Chăn nuôi
Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo nái giống (phần 1)
PHẦN 1: CHỌN GIỐNG HEO
Nhóm heo ngoại nhập nội gồm các giống Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain. Những giống heo nội chính gồm Móng Cái, Ba Xuyên và Thuộc Nhiêu.
Các giống heo nội có ưu điểm: dễ nuôi, chịu kham khổ tốt, khả năng chống bệnh cao. Tuy nhiên, các giống này có nhược điểm là chậm lớn, tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng cao, tỷ lệ nạc thấp (36 – 43%). Hiện nay các giống heo nội chủ yếu làm nái nền để lai với heo đực giống ngoại sản xuất con lai nuôi thịt theo hướng nâng cao khả năng tăng trọng và tỷ lệ nạc. Giống heo nội chỉ được nuôi làm đực giống trong các cơ sở nhân giống thuần nhằm tạo ra các con giống thuần chủng.
Với giống heo ngoại thuần chủng và heo lai ngoại x ngoại (Pietrain x Duroc…) có ưu điểm là tầm vóc lớn: 250 – 400 kg/ con trưởng thành, lớn nhanh ( nuôi 5 – 6 tháng đạt 90 – 100 kg), tiêu tốn thức ăn thấp (2,8 – 3,0 kg TA/Kg tăng trọng), tỷ lệ nạc cao: 53 – 58%.Giống heo ngoại có khả năng thích nghi kém, đòi hỏi điều kiện về thức ăn và chăn nuôi có tỷ lệ đạm cao.
Với nhóm heo lại ngoại x nội (F1: Y x MC, L x MC…) có ưu điểm là tầm vóc lớn hơn, tăng trọng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn, tỉ lệ nạc cao hơn so với các giống heo nội. Hiện nay nhóm heo này sử dụng làm nái nền để lai với đực giống ngoại sản xuất heo nuôi thịt F2 mà không sử dụng làm đực giống.
I. MỘT SỐ GIỐNG HEO PHỔ BIẾN
1.1. Giống heo Landrace
– Nguồn gốc: Heo Landrace có nguồn gốc Đan Mạch được hình thành vào khoảng 1924 – 1925. Heo Landrace được tạo thành bởi quá trình lai tạo giữa giống heo Youtland (có nguồn gốc Đức) với heo Yorkshire (có nguồn từ Anh).
– Phân bố: Giống heo này chủ yếu được nuôi nhiều ở Đan Mạch. Sau 1990, heo được chọn lọc và có năng suất cao và được nuôi ở nhiều nước châu Âu.
– Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai – lưng – mông – đùi rất phát triển. Toàn thân có dáng hình thoi nhọn, đây là giống heo tiêu biểu cho hướng nạc.
– Khả năng sản xuất: Heo Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều. Trung bình đạt 1,8 – 2 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ 10 – 12 con, trọng lượng sơ sinh trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, trọng lượng cai sữa từ 12 – 15 kg. Sức tiết sữa từ 5 – 9 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của heo rất tốt. Theo một số kết quả sản xuất ở Thái Lan và Công ty chăn nuôi CP Biên Hòa cho thấy heo Landrace có rất nhiều ưu điểm: Sinh sản tốt, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Heo có khả năng tăng trọng từ 750 – 800 g/ngày, 6 tháng tuổi heo thịt có thể đạt 105 – 125 kg. Khi trưởng thành con đực nặng tới 400 kg, con cái 280 – 300 kg.
– Hướng sử dụng: Heo Landrace được coi là giống heo tốt trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi. Giống heo này được nhập vào nước ta vào khoảng 1970 qua Cuba. Những năm sau 1990, heo Landrace được nhập vào ta qua nhiều con đường của nhà nước, công ty và từ nhiều dòng khác nhau như Landrace Pháp, Bỉ, Anh, Úc, Mỹ, Nhật…Mỗi dòng đều có những đặc điểm ngoại hình và sản xuất đặc trưng của nó. Giống heo Landrace được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam.
1.2. Giống heo Yorkshire
– Nguồn gốc xuất xứ và phân bố: Có nguồn gốc từ Yorkshire, Anh Quốc.
– Phân bố: Heo được phân bố chủ yếu ở Nga và một số nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
– Đặc điểm ngoại hình: So sánh đặc điểm ngoại hình của heo Yorkshire và Đại bạch thì không khác nhau lắm. Giống heo Yorkshire có tầm vóc to hơn. Toàn thân có màu trắng, lông dày và mềm, tai mỏng đứng thắng hoặc hơi hướng về phía trước, vai đầy đặn, ngực sâu rộng, lưng hông rộng và bằng, mình dài, xương sườn nở, bốn chân to khỏe, đùi to tròn, móng chân chắc chắn thích hợp với hướng chăn thả.
– Khả năng sản xuất: Yorkshire thành thục sớm, sinh trưởng nhanh. Trọng lượng sơ sinh đạt 1 – 1,2 kg; 2 tháng tuổi đạt 17 kg; 3 tháng tuổi đạt 26 kg; 4 tháng tuổi đạt 37 kg; 5 tháng tuổi đạt 51 kg; 6 tháng tuổi đạt 65 kg; 7 tháng tuổi đạt 79 kg; 8 tháng tuổi đạt 90 kg; 10 tháng tuổi đạt126 kg. Heo trưởng thành con đực cân nặng tới 450 kg, con cái nặng 280 – 350 kg. Yorkshire có khả năng sinh sản cao: trung bình đẻ 10 – 12 con/lứa, sức tiết sữa cao (60 – 80 kg). Tóm lại chúng có nhiều ưu điểm: tầm vóc lớn, thể chất khỏe, khả năng thích nghi cao, chịu kham khổ, thích hợp với hướng chăn thả, sinh trưởng phát dục nhanh, đẻ nhiều con.
– Hướng sử dụng: Ở nước ta heo Yorkshire,nhập vào từ năm 1964 từ Liên Xô. Giống heo này được nuôi khá phổ biến từ những năm 70 đến 80, sau đó chúng ta nhập các dòng heo Yorkshire từ các nước khác cũng có tầm vóc lớn.
1.3. Giống heo Duroc
– Nguồn gốc xuất xứ: Có nguồn gốc miền Đông, nước Mỹ và vùng Corn Belt. Dòng Duroc được tạo ra ở vùng New York năm 1823, bởi Isaac Frink. Giống heo Duroc – Jersey có nguồn của hai dòng khác biệt Jersey Red của New Jersey và Duroc của New York. Còn dòng heo Jersey đỏ được tạo ra vào năm 1850 vùng New Jersey bởi Clark Pettit.
– Phân bố: Chủ yếu được nuôi ở vùng New Jersey và vùng New York, nước Mỹ.
– Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu hung đỏ (thường gọi heo bò), đầu to vừa phải, mõm dài, tai to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai – lưng – mông – đùi rất phát triển. Giống heo Duroc là giống heotiêu biểu cho hướng nạc, có tầm vóc trung bình so với các giống heo ngoại.
– Khả năng sản xuất: Heo Duroc có khả năng sinh sản tương đối cao. Trung bình đạt 1,7 – 1,8 lứa/năm. Mỗi lứa đẻ từ 9 đến 11 con, Pss heo con trung bình đạt 1,2 – 1,3 kg, Pcs 12 – 15 kg. Sức tiết sữa của heo đạt 5 – 8 kg/ngày. Khả năng sinh trưởng của heo tốt. Theo một số kết quả sản xuất ở Đài Loan và Thái Lan cho thấy heo Duroc có nhiều ưu điểm như tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Heo có khả năng tăng trọng từ 750 – 800 g/ngày, 6 – 19 tháng tuổi heo thịt có thể đạt 105 – 125 kg. Heo Duroc trưởng thành con đực nặng tới 370 kg, con cái 250 – 280 kg.
– Hướng sử dụng: Heo Duroc được coi là giống heo tốt trên thế giới hiện nay và được nuôi rất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt nuôi theo hướng nạc và sử dụng thịt nướng. Giống heo này đa được nhập vào nước ta vào khoảng 1956 ở miền Nam, sau đó đến 1975, heo được nhập vào nước ta qua nhiều chương trình và các công ty chăn nuôi. Giống heo Duroc được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam. Tuy nhiên, nuôi heo Duroc cần có chế độ dinh dưỡng cao và chăm sóc tốt mới đạt được kết quả tốt.
1.4. Giống heo Pietrain
– Nguồn gốc xuất xứ: Giống heo có nguồn từ một làng có tên Pietrain, thuộc Bỉ. Người ta không rõ giống này được tạo ra năm nào nhưng ước chừng vào khoảng 1950 – 1951. Giống heo này đa trở nên phổ biến ở Bỉ và sau đó xuất qua các nước khác, đặc biệt là CHLB Đức.
– Phân bố: Giống heo này chủ yếu nuôi ở Bỉ và Đức. Sau đó heo được nuôi khá nhiều nơi trên thế giới.
– Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng và có nhiều đốm màu xám trên và không ổn định, đầu nhỏ, dài, tai to hơi vểnh, cổ to và chắc chắn, mình dài, vai – lưng – mông – đùi rất phát triển. Toàn thân trông như hình trụ. Đây là giống heo tiêu biểu cho hướng nạc.
– Khả năng sản xuất: Heo có tầm vóc trung bình và khả năng sản xuất thịt nạc cao, nuôi tốt có thể đạt 66,7% nạc trong thân thịt. Trọng lượng sơ sinh 1,1 – 1,2 kg con, cai sữa 60 ngày đạt 15 – 17 kg/con, 6 tháng tuổi đạt 100 kg. Heo đực có nồng độ tinh trùng cao, 250 – 290 triệu/ml. Heo cái có khả năng sinh sản tương đối tốt, heo đẻ trung bình 9 – 11 con/lứa, năm đạt 1,7 – 1,8 lứa/năm.
– Hướng sử dụng: Heo Pietrain được coi là giống heo tốt và cao nạc trên thế giới hiện nay và được nuôi ở nhiều nước. Giống heo này được nhập vào nước ta vào khoảng 1993, hiện nay giống heo Pietrain được sử dụng để lai tạo với các giống heo khác tạo thành các tổ hợp lai có nhiều ưu điểm. Giống heo này được nhập vào nước ta qua nhiều chương trình và các công ty chăn nuôi khác nhau. Giống heo Pietrain được chọn một trong những giống tốt để thực hiện chương trình nạc hóa đàn heo ở Việt Nam.
II. Chọn heo nái làm giống
2.1. Dựa vào tổ tiên
Chọn heo cái giống từ những heo bố mẹ có tính đẻ sai, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa cao, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa.
2.2. Dựa vào sức sinh trưởng
Sau cai sữa đến 6 tháng những heo có tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, khoẻ mạnh ưu tiên chọn làm heo cái giống
Heo nái được chọn để làm hậu bị, để thay đàn qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chọn heo con sơ sinh (1 ngày tuổi) dựa trên thành tích sinh sản của heo mẹ, heo cha và ngoại hình, thể chất heo con.
– Trọng lượng sơ sinh trên 1,45kg, số vú trên 12 (mỗi hàng trên 6 vú)
– Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống
+ Giai đoạn chọn heo lúc chuyển đàn 56 – 60 ngày tuổi
– Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống
– Tăng trọng từ 56 -150 ngày trên 600g/ngày
– Độ dày mỡ lưng (qui về 100kg): 15 – 20 mm
+ Giai đoạn chọn heo ở 240 ngày tuổi
– Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống
– Trọng lượng trên 120kg
– Có biểu hiện lên giống lần đầu
2.3. Dựa vào ngoại hình
Chọn giống heo nào thì heo cái phải có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Cần chọn heo có ngoại hình, thể chất tốt, cụ thể như: Đòn dài, đùi to, mông to bụng thon, vai nở, ngực sâu, bộ khung xương vững chắc.
1. Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh.
2. Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt
3. Lưng sườn và bụng: Lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn, không xệ (heo ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn
4. Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn. Mông và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy
5.Bốn chân: Bốn chân chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rộng vừa phải. Móng không toè. Đi đứng tự nhiên, không đi bàn
6. Móng chân: Móng chân thẳng
7. Vú và bộ phận sinh dục: Có 12 vú trở lên. Khoảng cách giữa hai hàng vú gần nhau
8. Khoảng cách giữa các núm vú: Vú có khoảng cách đều, không có vú kẹ (vú đĩa). Các núm vú nổi rõ và cách đều nhau. Khoảng cách giữa 2 hàng vú đều, không quá xa hay quá gần
9. Âm hộ: Âm hộ không bị khuyết tật
Ngoài ra, chững heo nái có thành tích sinh sản ở lứa đẻ 1,2 như sau: số heo con sơ sinh còn sống trên ổ 8-10 con; trọng lượng sơ sinh 1,3-1,5kg/con, rất ít heo con nhỏ vóc dưới 0,8kg; trọng lượng cai sữa bình quân 5-8kg (tùy theo cai sữa 21 ngày hay 28 ngày tuổi), số heo con cai sữa 8-9 con/ổ; heo nái giảm trọng khi cai sữa 8-10% so với thể trọng khi đẻ ra 3 ngày; số ngày chờ phối giống ở lứa đẻ kế tiếp từ 5-7 ngày; số heo con ở lứa đẻ sau có thể cao hơn lứa đầu 10-15%… là những heo nái tốt thường được ưu tiên chọn lựa.
XEM PHẦN TIẾP THEO
- Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo nái giống (phần 2)
- Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo nái giống (phần 3)
- Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi heo nái giống (phần 4)
Từ khóa: kỹ thuật nuôi heo nái hậu bị, chọn heo nái hậu bị, chọn giống heo hậu bị, xây chuồng heo nái hậu bị, hướng dẫn xây chuồng heo nái hậu bị, nuôi heo nái hậu bị, hướng dẫn kỹ thuật nuôi heo mang thai và sinh sản, cung cấp heo giống Duroc, cung cấp heo đực Duroc, cung cấp giống heo Yorkshire, cung cấp heo đực yorkshire, cung cấp giống heo Landrace, cung cấp heo đực Landrace, cung cấp heo giống, mua bán heo giống
Theo Thạc sĩ Lê Đĩnh Nghi / Mua bán con giống
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó