Ri6 từ Viện cây ăn quả miền Nam. Trên một ha, bà trồng khoảng 150 gốc. Nhờ chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, mỗi gốc cho thu khoảng 50 quả mỗi năm. Quả to nặng tới 3kg một trái.
Sầu riêng cho thu hoạch quanh năm nhưng vụ chính vào tháng 7. Vào vụ, mỗi ngày bà xuất bán từ 80 đến 100 trái. Thương lái muốn có hàng đều phải đặt trước. Sầu riêng cắt khi đã chín khoảng 90%, để thêm 5-7 ngày sẽ chín hoàn toàn không cần bất cứ loại thuốc kích thích nào.
Bà Mai cho biết, có nhiều thương lái đến vườn hỏi mua sầu riêng non về tiêm thuốc nhưng bà kiên quyết không bán. Sầu riêng chín rải rác quanh năm, đặc biệt giống Ri6 hạt lép chất lượng ngon, quả to nên không cần lo chuyện được mất giá, nên bà không bán đồng loạt cho thương lái mà chỉ bán khi độ già của sầu riêng đạt 9/10. Như vậy, sầu riêng chín ngọt tự nhiên, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và uy tín nhà vườn.
Trung bình, mỗi năm, bà thu được hơn 21 tấn sầu riêng, giá bán ổn định khoảng 50.000 đồng một kg. Ngoài bán cho thương lái, bà còn cung cấp sầu riêng hạt lép cho các siêu thị lớn ở TP HCM với giá bán 80.000 mỗi cân, mang về thu nhập trên dưới một tỷ đồng.
Tuy vậy, theo bà Mai, sầu riêng là loại cây khó trồng, muốn cây cho năng suất tốt cần có kỹ thuật trồng và chăm sóc tỉ mỉ, đúng theo từng giai đoạn. Cụ thể, để cây có thể kháng sâu bệnh tốt cần phải phải cung cấp đủ nước, chất dinh dưỡng. Các giai đoạn xuống phân cho cây cần định kỳ, đầy đủ. Bà bổ sung phân hữu cơ và phân vi sinh để bón.
"Sầu riêng thường ra hoa vào mùa nắng nên phải đủ nước tưới, khi tưới phải đều tay để bảo vệ hoa không rụng. Ngoài ra, để có đủ nước tưới, tôi phải đào giếng tại vườn để trữ nước tưới vào mùa khô. Khi cây bắt đầu ra trái, tôi tỉ mỉ tỉa bớt quả nhỏ đi", bà Mai nói.
Khi sầu riêng đã già, vỏ chuyển sang màu vàng đồng, khoảng cách giữa các gai lớn, lấy dao chích nhẹ trên cuống thấy nhựa chảy ra ngọt là có thể hái. Để nhận biết sầu riêng ngon, người ăn có thể dùng cán dao gõ nhẹ vào quả, nếu nghe tiếng kêu bộp bộp, thấy cuống sâu nghĩa là sầu riêng dày cơm, ngọt và thơm.
Theo Thanh Thuỷ (Vnexpress)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó