Chăn nuôi
Phương pháp sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò sữa, bò thịt
Hỗn hợp đá liếm bao gồm các chất khoáng đa lượng, vi lượng ở dạng muối của nó và các chất phụ gia hay còn gọi là chất độn (chất đệm). Chất đệm có thể là tinh bột, đất sét, xi măng, dicalcium phosphate, bột sò… Các muối bổ sung khoáng thường dùng là:
Muối FeSO47H2O; Muối ZnSO47H2O hoặc ZnO; muối MnSO46H2O hoặc MnCO3;muối CuSO45H2O; muối CoSO47H2O hoặc CoCl26H2O; muối MgSO47H2O hoặc MgO; iod (I) dạng KI; Can xi (Ca) dạng bột đá vôi hoặc bột sò; Phốt pho (P) dạng bột xương, phân lân nung chảy hoặc dicalcium phosphate.
Có nhiều công thức hỗn hợp đá liếm, nhưng theo tiến sĩ Đinh Văn Cải (Viện KHNN Việt Nam) thì đây là một trong những công thức hợp lý:
FeSO47H2O, 12,2%; CuSO45H2O, 2,4%; MnSO45H2O, 8,2%; ZnSO47H2O, 10,0%; CoSO47H2O, 16,0%; KI, 0,08%; chất đệm 51%.
Ngoài các chất khoáng có tỷ lệ thích hợp thì các chất phụ gia cũng có vai trò quan trọng trong việc chế biến, bảo quản và sử dụng đá liếm cho bò sữa được tốt hơn. Hỗn hợp đá liếm có thể sử dụng cho bò sữa liếm tự do 15-25 g/con/ngày.
Đá liếm dùng cho bò có 2 loại, một dùng cho bò đang khai thác sữa và một dùng cho bò cạn sữa, bò thịt với tên thương mại khác nhau. Ở Cty RUBI, đá liếm dùng cho bò đang khai thác sữa gọi là phos red rockies và đá liếm dùng cho bò cạn sữa, bò thịt gọi là red rockies.
phos rich rockiesđược sử dụng đặc biệt để cân bằng khoáng chất cho các loài trâu, bò sữa, dê, cừu cái. Hàm lượng phospho cao trên 10% trong phos rich rockies nhằm bổ sung sự hao hụt phospho trong suốt chu kỳ sản xuất sữa. Ngoài ra, phos rich rockies cũng giúp cân bằng lượng phospho trong khẩu phần thức ăn có ít phospho như cỏ ủ, cải xoan, rau cỏ… Lượng phospho kết hợp với 8,5% Calcium có trong phos rich rockies giúp cho việc tăng cường khả năng tăng trưởng của xương, cơ…
red rockies được sử dụng đặc biệt cho các loài trâu, bò, ngựa, nai, dê. red rockies chứa đầy đủ các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển bình thường của gia súc. Ngoài ra, red rockies còn chứa một hàm lượng nguyên tố sắt thích hợp giúp gia súc tăng trưởng nhanh và đẻ sai. Đặc biệt red rockies được sử dụng thích hợp cho các gia súc được chăn thả, nhất là những gia súc được sử dụng làm giống. red rockies còn giúp cân bằng và chống lại sự thiếu hụt các nguyên tố vi lượng do các loại thức ăn không cung cấp đầy đủ cho gia súc…
Trong chăn nuôi bò theo phương thức nuôi nhốt hay cầm cột trong chuồng, bò thiếu vận động, thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu sinh tố, nhất là sinh tố D và thiếu khoáng, nhất là khoáng vi lượng do thức ăn gia súc không đảm bảo thành phần và giá trị dinh dưỡng… dẫn đến tình trạng rối loạn trao đổi chất, khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng, khả năng sinh sản và tiết sửa… làm cho sức khoẻ bò bị giảm sút, bò ốm yếu, da lông khô cứng, dễ mắc các bệnh về chân, móng và các bệnh về sản khoa, thời gian sử dụng bò sữa ngắn, tỷ lệ loại thải cao, động dục và động dục trở lại, phối giống đậu thai, số lượng và chất lượng bê sơ sinh không cao, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ kéo dài, năng suất, chất lượng sữa không cao… như vậy, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sẽ không cao và không bền vững.
Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò sữa nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và bền vững trong chăn nuôi bò sữa. Theo khuyến cáo của GS. TS Ronald A Leng (Úc) và nhiều chuyên gia hàng đầu của thế giới về dinh dưỡng cho gia súc: “Nếu bạn đầu tư 1 đồng để sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò thì bạn sẽ có cơ hội thu lãi 5 đồng”. Hay nói cách khác sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò sữa có thể làm tăng sản lượng sữa 1-2%, có khi còn cao hơn, nhờ khoáng vi lượng tham gia điều hoà quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng, nhất là hấp thu đạm. Đối với bò sữa, sẽ cho lượng sữa nhiều hơn và chất lượng sữa tốt hơn, không chỉ làm tăng tỷ lệ thụ thai mà còn làm cho thời gian động dục trở lại sớm hơn. Tỷ lệ bê con chết thấp và tốc độ tăng trưởng cao hơn… Đối với bò thịt, bò cạn sữa, sức khoẻ và thể trạng được cải thiện, tăng trưởng nhanh hơn, sản lượng và chất lượng thịt cao hơn…
Sử dụng đá liếm bổ sung khoáng cho bò liếm tự do mỗi ngày khoảng 20-25 g/con, mỗi tháng khoảng 700-800 g/con, mỗi năm chỉ khoảng 9-10 kg/con, chi phí hết 100 000-150 000 đ/con mà hiệu quả mang lại thì rất lớn. Ngoài sản lượng sữa gia tăng 80-100 kg/con/chu kì, thành tiền 300-350 000 đ. Rõ ràng, có thể một lời một. Thực tế, hiệu quả kinh tế còn cao hơn là nhờ chất lượng thịt tốt hơn; Thời gian sử dụng bò sữa dài hơn, tỷ lệ bò loại thải thấp hơn; Tỷ lệ phối giống đậu thai cao hơn, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn hơn… Nếu nhân lên với tổng đàn bò trong chăn nuôi thì hiệu quả kinh tế lớn biết chừng nào?
Bán sỉ lẻ cung cấp đá liếm bổ sung khoáng chất vitamin cho gia súc
Nguồn bài viết: http://tiepthinongnghiep.com/quang-cao-san-pham-chan-nuoi/cung-cap-da-liem-bo-sung-khoang-chat-vitamin-cho-gia-suc-75.html
Theo Nguyễn Thanh Sơn, Trạm KN-KN Sơn Hòa (tổng hợp từ nguồn asia.vn)
TIN TỨC KHÁC :
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Ớt Sừng Vàng Châu Phi
- Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và trồng tre tàu lấy măng
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sắn (khoai mì)
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc Su hào
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây hẹ (rau hẹ)
- Quy trình kỹ thuật trồng cây ớt sừng trâu
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cải xà lách xoong
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Nấm mỡ
- Kỹ thuật trồng giống bí đỏ lai F1 - Gold star 998
- Quy trình kỹ thuật trồng cây cà chua Đen
- Hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại chăn nuôi heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cào cào châu chấu
- Kỹ thuật thiết kế chuồng nuôi dê
- Quy trình kỹ thuật nuôi lợn thịt
- Nguyên liệu và cách chế biến thức ăn cho dê
- Kỹ thuật chăm sóc heo hậu bị và heo nái chữa
- Hướng dẫn phòng bệnh và trị các bệnh thường gặp trên dê nuôi
- Các biện pháp phòng trị những bệnh thường gặp ở heo(Cẩm nang chăn nuôi heo - ...
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi dế cơm cho năng suất cao
- Giới thiệu một số giống heo ngoại nhập khẩu vào Việt Nam
- Phương pháp phòng trừ bệnh cháy lá và chết ngọn
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng Táo tây
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khóm (cây dứa)
- Hướng dẫn trồng cây hoa Huệ Nhung ra hoa đúng tết
- Kỹ thuật Ươm trồng cây lộc vừng và chăm sóc cây lộc vừng
- Phương pháp xử lý mãng cầu xiêm ra hoa trái vụ
- Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn cây ăn trái
- Một số lưu ý khi trồng sầu riêng ruột đỏ
- Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi
- Kỹ thuật trồng chuối đỏ
- Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn kiểu mới
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi ốc bươu đen
- Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chạch Lấu sinh sản nhân tạo
- Kỹ thuật nuôi Cua đồng
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mùng đỏ
- Kỹ thuật nuôi Trăn
- Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá xiêm kiểng
- Kỹ thuật nuôi rắn Hổ Mang
- Giới thiệu các giống cá cảnh phổ biến hiện nay
- Kỹ thuật nuôi cá chình trong bể xi măng
- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây Sachi (Sacha inchi)
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng hồ tiêu trên cây trụ sống
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng nhân sâm korea
- Kỹ Thuật gieo ươm cây keo lai
- Quy trình kỹ thuật trồng cây hà thủ ô đỏ
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) - Công dụng của ...
- Hướng dẫn cách trồng cây thổ phục linh
- Phòng trừ tuyến trùng hại cây cà phê
- Kỹ Thuật gieo ươm cây Xoan ta
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Óc Chó và Công dụng cây Óc Chó