Chăn nuôi
hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng trại nuôi heo thịt
Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi heo thịt cần đảm bảo những yêu cầu chung nhất về cấu trúc, mặt bằng, thiết bị chuồng trại để bà con thuận tiện nhất trong việc chăm sóc đàn heo. Các kích thước xây dựng có thể điều chỉnh cho phù hợp với quy mô chăn nuôi, cơ cấu đàn heo, và chu kỳ chăm sóc heo thịt.
Chuồng trại nuôi heo thịt đạt chuẩn
- Hệ thống chuồng thiết kế thông minh, thuận tiên cho việc chăm sóc, cho ăn, vệ sinh chuồng hàng ngày. Việc phân phối thức ăn, nước uống đơn giản, dễ thực hiện, tránh rơi vãi, đổ vỡ dẫn đến lãng phí.
- Chuồng trại nuôi heo thịt cần tránh nắng chiều, tránh gió lùa, tránh mưa hắt. Chuồng ấm áp, kín gió mùa đông, thoáng mát, thoáng khí về mùa hè.
- Thiết kế chuồng khoa học, vừa hiện đại vừa phù hợp với điều kiện chăm sóc, điều kiện thời tiết, khí hậu Việt Nam. Bổ sung thêm hệ thống thông gió, làm mát, tản nhiệt nếu chuồng nuôi quy mô lớn, điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Chuồng trại nuôi heo thịt tối ưu về chi phí, phù hợp với khả năng tài chính, tiết kiệm chi phí. Chọn vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế, với khí hậu và môi trường tại địa phương.
- Hệ thống chuồng trại nuôi heo thịt cần sạch sẽ, dễ vệ sinh, đảm bảo heo thịt sinh trưởng khỏe mạnh. Từ gian chuồng ở tới máng thoát nước thải, dẫn tới bể chứa, bể xử lý cần liền mạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
Kỹ thuật xây mặt bằng chuồng trại nuôi heo thịt
Ảnh: Chuồng trại nuôi heo thịt
Tiêu chuẩn kỹ thuật xây mặt bằng
- Diện tích đủ cho chỗ ở, sân chơi, hệ thống máng cho heo ăn. Bố trí hài hòa, hợp lý. Diện tích đủ rộng cho đàn heo, đảm bảo mật độ đàn.
- Chuồng trại nuôi theo thịt nên thiết kế theo đặc điểm sinh trưởng của giống heo, máng ăn, thành chuồng thiết kế dựa vào kích thước, giai đoạn sinh trưởng của heo.
- Nguyên tắc tính toán mặt bằng: Tính cho từng gian chuồng trại, từng ô cho heo, sau đó tính tổng diện tích toàn hệ thống chuồng. Tổng thể quy hoạch cần bao gồm khu chuồng nuôi heo, lối đi lại, nhà kho, nhà chứa thức ăn,…
- Nguyên tắc thiết kế mặt bằng chuồng trại nuôi heo thịt: Hướng chuồng đẹp nhất là hướng Đông Nam, hướng Nam là hướng thứ 2 có thể lựa chọn. Hướng chuồng đón nắng sớm và tránh nắng chiều.
Kỹ thuật xây dựng một số kiểu chuồng phổ biến
- Kiểu chuồng khép kín, chia ô: Đây là kiểu chuồng trại nuôi heo thịt cách nuôi công nghiệp, khu nuôi khép kín với đầy đủ hệ thống nhà kho, bể cấp nước, chuồng chia ngăn từng con, bể chứa, bể thoát đầy đủ. Kiểu chuồng ngày cần tính toán và quy hoạch cụ thể và có thiết kế riêng tùy thuộc vào quy mô đàn, quy mô chăn nuôi.
- Kiểu chuồng trại nuôi heo thịt truyền thống: Heo nuôi nhốt theo đàn, cung cấp thức ăn, nước uống cho một đàn heo trong cùng gian chuồng. Kiểu chuồng này cần lưu ý về mật độ đàn, tính toán kích thước khi heo trưởng thành qua từng giai đoạn để tránh mật độ quá đông. Bố trí máng ăn trong chuồng cũng cần hợp lý để heo được đáp ứng lượng thức ăn đầy đủ.
Mô hình trang trại heo thịt hiện đại và khép kín
- Mô hình nuôi heo theo trang trại có quy hoạch đầy đủ các khu tiện ích, mô hình nuôi công nghiệp, khoa học và khép kín, yêu cầu kỹ thuật xây dựng cao, hệ thống hoạt động đồng đều, ăn ý.
- Bố trí mặt bằng bao gồm các khu: Cổng vào, khu nhà trực, nhà ở cho công nhân chăm sóc, công nhân kỹ thuật, khu cấp nước, tháp nước, Khu kho thức ăn và các chế phẩm vệ sinh chuồng trại nuôi heo thịt, các dãy chuồng nuôi, hệ thống xử lý phân, nước thải, cổng phụ.
Một số kích thước chung cần lưu ý khi xây dựng chuồng heo thịt
- Nền chuồng: Nên xây dựng nền chuồng trại nuôi heo thịt cao hơn mặt đất từ 35 đến 40cm để tránh ẩm, ngập úng. Nếu nền bê tông nên có độ dày tối thiểu 4cm để đảm bảo độ vững chắc.
- Diện tích chuồng heo thịt chia theo mật độ heo, tối thiểu là 0,7m2/con. Diện tích này đảm bảo heo có không gian vận động, tránh bị stress và va chạm lẫn nhau. Đối với chuồng chia ô từng con chỉ cần đảm bảo kích thước chiều dài, chiều rộng của heo giai đoạn xuất chuồng.
- Vách chuồng: Thiết kế chiều cao bằng chiều cao heo giai đoạn trưởng thành và xuất chuồng. Để đảm bảo độ thông thoáng, thoát nhiệt, có thể xây bê tông 1/3 đến 2/3 vách chuồng, phần còn lại có thể dùng lưới sắt hoặc thanh sắt mau để ngăn cách các gian chuồng trại nuôi heo thịt.
- Lối đi lại cần đảm bảo chiều rộng từ 1m đến 2m để dễ dàng cung cấp thức ăn, đi lại vệ sinh chuồng trại, kiểm tra và quan sát heo.
Đầu tư hệ thống chuồng nuôi lâu dài, sử dụng nhiều năm cần đảm bảo độ bền, độ an toàn cho heo. Vì vậy, mọi khâu sử dụng vật liệu, kỹ thuật thi công, mô hình thiết kế đều phải quy củ, chặt chẽ, tính toàn kỹ lưỡng, rõ ràng, nhằm xây dựng được khu chăn nuôi tối ưu, khoa học và thuận tiện nhất để sử dụng lâu dài, đầu tư một lần, sử dụng nhiều lần. Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi heo thịt là một trong những kỹ thuật cần được quan tâm và chú trọng trong ngành chăn nuôi.
Tag: ky thuat lam chuong nuoi heo thit, thiet ke trang trai nuoi heo thit, bán thiết bị làm chuồng nuôi heo thịt, cty thiết kế trang trại nuôi heo thịt, tư vấn xây dựng chuồng lợn, cách xây chuồng nuôi heo hợp lý cho chủ trang trại, thiết kế chuồng lợn, bản vẽ thiết kế chuồng nuôi lợn
Theo Biospring
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó